Home Đầu tư Coin 9 Sự thật NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT về BITCOIN. Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đào hết 21 triệu Bitcoin?

9 Sự thật NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT về BITCOIN. Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đào hết 21 triệu Bitcoin?

0
9 Sự thật NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT về BITCOIN. Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đào hết 21 triệu Bitcoin?

Kể từ khi ra đời vào tháng Một năm 2009, cho đến nay Bitcoin đã trở thành một ‘trào lưu’ nóng của xã hội. Ngày càng nhiều cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng loại đơn vị tiền tệ điện tử này, qua đó tác động không nhỏ đến nền kinh tế cũng như các quốc gia. Sau đây, hãy cùng điểm qua những điều cần biết về bitcoin nhé.

1. 9 Sự thật NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT về BITCOIN

1.1 Cha đẻ của Bitcoin là một người tên Satoshi Nakamoto

Không ai biết ông là ai, tên thật là gì hay sống ở đâu. Tính đến 2017, ông sở hữu một triệu bitcoin với giá trị ước tính 2,7 tỉ USD

Các thông tin liên quan đến biệt danh Satoshi Nakamoto đều chỉ dựa trên phỏng đoán. Ông được cho là một người Nhật sinh vào tháng Tư năm 1975, nhưng nhiều người nghĩ ông thực chất là một chuyên gia mật mã và khoa học máy tính đang định cư tại Mĩ.

Người ta tin ông bắt đầu lập trình Bitcoin từ năm 2007 và hợp tác với các nhà phát triển khác đến năm 2010. Sau đó, ông chuyển giao đến Gavin Andresen, cộng sự của mình, để trở thành nhà phát triển chính của Bitcoin Core.

1.2 Giao dịch Bitcoin đầu tiên dành cho việc mua hai bánh pizza

Những người sử dụng đầu tiên khá ‘hào phóng’ khi chia sẻ bitcoin. Gavin Andresen đã từng mua 10.000 bitcoin với giá 50 USD và phát miễn phí trên Bitcoin Faucet, một website của ông.

Laszlo Hanyecz, một kĩ sư phần mềm tại Florida, đã dùng 10.000 bitcoin trong một cuộc giao dịch bitcoin đầu tiên trên thế giới để mua hai bánh pizza sau khi chuyển đến cho một tình nguyện viên ở Anh. Khối lượng giao dịch đó có giá trị lên đến hơn 27 triệu USD ở thời điểm hiện tại.

Ngay sau đó, một người làm nông tên David Forster từ Massachusetts đã bắt đầu cho phép người ta mua vớ bằng bitcoin.

1.3 Số lượng bitcoin lưu thông sẽ không bao giờ quá 21 triệu

Hệ thống tiền tệ thông thường mang tính tập trung mà ở đó ngân hàng trung ương kiểm soát hay ban hành tiền tệ dựa trên khối lượng giao dịch trên thị trường. Bitcoin trong khi đó lại là một hệ thống phân tán.

Không có một cơ quan trung ương nào điều phối sự lưu thông, mà tiền được tạo bởi người sử dụng trên nền tảng mạng ngang hàng.

Vì điều này mà nhiều người nghĩ Bitcoin không có giới hạn. Tuy nhiên, thuật toán sản sinh bitcoin lại xác định tiền được tạo ra như thế nào và với tỉ lệ bao nhiêu.

Bitcoin được tạo ra khi một người dùng mở một block. Block là một file chứa đựng những dữ liệu về giao dịch.

Tỉ lệ mở block được điều chỉnh sau mỗi 2 tuần để đảm bảo răng chỉ có trung bình 6 block được tạo mỗi giờ, tức 2016 block trong 2 tuần. Cứ mỗi 4 năm hay 210.000 block, số bitcoin mỗi block được giảm 50%.

Kết quả là số lượng bitcoin tồn tại sẽ không bao giờ vượt quá con số 21 triệu, và người ta tin đồng bitcoin cuối cùng sẽ được tạo ra vào 7/5/2140.

Tuy nhiên, đây là dự đoán dựa trên giới hạn công nghệ hiện tại. Sẽ không ai có thể biết được Bitcoin sẽ phát triển đến đâu với những thành tựu công nghệ mới trong tương lai.

Là một hệ thống phân tán, Bitcoin dựa hoàn toàn vào mối quan hệ win-win giữa những người dùng. Họ có thể là cá nhân hay tổ chức đang sử dụng những hệ thống xử lý khác nhau.

