Home Kiến thức trading Sử dụng đường Trung bình động để xác định xu hướng

Sử dụng đường Trung bình động để xác định xu hướng

0
Sử dụng đường Trung bình động để xác định xu hướng

Một trong những điểm hay nhất của đường trung bình động chính là giúp bạn xác định xu hướng

Bạn chỉ cần vẽ đường trung bình động lên biểu đồ, khi đường giá có xu hướng nằm trên trung bình động, nó chính là dấu hiệu của việc tăng giá (uptrend).

Nếu đường giá có xu hướng nằm dưới trung bình động, nó chính là dấu hiệu của việc giảm giá (downtrend). 

Sử dụng đường trung bình động để phát hiện xu hướng.

Giả sử tỷ giá USD / JPY đang trong xu hướng giảm, nhưng một số tin tức xuất hiện khiến giá tăng lên.

Quan sát biểu đồ trên, bạn thấy thấy giá nằm ở trên đường trung bình. Trong đầu bạn có lẽ đang nghĩ: “ cặp tiền tệ này đang có xu hướng tăng. Mua, mua thôi!” Và bạn “cắm đầu cắm cổ” mua ngay lập tức.

Bạn “tất tay” toàn bộ số tiền bạn có vì bạn tin rằng cặp USD/JPY sẽ tăng mạnh. Nhưng không, đó là một tín hiệu sai! Bạn đang bị “đu đỉnh”! Xu hướng giảm vẫn tiếp tục.

Hóa ra, đó chỉ là phản ứng nhất thời của các nhà giao dịch (trader) với tin tức nhưng xu hướng giảm vẫn tiếp diễn, giá đang lao dốc không phanh!

Điều một số trader hay làm – bạn cũng có thể áp dụng thử – chính là họ thường sử dụng cả hai đường trung bình trên biểu đồ thay vì một. Nhờ vậy,  sẽ cho bạn tín hiệu rõ ràng hơn về việc giá sẽ lên hay xuống khi quan sát thứ tự của các đường trung bình động.

Bạn lưu ý, trong một xu hướng tăng, đường trung bình động (MA) “nhanh” sẽ nằm trên đường MA “chậm”,  với xu hướng giảm thì ngược lại. Giả sử, chúng ta có hai đường MA: MA 10 chu kỳ và MA 20 chu kỳ. Ở trên biểu đồ trông nó sẽ như thế này:

SMA 10 luôn nằm trên SMA 20.

Như bạn thấy, bạn có thể sử dụng đường trung bình động để biết một cặp tiền có xu hướng lên hay xuống. Kết hợp điều này với kiến ​​thức của bạn trên các đường xu hướng, có thể giúp bạn quyết định xem có nên đầu tư theo hướng dài hay ngắn hạn cho một cặp tiền tệ.

Bạn có thể thử vẽ 2 hay nhiều đường trung bình động trong biểu đồ của bạn. Chỉ cần các dòng được sắp xếp theo thứ tự (nhanh nhất nằm trên chậm nhất cho một xu hướng tăng, chậm nhất nằm trên nhanh nhất trong một xu hướng giảm), là bạn có thể biết liệu cặp này đang trong xu thế tăng hay trong xu hướng giảm.

Hỗ trợ và kháng cự động động
Một cách khác để sử dụng MA xem nó như những hỗ trợ và kháng cự động. Chúng ta gọi nó là “động” vì khác với kháng cự truyền thống là những đường nằm ngang. MA thay đổi dựa vào biến động của giá nên được xem là “động”.
Có rất nhiều người giao dịch sử dụng MA như những kháng cự hay hỗ trợ quan trọng. Nhiều người sẽ đặt lệnh mua khi giá giảm và chạm vào hỗ trợ của MA, ngược lại, đặt lệnh bán khi giá tăng và chạm kháng cự tạo bởi MA.
Hãy xem ví dụ trên biểu đồ 15 phút của cặp tiền GBPUSD với EMA50. Đường EMA này đã đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự động.
Nhìn có vẻ EMA đã làm rất tốt. Mỗi khi giá chạm vào EMA 50 thì đường EMA lại đóng vai
trò kháng cự đẩy giá giảm trở lại. Một điều bạn cần chú ý là MA cũng như hỗ trợ và kháng cự bình thường mà thôi, có nghĩa là giá không chạm vào và bật ra một cách hoàn hảo mà đôi khi giá có thể vượt qua một chút trước khi quay ngược trở lại và đi đúng hướng.
Để giải quyết vấn đề này, nhiều người giao dịch đã sử dụng 2 đường MA và chỉ mua hoặc bán khi giá rơi vào khoảng giữa của 2 đường MA. Khoảng giữa này được gọi là“khu vực đẹp”.
Xem ví dụ trên biểu đồ 15 phút của GBPUSD dưới đây với SMA 10 và SMA 20
Từ biểu đồ phía trên, bạn có thể thấy giá vượt một chút qua SMA 10 nhưng rồi giảm trở lại.

Vùng ở giữa các đường MA có thể được xem như vùng kháng cự hoặc hỗ trợ

Phá vỡ hỗ trợ và kháng cự động

Bây giờ thì bạn đã biết rằng các đường MA có thể đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự. Kết hợp 2 đường MA. Bạn có thể có 1 khu vực hỗ trợ. Kháng cự động. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng chúng có thể bị phá vỡ. Cũng giống như việc phá vỡ hỗ trợ và kháng cự mà thôi.

Hãy xem ví dụ về EMA 50 trên biểu đồ GBPUSD 15 phút

Trong biểu đồ phía trên, chúng ta thấy EMA 50 đóng vai trò là kháng cự mạnh trong chốt lát khi mà GBPUSD liên tục chạm vào và bật xuống. Tuy nhiên, giá đã phá vỡ EMA và tăng mạnh lên, sau đó lại quay lại chạm vào EMA 50. Lúc này, EMA 50 trở lại đóng vai trò hỗ trợ giá.

Nhìn chung, chúng ta kết luận rằng MA có thể đóng vai trò là hỗ trợ hoặc kháng cự.

Một điểm cần chú ý khi dùng MA là chúng thường xuyên thay đổi. Có nghĩa là chúng ta chỉ cần mở nó ra trên biểu đồ. Và không cần phải nhìn lại quá khứ của giá để tìm các mức hỗ trợ và kháng cự phía trước.

Vấn đề khó của bạn là phải tìm ra đường MA nào phù hợp với mình.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here