Home Kiến thức trading Tìm hiểu về nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider) trong thị trường Forex. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider)

Tìm hiểu về nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider) trong thị trường Forex. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider)

0
Tìm hiểu về nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider) trong thị trường Forex. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider)

Trong thế giới giao dịch, một trong những yếu tố quan trọng nhất cho phép giao dịch có lợi nhuận đó là sự tồn tại của tính thanh khoản (Liquidity) và thị trường ngoại hối cũng không ngoại lệ đối với quy tắc chung này. Một thị trường thanh khoản lớn cho phép các giao dịch diễn ra dễ dàng hơn và giá cả cạnh tranh hơn.

Forex hiện được coi là thị trường tài chính có thanh khoản cao nhất thế giới, với khối lượng giao dịch trung bình hơn năm nghìn tỷ đô la mỗi ngày. Khái niệm “thanh khoản” dường như đã quá quen thuộc với mỗi nhà giao dịch, vậy có bao giờ bạn thắc mắc ai là người tạo đứng sau nên thanh khoản cho thị trường ngoại hối?.

Bài viết sau đây sẽ trả lời câu hỏi trên bằng cách chia sẻ những thông tin cơ bản về nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider) hay còn gọi là nhà cái (Market Maker) cũng như vai trò của họ trong thị trường giao dịch tiền tệ này.

1. Thanh khoản là gì?

Thanh khoản là mức độ mà một tài sản cụ thể có thể được mua hoặc bán một cách một cách nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến sự ổn định chung của giá của nó.

Các nhà giao dịch từ các thị trường tài chính khác bị thu hút bởi thị trường Forex vì mức độ thanh khoản cực kỳ cao cùng với thời gian hoạt động liên tục 24/24. Nói cách khác, tại mọi thời điểm, tại mọi vị trí, bạn luôn có thể giao dịch được vì luôn có số lượng người mua và người bán rất lớn tại đó.

2. Nhưng ý nghĩa của nó với đến tiền điện tử?

Cũng như với bất kỳ khoản đầu tư nào khác, bạn muốn có thể mua bán token một cách nhanh chóng mà không cần phải giảm giá hay mất thời gian chờ giao dịch được khớp. Để có thể làm được điều này, thị trường mà bạn đang giao dịch phải thanh khoản.

Nói cách khác, thị trường đó phải có nhiều hoạt động giao dịch và sự chênh lệch giữa giá đặt mua và giá chào bán không quá lớn.

Bob có 5 token của một loại tiền điện tử và giá của các token này đã tăng trong vài ngày qua. Bob vui mừng và quyết định bán tất cả các token của mình ở mức giá thị trường hiện tại.

Nếu thị trường thanh khoản, nghĩa là có đủ số người mua sẵn sàng mua các token của Bob ở mức giá mà anh ấy mong muốn, thì Bob có thể nhanh chóng bán các tài sản của mình và bán ở giá mà anh ấy muốn. Giao dịch của Bob không ảnh hưởng đến giá token vì thị trường đủ thanh khoản để thực hiện giao dịch của Bob.

Tuy nhiên, nếu Bob yêu cầu bán 5 token của mình ở giá thị trường hiện tại và thị trường không thanh khoản hoặc có tính thanh khoản thấp, nghĩa là không có đủ số người mua sẵn sàng mua các token của Bob ở mức giá mà anh ấy mong muốn, anh ấy buộc phải hạ giá bán hoặc đợi đến khi thị trường thanh khoản hơn để có thể bán các token của mình.

Nếu Bob quyết định giảm giá, giao dịch của anh ấy cũng ảnh hưởng đến giá thị trường hiện tại của token.

3. Làm thế nào để kiểm tra thanh khoản thị trường?

Khi đánh giá một thị trường là thanh khoản hoặc không thanh khoản, nên nhìn vào ba chỉ số quan trọng. Khối lượng giao dịch trong 24 giờ, Chiều sâu của sổ lệnh và độ chênh lệch giữa giá bán và giá mua, hay còn gọi là khoảng cách giữa giá mua/giá bán.