‘Đào’ bitcoin là một quá trình thêm dữ liệu giao dịch vào một tập hợp các giao dịch cũ với mục đích đem đến một giao dịch an toàn. Đổi lại, ‘người đào’ sẽ nhận được phí giao dịch và một khoản trợ cấp trên số tiền mới tạo.

Khi người ta cạnh tranh càng nhiều để nhận bitcoin, tỉ lệ tạo bitcoin tăng theo, và cơ hội mở block mới cũng khó hơn khi bạn phải có một hệ thống xử lý mạnh mẽ hơn. ‘Cánh đồng’ bitcoin vì vậy đã tiêu tốn một số lượng cỗ máy xử lý khổng lồ để ‘trúng mùa’.

Đến tháng 11/2013, tổng số lượng Bitcoin FLOPS (một phương pháp tính toán hiệu năng xử lý khi tính toán với con số thực) là 64exaFLOPS. Con số này của nhóm 500 siêu máy tính hàng đầu cộng lại chỉ là 0,25 exaFLOPS.

1.4 Bitcoin đã được gửi ra ngoài vũ trụ

Genesis Mining, một công ty điện toán lớn đã từng bán hợp đồng ‘đào’ Bitcoin, mới đây đã thực hiện giao dịch đầu tiên ra ngoài vũ trụ.

Họ gửi một ví được đính kèm một mô hình bitcoin 3D ra ngoài vũ trụ nhờ bong bóng thời tiết. Nó đã vượt qua giới hạn của Armstrong và đạt cự ly 34 km.

1.5 Bitcoin dùng một ‘sổ cái’ gọi là ‘blockchain’ để giao dịch

Công nghệ này biến Bitcoin trở thành đồng tiền số đầu tiên giải quyết được vấn đề sử dụng một khối lượng tiền ảo trong hai hoặc nhiều giao dịch khác nhau

Một blockchain là một cơ sở dữ liệu được phân phối, ghi lại tất cả giao dịch bitcoin. Nó không cần một cơ quan trung ương quản lý và được duy trì bởi hệ thống các người dùng đang chạy Bitcoin.

Những người này xác thực giao dịch của họ và thêm vào ‘sổ cái’. Cứ khoảng 10 phút, một block mới sẽ được thêm vào blockchain.

‘Sổ cái’ này sau đó được gửi đến những người dùng khác để mỗi hệ thống mạng đều có một bản sao, đảm bảo khối lượng bitcoin đã sử dụng không thể được dùng lại.

1.6 Giá Bitcoin đã tăng lên rất nhiều lần kể từ 2010

Giá trị của bitcoin được tăng lên rất nhiều từ khi ra đời vào năm 2009.

Một sinh viên người Na Uy tên Kristoffer Kock khi đang viết bài luận về mã hóa đã đầu tư 150 kroner (26,6 USD) vào 5.000 đồng bitcoin vào năm 2009.

Anh quên khuấy về khoản tiền này cho đến khi Bitcoin trở thành một đề tài thu hút trên báo chí vào tháng 4/2013. Khi kiểm tra ví, anh tìm thấy 5.000 đồng bitcoin của mình, và vào thời điểm ấy chúng có giá 5 triệu kroner (886.000 USD).

1.7 Khối lượng giao dịch bitcoin lớn nhất đạt 194.993 bitcoin

Con số đó tương đương hơn 147 triệu USD vào tháng 11/2013.

Vào ngày 22/11/2013, một khối lượng bitcoin lớn được giao dịch, chiếm 1,6% tổng số bitcoin đang lưu hành. Nhiều người đoán đó là giao dịch giữa Satoshi Nakamoto, cha đẻ Bitcoin, và Richard Branson, doanh nhân người Anh, chủ tập đoàn Virgin Galactic.

1.8 Mỗi giao dịch bitcoin tiêu tốn lượng điện cho 3 căn nhà trong 1 ngày

Như đã nói, bitcoin cần một hệ thống xử lý mạnh để mở block mới. Mỗi giao dịch tiêu tốn khoảng 94 kilowatt một giờ – nguồn năng lượng đủ để cung cấp cho 3,17 ngôi nhà mỗi ngày và cao hơn mức tiêu tốn năng lượng năm 2015 gấp 3 lần. Nó cũng đủ để sạc đầy một chiếc Tesla Model S P100D và chạy trong 300 dặm.

