Home Kiến thức trading Mô Hình Vai Đầu Vai (Head And Shoulders) là gì ? Tuyệt chiêu giao dịch hiệu quả với mô hình Vai Đầu Vai

Mô Hình Vai Đầu Vai (Head And Shoulders) là gì ? Tuyệt chiêu giao dịch hiệu quả với mô hình Vai Đầu Vai

0
Mô Hình Vai Đầu Vai (Head And Shoulders) là gì ? Tuyệt chiêu giao dịch hiệu quả với mô hình Vai Đầu Vai

Mô hình vai đầu vai rất phổ biến trong chứng khoán, và thị trường tài chính khác. Nhưng nhiều nhà đầu tư không hiểu kỹ về mô hình vai đầu vai, nên dễ bị kẹp hàng dẫn đến thua lỗ lớn. Hoặc không biết tận dụng mô hình vai đầu vai đảo ngược để gia tăng lợi nhuận.

Trong bài viết này, Kienthuctrade sẽ hướng dẫn chi tiết tất cả kiến thức liên quan đến mô hình vai đầu vai để bạn đọc có thể áp dụng giao dịch một cách hiệu quả nhất.

1. Mô hình Vai Đầu Vai là gì?

Mô hình Vai Đầu Vai (tiếng anh là Head And Shoulders) là mô hình giá xuất hiện trong 1 xu hướng tăng, báo hiệu đảo chiều xu hướng từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm.

Mô hình Vai Đầu Vai là một mô hình giá đảo chiều và thường thấy nhất trong các xu hướng tăng.

Trong xu hướng tăng, giá tạo thành một đỉnh (vai trái), tiếp theo là một đỉnh cao hơn (đầu) và sau đó là một đỉnh thấp hơn (vai phải). Khi giá đi xuống phá vỡ đường neckline, mô hình giá VĐV được hoàn thành.

Mô hình giá này được đặt tên là Vai Đầu Vai vì khi nhìn vào nó bạn sẽ liên tưởng đến đầu và 2 vai của bạn.

Ví dụ về mô hình VĐV mẫu:

Chú ý về mô hình Vai Đầu Vai thường xuyên gây nhầm lẫn:

  1. Đỉnh của 2 Vai không cần phải bằng nhau
  2. Đường neckline không cần phải là đường ngang (tức là 2 đáy giữa không cần bằng nhau)
  3. Nếu giá chưa phá đường neckline, mô hình VĐV chưa được hoàn thành. Giá có thể đi lên để hình thành mô hình giá khác hoặc chẳng là mô hình nào cả.

2. Mô hình vai đầu vai nói cho bạn biết điều gì?

Mô hình vai đầu vai bao gồm ba thành phần:

  • Vai đầu tiên: Giá có xu hướng tăng dài nhưng sau đó giảm trở lại đường viên cổ
  • Đầu: Giá tăng trở lại và cao hơn vai đầu tiên nhưng sau đó lại giảm trở về đường viên cổ
  • Vai thứ hai: Giá tăng trở mức gần bằng với vai đầu tiên sau đó giảm trở lại đường viên cổ.

Đỉnh thứ nhất và thứ ba gọi là vai, đỉnh ở giữa là đầu. Đường cơ sở cho giá trở về gọi là đường viên cổ.

Mẫu hình vai đầu vai báo hiệu xu hướng giá sẽ giảm trong tương lai. Tuy nhiên với mẫu hình vai đầu vai ngược với đầu là đỉnh thấp nhất và hai vai hai bên lại báo hiệu cho xu hướng sẽ tăng trong tương lai. Sự phục giá tại vai thứ hai của mô hình vai đầu vai ngược báo hiệu cho xu hướng tăng sắp trở lại.

3. Những hạn chế của mô hình vai đầu vai

Giống như tất cả các mẫu hình giá, sự lên xuống của mẫu hình vai đầu vai kể một câu chuyện rất cụ thể giữa trận chiến của bò (Giá tăng) và gấu (giá giảm)

Đỉnh ban đầu và sự suy giảm tiếp theo thể hiện đà xu hướng tăng trước đó đang bị suy yếu. Khi giá trở về chạm đường viên cổ và hoàn thành mô hình vai đầu vai, đây là tín hiệu giá tiếp tục giảm đối với mô hình vai đầu vai và tiếp tục tăng với mô hình vai đầu vai ngược.

Tuy nhiên cũng như các mô hình giá khác, tín hiệu vai đầu vai chỉ làm tăng xác suất thắng của bạn chứ không hề đảm bảo tất cả đều là lệnh thắng.

Khi giá chạm đến đường viên cổ rõ ràng là gấu (giá giảm) đang chiếm ưu thế, khi những chú bò( giá tăng) kháng cự lại xu thế và chỉ được coi là thành công khi vượt qua được mức đỉnh trước đó. Tuy nhiên nếu chú bò thất bại, thì thị trường gấu sẽ tiếp quản và đẩy giá xuống.