Tuy nhiên, sổ lệnh không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác vì các yếu tố như các lệnh dừng – giới hạn và các lệnh tảng băng trôi, các lệnh này được tạo ra bằng cách sử dụng tự động giao dịch và do vậy chỉ xuất hiện trên sổ lệnh khi các điều kiện cụ thể cho các lệnh đó được đáp ứng.

Tính thanh khoản vô cùng quan trọng khi cân nhắc các giao dịch của bạn. Đó là một trong những yếu tố chính để có thể dễ dàng gia nhập hay thoát khỏi thị trường.

4. Tầm quan trọng của tính thanh khoản

Trong lĩnh vực tiền điện tử, thanh khoản đề cập đến khả năng một đồng tiền được chuyển đổi thành tiền mặt hoặc các đồng tiền khác một cách dễ dàng.

Thanh khoản rất quan trọng đối với bất kỳ tài sản có thể giao dịch nào, bao gồm cả tiền điện tử. Thanh khoản cao hơn trên thị trường là rất tốt vì nó mang lại những lợi thế sau:

4.1. Giá tốt hơn và hợp lý cho mọi người

Trong một thị trường thanh khoản, giá cả sẽ công bằng hơn cho những người tham gia thị trường do một số lượng lớn người mua và người bán. Chẳng hạn, một thị trường mạnh mẽ với hoạt động giao dịch cao đảm bảo rằng người bán sẽ bán với giá cạnh tranh (để không bị thua lỗ) trong khi người mua sẽ trả giá cao hơn (theo mức độ thất vọng của họ), từ đó tạo ra giá thị trường cân bằng, công bằng cho tất cả.

Giá cân bằng, ổn định là dấu hiệu của sự ổn định thị trường và đảm bảo rằng những người tham gia thị trường không bị thiệt thòi.

4.2. Ổn định thị trường

Thanh khoản cao đảm bảo giá cả ổn định và sẽ không dễ bị dao động lớn trên thị trường bởi các giao dịch lớn. Chẳng hạn, rất dễ dàng để các “cá voi” (thuật ngữ dành cho những cá nhân có số lượng nắm giữ khổng lồ) tác động đáng kể đến giá cả – hoặc tệ hơn là thao túng giá – trong các thị trường thanh khoản kém có ít hoạt động thị trường.

Một lệnh mua hoặc bán sẽ tạo ra sự biến động lớn trong giá tiền điện tử, điều này góp phần làm tăng sự biến động và rủi ro cho thị trường chung. Trong một thị trường thanh khoản, giá đủ ổn định để chịu được các lệnh lớn do sự có mặt của nhiều người tham gia thị trường và lệnh giao dịch của họ.

4.3. Thời gian giao dịch nhanh hơn

Mua hoặc bán tiền điện tử sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn trong một thị trường thanh khoản vì các lệnh mua hoặc bán của bạn sẽ được khớp nhanh hơn nhiều do số lượng người tham gia thị trường lớn hơn. Bạn có thể nhanh chóng nhập hoặc thoát giao dịch ngay lập tức, điều này đôi khi rất quan trọng trong thị trường tiền điện tử có nhịp độ nhanh.

4.4. Tăng độ chính xác cho phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật đề cập đến nghiên cứu về giá trong quá khứ và việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật và mô hình biểu đồ để dự đoán giá tiền điện tử.

Mặc dù nhiều người không đồng ý với tính chính xác của phân tích kỹ thuật, nó vẫn là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong việc tìm hiểu thị trường và giao dịch nói chung. Giá cả và sự hình thành biểu đồ trong một thị trường thanh khoản được phát triển và chính xác hơn, do đó nâng cao độ chính xác của nó.

Thị trường giao dịch tiền tệ ngoại hối (FOREX) là thị trường thanh khoản nhất với khối lượng giao dịch trung bình hơn 5 nghìn tỷ đô la mỗi ngày!

