Home Kiến thức trading Điểm xoay Pivot Point là gì? Tổng hợp cách tính điểm xoay trục. Giao dịch kháng cự với điểm xoay Pivot Point

Điểm xoay Pivot Point là gì? Tổng hợp cách tính điểm xoay trục. Giao dịch kháng cự với điểm xoay Pivot Point

0
Điểm xoay Pivot Point là gì? Tổng hợp cách tính điểm xoay trục. Giao dịch kháng cự với điểm xoay Pivot Point

Pivot Point (Điểm xoay trục) được các nhà giao dịch Forex chuyên nghiệp và Market Maker sử dụng rất nhiều để xác định các vùng Hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.

Nói một cách đơn giản, điểm xoay trục và mức kháng cự hay hỗ trợ của nó chính là những khu vực mà tại đó hướng giá dịch chuyển có thể thay đổi.

Pivot Point rất giống với các mức chỉ số của Fibonacci. Trong bài viết này, hãy cùng kienthuctrade tìm hiểu xem Pivot Point là gì, cách tính Pivot Point ra sao và các chiến lược giao dịch với Pivot Point nhé.

1. Điểm xoay Pivot Point là gì?

Pivot Point (Điểm Pivot hay Điểm xoay) là một phương pháp sử dụng để xác định các mức hỗ trợ, mức kháng cự.

Điểm xoay Pivot là một công cụ hữu dụng được tính dựa trên các mức giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa của phiên liền kề trước đó để tạo nên các mức kháng cự và hỗ trợ của phiên hiện tại.

Pivot Point của ngày (hay còn gọi là Daily Pivot) được sử dụng để tạo nên trạng thái lướt sóng ngắn hạn hay dài hạn tùy theo độ mạnh của các mức hỗ trợ và kháng cự do phương pháp Pivot Point tìm ra.

Các điểm Pivot của các khung thời gian dài hạn hơn cung cấp cho chúng ta các mức kháng cự và hỗ trợ chính cho các trạng thái lệnh dài hạn.

2. Tại sao Pivot Point được nhiều trader sử dụng?

Rất nhiều trader sử dụng Pivot để giao dịch, nên thiết nghĩ đó là điều cần thiết cho các nhà giao dịch.

Đặc biệt đối với Pivot Point cực kỳ có ích đối với những người giao dịch ngắn hạn, lướt sóng muốn kiếm lợi nhuận từ những biến động nhỏ của giá, hoặc những nhà giao dịch trung hạn cũng có thể làm được điều đó.

Bởi vì với những mức hỗ trợ và kháng cự, người giao dịch sử dụng Pivot Point để tìm những đợt bật lại hoặc phá vỡ các vùng Pivot Point này, việc này rất được nhiều người sử dụng.

Đối với những nhà giao dịch thích giao dịch theo kiểu ngược xu hướng, họ sẽ dùng Pivot Point để tìm vùng đảo chiều. Họ thấy ở Pivot Point những vùng mà họ có thể đặt lệnh mua hoặc bán. Ví dụ bán xuống khi giá chạm kháng cự, mua vào khi giá chạm hỗ trợ.

Đối với những nhà giao dịch theo trường phái phá vỡ, họ sẽ xem Pivot Point là những vùng chính cần phá vỡ trước khi giá đi mạnh, tức là họ sẽ chờ giá phá vỡ các ngưỡng hộ trợ và kháng cự đó, và sau đó giao dịch theo hướng phá vỡ đó.

Như ví dụ bên dưới là một biểu đồ của cặp EURUSD, các mức hỗ trợ và kháng cự nằm ngang được đặt trên biểu đồ. Nó được đánh dấu rõ ràng về các mức hỗ trợ và kháng cự của nó.