4. Một số đặc điểm nhận biết mô hình vai đầu vai!

  • Xu hướng trước khi hình thành mô hình vai đầu vai: Xu hướng tăng giá.
  • Vai trái: là điểm cao nhất trong xu hướng tăng tại thời điểm nó được hình thành. Vì khi đó đầu chưa xuất hiện nên đỉnh này sẽ là đỉnh cao nhất trong xu hướng tăng.
  • Điểm Low 1 (left valley – thung lũng trái), là điểm thấp nhất trong nằm giữa đầu và vai trái.
  • Đầu: Phải là một đỉnh cao mới trong xu hướng tăng và phải cao hơn vai trái. Đây sẽ là đỉnh cao nhất trong mô hình vai đầu vai.
  • Điểm Low 2 (right valley – thung lũng phải), là điểm thấp nhất trong nằm giữa đầu và vai phải.
  • Phần vai phải: Vai phải thấp hơn với đầu, thường cho chiều cao xấp xỉ với vai trái, tuy nhiên đôi khi có sự lệch nhau, vai phải càng thấp thì khả năng giảm giá lớn càng xảy ra nhiều hơn.
  • Đường viền cổ: Đường viền cổ tạo thành khi ta nối các điểm thấp Low 1 và Low 2. Thường thì Low 1 và Low 2 xấp xỉ nhau nên đường viền cổ nằm ngang. Tuy nhiên nhiều khi Low 1 và Low 2 sẽ lệch nhau dẫn đến đường viền cổ sẽ dốc lên (nếu low 1< low 2) hoặc sẽ dốc xuống (low 1 > low 2).
  • Sự phá vỡ đường viền cổ:  Mô hình vai  đầu vai chỉ được hình thành và xác nhận khi phòng tuyến hỗ trợ tại đường viền cổ bị phá vỡ. Thuyết phục hơn, nếu khối lượng giao dịch tăng mạnh tại điểm phá vỡ (breakout) tại điểm viền cổ.

5. Cách giao dịch với mô hình Vai Đầu Vai

Cách 1: SELL ngay khi giá phá vỡ đường neckline

Điểm vào: SELL ngay khi giá phá vỡ đường neckline. Đây chính là điểm SELL đánh số 1 trên hình.

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình

Cách 2: SELL khi giá phá vỡ đường neckline và retest

Điểm vào: Sau khi giá phá vỡ đường neckline, đặt lệnh SELL khi giá quay lại retest đường neckline. Đây chính là điểm SELL đánh số 2 trên hình.

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình

6. Nên dùng cách giao dịch nào với mô hình Vai Đầu Vai?

Cách 1: Khi giá phá vỡ đường neckline, mô hình Vai Đầu Vai đã hoàn thành. Đặt lệnh SELL ngay tại điểm phá vỡ sẽ giúp bạn không bỏ lỡ cơ hội vào lệnh. Tuy nhiên điểm vào lệnh ở vị trí khá thấp, lợi nhuận sẽ được như cách 2.

Cách 2: Khi giá phá vỡ đường neckline, chỉ SELL khi giá retest neckline. Nếu giá quay lại retest trước khi tiếp tục xu hướng xuống thì bạn sẽ đạt lợi nhuận cao hơn cách 1. Nếu giá không quay lại retest neckline mà giảm luôn, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội.

Bảng tóm tắt so sánh cách 1 và cách 2:

Giống như đa số lựa chọn khác, với trường hợp này không có lựa chọn nào thực sự tốt hơn lựa chọn khác.

Bạn hãy thực hành trên thị trường để xem mình phù hợp với lựa chọn nào.

7. Một số ví dụ thực tế trên thị trường của mô hình Vai Đầu Vai

Ví dụ 1:

Ở ví dụ này bạn có thể SELL theo cả 2 cách vì khi giá phá vỡ neckline đã quay lại retest.

Ví dụ 2:

Ở ví dụ này bạn thích đặt lệnh theo cách 2, bạn đã bỏ lỡ cơ hội vì giá đi thẳng đến điểm Take profit mà chẳng thèm quay đầu nhìn lại.

Ví dụ 3

Đây có vẻ là 1 ví dụ mà mô hình Vai Đầu Vai không hoạt động.

Sau khi giá phá vỡ neckline, giá liền quay lại thẳng đến mục tiêu là … Stop loss.

8. Mô hình Vai đầu vai ngược

Mô hình vai đầu vai đảo ngược, là sự ngược chiều so với vai đầu vai. Bạn có thể thấy ở ảnh ngay phía trên.

Khi mô hình vai đầu vai chuyển từ uptrend sang downtren; thì mô hình vai đầu vai đảo ngược sẽ chuyển từ downtrend sang uptrend.

Để hiểu về mô hình vai đầu vai đảo ngược này, bạn cần hiểu kỹ về mô hình vai đầu vai; và chỉ cần xoay lai 180 độ.

Khi mô hình này xuất hiện, bạn nên chú ý để tận dụng thời điểm mua vào nhằm tối ưu lợi nhuận lớn nhất.

Một số mô hình tương ứng khác: Mô hình 2 đỉnh, hay mô hình 3 đỉnh 3 đáy. Ở đây đỉnh và đáy có xu hướng ngang bằng nhau.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về mô hình vai đầu vai, hi vọng hữu ích đối với bạn đọc. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here