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản

5.1. Khối lượng giao dịch

Có lẽ yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến thanh khoản trong thị trường tiền điện tử là thực tế rằng phần lớn những người sở hữu tiền điện tử tham gia đầu tư và giao dịch coin vì sự gia tăng giá thay vì sử dụng chúng như một phương tiện trao đổi.

Khối lượng giao dịch đề cập đến số lượng coin đã được giao dịch trong các sàn giao dịch, thường trong khoảng thời gian 24 giờ qua. Về cơ bản, khối lượng giao dịch phản ánh hoạt động thị trường của một đồng coin cụ thể; một khối lượng cao hơn cho thấy rằng nhiều người đang mua và bán các đồng tiền.

5.2. Các sàn giao dịch tiền điện tử

Sàn giao dịch là một thị trường nơi các tài sản được giao dịch tự do giữa người mua và người bán. Số lượng sàn giao dịch tiền điện tử cao hơn cho thấy hoạt động thị trường (và giao dịch) lớn hơn vì có nhiều con đường giúp các cá nhân có thể có tiền điện tử trong tay. Sự gia tăng hiệu suất và khối lượng giao dịch giúp tăng cường thanh khoản thị trường.

Hiện tại có hơn 200 sàn giao dịch tiền điện tử, 21 sàn giao dịch phi tập trung và một số nền tảng ngang hàng (P2P) đang tồn tại. Có nhiều sàn giao dịch khác hiện đang hoạt động và sẽ ra mắt trong tương lai gần.

5.3. Sự chấp thuận

Sự thành công và khả năng tồn tại của bất kỳ loại tiền tệ nào đều phụ thuộc vào sự chấp nhận, áp dụng của số đông hoặc ít nhất là một mạng lưới lớn các cá nhân thực sự có thể sử dụng nó cho một cái gì đó.

Đó là lý do tại sao một điều rất quan trọng đối với tiền điện tử chính là được các cửa hàng và doanh nghiệp chấp nhận như một phương thức thanh toán, để tăng khả năng sử dụng và tiện ích của tiền điện tử như một phương tiện khả thi cho các giao dịch.

Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác đang nhanh chóng đạt được sự chấp nhận như một phương thức thanh toán, đặc biệt là trong các cửa hàng trực tuyến. Thời điểm hiện tại, có hơn 370,000 nhà cung cấp trên 182 quốc gia khác nhau chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử, bao gồm các ông lớn như Amazon, IBM, Microsoft, cửa hàng ứng dụng Apple, PayPal và eBay.

5.4. Quy định

Luật pháp và quy định của các quốc gia khác nhau cũng có thể tác động đến thanh khoản tiền điện tử.

Có một số quốc gia cấm giao dịch tiền điện tử hoặc sử dụng tiền điện tử trong giao dịch. Điều này sẽ làm giảm tính thanh khoản ở quốc gia cụ thể đó vì lệnh cấm tiền điện tử tương đương với lệnh cấm các sàn giao dịch tiền điện tử, điều đó có nghĩa là người dùng sẽ khó mua hoặc bán tiền điện tử ở quốc gia đó.

Bất cứ ai muốn sở hữu tiền điện tử sẽ phải tìm một người bán riêng hoặc dựa vào các nền tảng ngang hàng.

Do đó, thanh khoản ở quốc gia đó sẽ cực kỳ thấp. Điều này thường dẫn đến giá cao hơn vì có ít người bán để đáp ứng nhu cầu cao về tiền điện tử (cầu cao – cung thấp), điều này mang lại cho người bán một con lợi thế trong thương lượng giá.

6. Nhà cung cấp thanh khoản (nhà cái) là ai?

Thuật ngữ “nhà cung cấp thanh khoản” thường được sử dụng để chỉ một nhà tạo lập thị trường. Thị trường tồn tại được là nhờ vào các hoạt động mua và bán diễn ra liên tục 24 giờ.