Với các đường như sau:

  • Đường màu xanh là đường Pivot Point
  • Đường màu đỏ là hỗ trợ, có 3 mức hỗ trợ: Support 1 – hỗ trợ 1, tương tự cho hỗ trợ 2 và hỗ trợ 3
  • Đường màu xanh trên là đường kháng cự, cũng có 3 mức kháng cự: Resistance 1 – kháng cự 1, tương tự cho kháng cự 2 và kháng cự 3

3. Công thức tính Pivot Point tiêu chuẩn

Trước khi tìm hiểu cách tính Pivot Point, bạn cần hiểu ý nghĩa của những từ viết tắt:

  • PP là viết tắt của Pivot Point.
  • S là viết tắt của Support – Hỗ trợ. (S1, S2, S3)
  • R là viết tắt của Resistance – Kháng cự. (R1, R2, R3)
  • High: Giá cao nhất của khoảng thời gian cần được tính toán trước đó.
  • Low: Giá thấp nhất của khoảng thời gian cần được tính toán trước đó.
  • Close: Giá đóng cửa của khoảng thời gian cần được tính toán trước đó.

Công thức tính Pivot Points rất đơn giản PP được tính bằng cách lấy trung bình cộng của High – Low – Close:

Pivot Point = (High + Low + Close)/3

Lấy ví dụ như hình trên, nó sẽ cho ra đường màu đỏ PP. Như vậy:

  • Nếu giá đóng cửa nằm nghiêng về phần trên của cây nến thì Pivot Point cũng sẽ nằm nghiêng về phần trên cây nến.
  • Nếu giá đóng cửa nằm giữa giá cao nhất và thấp nhất thì Pivot Point sẽ trùng với giá đóng cửa và nằm chính giữa cây nến (bao gồm cả phần thân nến và bóng nến).
  • Nếu giá đóng cửa nằm nghiêng về phần dưới cây nến thì Pivot Point cũng sẽ nằm nghiêng về phần dưới cây nến.

Công thức tính ba mức Kháng cự – Resistance (R1, R2, R3) của Pivot Points

  • First resistance (R1) = (2 x PP) – Low
  • Second resistance (R2) = PP + (High – Low)
  • Third resistance (R3) = High + 2(PP – Low)

Công thức tính ba mức Hỗ trợ – Support (S1, S2, S3) của Pivot Points

  • First support (S1) = (2 x PP) – High
  • Second support (S2) = PP – (High – Low)
  • Third support (S3) = Low – 2(High – PP)

4. Hỗ trợ và kháng cự bằng điểm xoay Pivot Point

Hiện nay trong nhiều tài liệu hướng dẫn giao dịch bằng Pivot Point đưa ra rất nhiều các mức hỗ trợ và kháng cự như S1, S2, S3 và R1, R2, R3. Tuy nhiên bạn không cần quan tâm đến các mức đó và cũng không nên sử dụng các mức đó.

Vì Pivot Point là chiến thuật giao dịch mang nặng tính cảm tính. Các mức hỗ trợ và kháng cự càng xa nó sẽ càng trở lên mơ hồ và thiếu chính xác hơn. Vì vậy bạn chỉ cần lấy các mức R1 và S1 để giao dịch sẽ hiệu quả hơn.

Đối với những nhà giao dịch theo trường phái phá vỡ, họ sẽ xem Pivot Point là những vùng chính cần phá vỡ trước khi giá đi mạnh, tức là họ sẽ chờ giá phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đó, và sau đó giao dịch theo hướng phá vỡ đó.

Lấy ví dụ như hình trên ta có các đường hỗ trợ và và kháng cự như sau:

  • Đường màu xanh là đường Pivot Point.
  • Đường màu xanh trên là đường kháng cự, cũng có 3 mức kháng cự: Resistance 1 – kháng cự 1, tương tự cho kháng cự 2 và kháng cự 3.
  • Đường màu đỏ là hỗ trợ, có 3 mức hỗ trợ: Support 1 – hỗ trợ 1, tương tự cho hỗ trợ 2 và hỗ trợ 3.

5. Cài đặt Pivot Point trên MT4

Việc cài đặt  Pivot trên biểu đồ phần mềm MT4 hết sức đơn giản, các bạn chỉ thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Vào phần mềm MT4
  • Bước 2: Vào Insert
  • Bước 3: Chọn Indicators
  • Bước 4: Chọn Custom
  • Bước 5: Chọn Pivot

6. Những cách tính Pivot Point khác

Ngoài cách tính Pivot theo tiêu chuẩn thì còn 3 cách khác để tính như sau:

  • Woodie Pivot Point (Điểm xoay Woodie)
  • Camarilla Pivot Point (Điểm xoay Camarilla)
  • Fibonacci Pivot Point (Điểm xoay Fibonacci)

Các nền tảng giao dịch đều có công cụ tính sẵn điểm xoay PP cho bạn, bạn chỉ cần bật chỉ báo lên là mọi thứ sẽ hiển thị trên biểu đồ.