1.9 FBI sở hữu ví tiền Bitcoin ‘dày’ nhất bên cạnh Satoshi Nakamoto

Sau khi xóa sổ ‘Silk Road’, một đường dây mua bán ma túy trực tuyến, vào tháng 9/2013, FBI tịch thu toàn bộ số bitcoin từ người điều hành, Dread Pirate Roberts, qua đó biến cơ quan này trở thành chủ sở hữu ví tiền Bitcoin ‘dày’ nhất với hơn 144.000 và 30.000 bitcoin.

2. Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đào hết 21 triệu Bitcoin?

Nguồn cung hữu hạn của Bitcoin

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Bitcoin là nguồn cung hữu hạn chỉ dừng lại ở mức 21 triệu BTC. Điều này có nghĩa là không ai có thểm in thêm Bitcoin như những đồng tiền pháp định bình thường – điều khiến bản chất nó trở thành một loại tiền tệ giảm phát.

Sự khan hiếm Bitcoin cũng thúc đẩy giá trị của nó. Tuy nhiên, vì Bitcoin được duy trì bởi một mạng lưới các công ty khai thác được trả công bằng phần thưởng khối, nhiều người tự hỏi điều gì sẽ xảy ra khi tất cả bitcoin đã được khai thác? Họ sẽ kiếm sống bằng cách nào và điều gì sẽ khuyến khích họ giữ an toàn cho mạng?

Độ khó đào Bitcoin sẽ gia tăng khi có nhiều thợ mỏ cùng tham gia đào và cứ mỗi 210.000 khối Bitcoin thì phần thưởng sẽ giảm một nửa. Hiện tại thì mỗi thợ mỏ đang nhận được 6.25 BTC phần thưởng khối và lần giảm phát tiếp theo là vào năm 2024 với phần thưởng là 3.125 BTC. Nếu không có gì thay đổi Bitcoin sẽ đạt đến nguồn cung 21 triệu vào năm 2140, nghĩa là còn 122 năm nữa. Tuy nhiên chỉ mất 9 năm thì đã có 80% tổng số Bitcoin được đào với tổng số 520.000 khối.

thptchilinh.edu.vn

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi đồng Bitcoin 21 triệu được đào?

Hiện tại các công ty đào coin vẫn khuyến khích thợ mỏ đào càng nhiều coin càng tốt trước thời điểm nguồn cung chạm ngưỡng.

Khi đồng Bitcoin thứ 21 triệu được tìm thấy, sẽ không có phần thưởng nào cho thợ mỏ. Tuy nhiên thợ mỏ vẫn cần phải xác thực và lưu trữ các giao dịch trên blockchain của Bitcoin – vì vậy khi đó các thợ mỏ sẽ chỉ được nhận được phần thưởng phí giao dịch.

Hiện tại, các giao dịch Bitcoin được xử lý dựa trên độ ưu tiên. Nghĩa là phí giao dịch càng cao thì càng có nhiều ưu đãi cho một thợ mỏ.

Điều này về cơ bản là lý lẽ sống còn của thợ mỏ trong thế kỷ tiếp theo khi không thể đào thêm đồng Bitcoin nào. Điều này được trình bày trong bản cáo bạch về Bitcoin của Satoshi Nakamoto:

“Một khi số coin ấn định đã được đưa vào lưu thông, thì ưu đãi có thể chuyển thành phí giao dịch và hoàn toàn không bị lạm phát”.

Chuyện gì sẽ xảy ra?

Còn hơn 100 năm nữa mới tới thời điểm đồng Bitcoin thứ 21 triệu được tìm thấy. Bitcoin ra đời hơn 9 năm với rất nhiều thăng trầm.

Theo Satoshi Nakamoto dự tính, các nút mạng có trách nhiệm duy trì và xác minh các giao dịch Blockchain. Mọi thay đổi của hệ thống phải dựa trên sự đồng thuận Proof of Work với chuỗi Bitcoin dài nhất:

“Các nút mạng sẽ biểu quyết bằng sức mạnh CPU, thể hiện sự đồng thuận bằng cách làm việc mở rộng chuỗi và từ chối các khối không hợp lệ. Bất kỳ quy tắc và ưu đãi cần thiết nào đều được áp dụng bằng cơ chế đồng thuận này”.

Trên đây là bài viết phân tích chi tiết một số đặc điểm quan trọng của BITCOIN mà khi bạn tham gia vào thị trường cần phải nắm được. Hi vọng thông tin trên hữu ích với bạn đọc. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here