Tuy nhiên, nếu đơn giản chỉ đợi người mua và bán khớp lệnh với nhau mà không cần các nhà cung cấp thanh khoản thì việc khớp lệnh sẽ diễn ra rất chậm chạp, đơn giản vì người mua và bán khó đối ứng lệnh với nhau một cách hoàn hảo.

Khi đó vai trò của nhà cái sẽ là mua vào khi nhà giao dịch bán ra, và bán ra khi nhà giao dịch cần mua vào. Điều này giúp cho thị trường ngoại hối hoạt động một cách sôi nổi và trơn tru.

Những nhà cung cấp thanh khoản cho thị trường Forex bao gồm ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại và đầu tư lớn, tập đoàn đa quốc gia, quỹ đầu cơ, nhà quản lý đầu tư nước ngoài, nhà môi giới ngoại hối bán lẻ, thương nhân bán lẻ và cá nhân có giá trị ròng cao. Các nhà sản xuất tương lai tiền tệ, nhà giao dịch cao tần và nhà đầu cơ cũng đóng góp vào thanh khoản của thị trường.

Bên cạnh đó, những người tham gia thị trường ngoại hối tích cực cũng góp phần cung cấp thanh khoản cho thị trường bằng cách tăng khối lượng giao dịch của họ. Mức độ cao của thanh khoản giao dịch ngoại hối quan sát được trên thị trường là kết quả trực tiếp từ sự tham gia của rất nhiều công ty, tổ chức, cá nhân và chính phủ trên thị trường quốc tế này.

7. Những nhà cung cấp thanh khoản nổi bật trong thị trường Forex

Vai trò của nhà cung cấp thanh khoản là đảm bảo sự ổn định giá thông qua việc nắm giữ các vị thế trong các cặp tiền tệ cũng như theo dõi các lệnh và mức gọi cho khách hàng và họ sẵn sàng thực hiện các lệnh trên thị trường thay mặt khách hàng.

Các nhà cung cấp thanh khoản hàng đầu trên thị trường ngoại hối được gọi là nhà cung cấp thanh khoản cấp 1 (Tier 1). Thường đây là các ngân hàng quốc tế cực lớn như HSBC, Deutsche Bank…, đều là các ngân hàng đầu tư với bộ phận ngoại hối rộng lớn nhằm quản lý việc vận hành hệ thống lệnh, cung cấp báo giá mua và bán cho tất cả các cặp tiền tệ mà họ tạo ra thị trường và các dịch vụ khác cho khách hàng như giao dịch CFD.

Nhà cung cấp thanh khoản kiếm tiền thông qua nhiều nguồn, thứ nhất là tiền thua lỗ của nhà giao dich, tức là khi nhà giao dịch lỗ thì họ lời và ngược lại; thứ hai là dựa vào chênh lệch giá chào mua (bid) và giá chào bán (ask). Mức spread này dao động ít nhiều tuỳ vào độ phổ biến của sản phẩm giao dịch.

Ví dụ cặp tiền rất phổ biến nhất của forex là EURUSD có spread rất thấp, vì lượng giao dịch lớn sẽ giúp nhà cung cấp thanh khoản kiếm nhiều tiền. Ngược lại, các cặp tiền ít người giao dịch thì có spread cao.

Tất cả các lệnh trên thị trường hầu hết chỉ đổ về những đầu mối cấp 1 và các đầu mối này có thể giao dịch cùng nhau hoặc ôm lệnh tuỳ ý. Ví dụ như nhà giao dịch A đánh 1 lot buy EU, nhà giao dịch B đánh 0.4 lot sell EU, nhà giao dịch C đánh 0.6 lot sell EU.

Khi đó nhà cái sẽ tổng hợp thành 1 lot buy EU và 1 lot sell EU và kiếm tiền thông qua chênh lệch của tất cả các lệnh này, vừa hạn chế rủi ro vừa nâng cao lợi nhuận.

8. Tại sao cần tránh chọn những đồng tiền điện tử có thanh khoản thấp?

Vì sao khi lựa chọn đầu tử tiền điện tử nên tránh các loại có thanh khoản thấp? Khi mua tiền điện tử có thanh khoản thấp thì mỗi khi chúng ta bán ra rất khó khăn vì lượng người mua hầu như không có. Đôi khi ta thấy giá coin tăng, nhưng thanh khoản kém thì chúng ta cũng không thể nào chốt lời được.

Vậy thì có lời cũng như không và tiền thì không thu hồi về được. Nhưng khi coin giảm thì càng thê thảm hơn, vì thanh khoản khi giảm còn kém hơn nữa và hầu như bán ra không được và giá trị tài sản của mình cứ ngày một vơi đi.

9. Các nhà môi giới Forex trực tuyến cung cấp tính thanh khoản cho thị trường bán lẻ như thế nào?

Một nhà giao dịch cá nhân, trừ khi họ cực kỳ giàu có và giao dịch với số lượng lớn thì họ sẽ không bao giờ có quyền truy cập trực tiếp vào nhà cung cấp thanh khoản cấp 1.

Thay vào đó, quyền truy cập của họ vào thị trường ngoại hối sẽ được cung cấp bởi một nhà môi giới trực tuyến hoặc bởi một nhà cung cấp thanh khoản thứ cấp như một ngân hàng nhỏ hoặc công ty thanh toán chấp nhận khách hàng bán lẻ.

Các nhà môi giới trực tuyến có uy tín thường kết nối với nhiều nhà cung cấp thanh khoản để cải thiện tỷ lệ giao dịch và chênh lệch của họ. Bằng cách kết nối với nhiều nhà cung cấp thanh khoản, nhà môi giới có thể cung cấp cho khách hàng của họ mức giá tốt nhất có thể đạt được từ một số nhà cung cấp thanh khoản.

Các nhà môi giới ngoại hối trực tuyến thường truy cập mạng ECN / STP để thực hiện giao dịch của họ. ECN là viết tắt của Mạng Truyền thông Điện tử, trong khi STP là viết tắt của Straight throught process.

Các nhà môi giới khác hoạt động trên cơ sở NDD hay No dealing desk, nghĩa là tất cả các giao dịch của họ được chuyển trực tiếp đến Nhà cung cấp thanh khoản cấp 1 hoặc thứ cấp. Với nhà môi giới ECN / STP, nhà giao dịch có thể chắc chắn rằng giao dịch được thực hiện cuối cùng bởi nhà cung cấp thanh khoản cấp 1 và nhà môi giới ngoại hối không tham gia vào giao dịch.

Bên cạnh đó cũng có các nhà môi giới ngoại hối vận hành một bàn giao dịch đảm nhận vai trò của một nhà cung cấp thanh khoản bằng cách cho phép khách hàng mua và bán trên hệ thống của họ.

Các công ty này hoạt động hiệu quả như các nhà tạo lập thị trường và việc kinh doanh của họ chủ yếu kiếm lời từ các nhà giao dịch nhỏ lẻ bị thua lỗ.Chính vì thế, các nhà giao dịch ngoại hối lớn hơn thường có xu hướng sử dụng những nhà môi giới ngoại hối ECN / STP nhằm gia tăng lợi nhuận, hạn chế rủi ro.

Tầm quan trọng của các nhà cung cấp thanh khoản với sự vận hành thị trường ngoại hối không thể phủ nhận. Các nhà cung cấp thanh khoản phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao như hoạt động ổn định, nhanh chóng, đáng tin cậy và phải có chiều sâu trên các công cụ đa tài sản.

Bài viết trên đây chia sẻ những thông tin cần thiết về nhà cung cấp thanh khoản, hi vọng sẽ giúp ích cho nhà đầu tư trong việc lựa chọn các sàn giao dịch có nhiều nhà cung cấp thanh khoản phía sau, nhằm có mức spread thấp, tốc độ khớp lệnh nhanh hơn và rủi ro thấp hơn. Chúc bạn giao dịch thành công!

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here