6.1. Woodie Pivot Point

Công thức tính Woodie Pivot Point:

  • R2 = PP + H – L
  • R1 = (2 x PP) – L
  • PP = ( H + L + 2C) / 4
  • S1 = (2 x PP) – H
  • S2 = PP – H + L

Theo phương pháp trên. Bạn có thể thấy rằng cách tính Pivot Point rất khác. So với cách tiêu chuẩn. Từ đó dẫn đến việc các hỗ trợ và kháng cự được tính toán ra cũng khác.

Hãy xem ví dụ về Woodie Pivot Point được sử dụng cho biểu đồ EURUSD ở dưới đây. Các đường Woodie Pivot Point, hỗ trợ, kháng cự là các đường liền. Trong khi đó các đường dấu chấm là Pivot Point được tính theo phương pháp tiêu chuẩn.

Công thức khác nhau đã dẫn đến những mức hỗ trợ kháng cự khác nhau.

Nhiều người giao dịch sử dụng Woodie Pivot Point. Bởi vì nó làm tăng trọng số cho giá đóng cửa của phiên trước. Nhiều người lại thích dùng phương pháp Pivot Point tiêu chuẩn vì nó được nhiều người sử dụng. Từ đó nó trở nên hiệu quả do số đông sử dụng tạo nên.

6.2. Camarilla Pivot Point

Công thức tính Camarilla Pivot Point:

  • R4 = C + ((H-L) x 1.5000)
  • R3 = C + ((H-L) x 1.2500)
  • R2 = C + ((H-L) x 1.1666)
  • R1 = C + ((H-L) x 1.0833)
  • PP = (H + L + C) / 3
  • S1 = C – ((H-L) x 1.0833)
  • S2 = C – ((H-L) x 1.1666)
  • S3 = C – ((H-L) x 1.2500)
  • S4 = C – ((H-L) x 1.5000)

Công thức tính Pivot Point kiểu Camarilla có sự tương đồng với công thức của Woodie. Nó cũng sử dụng giá đóng cửa của ngày hôm trước và khoảng cách giá cao nhất. Thấp nhất để tính toán các mức hỗ trợ, kháng cự.

Điều khác biệt ở đây là bạn phải tính đến 8 vùng chính (bao gồm 4 kháng cự, 4 hỗ trợ). Và mỗi vùng này lại nhân với một con số khác nhau.

Ý tưởng chính của Camarilla Pivot Point rằng giá có xu hướng tự nhiên là sẽ quay về mức trung bình (tương tự như Bollinger Band). Có nghĩa là nó thường sẽ quay lại mức giá đóng cửa của ngày hôm trước.

Bạn có thể giao dịch bằng cách đặt lệnh mua hoặc bán khi giá chạm vào hỗ trợ 3 hoặc kháng cự 3. Tuy nhiên, nếu giá bật mạnh đến S4 hoặc R4 thì đó là dấu hiệu rằng xu hướng trong ngày mạnh. Và bạn cần đi theo hướng đó.

Hãy xem sự khác nhau của Camarilla Pivot Point (đường liền) khác thế nào. So với Pivot Point tiêu chuẩn (đường dấu chấm) trong biểu đồ dưới đây.

​Có thể thấy, Camarilla Pivot Point nhấn mạnh vào giá đóng cửa của phiên giao dịch trước nhiều hơn so với Pivot Point tiêu chuẩn. Chính vì vậy, thường các mức kháng cự của Camarilla. Thì nằm ở mức thấp hơn các mức kháng cự của Pivot Point tiêu chuẩn. Trong khi đó các mức hỗ trợ thì lại nằm cao hơn.

6.3. Fibonacci Pivot Point

Công thức tính Fibonacci Pivot Point:

  • R3 = PP + ((High – Low) x 1.000)
  • R2 = PP + ((High – Low) x .618)
  • R1 = PP + ((High – Low) x .382)
  • PP = (H + L + C) / 3
  • S1 = PP – ((High – Low) x .382)
  • S2 = PP – ((High – Low) x .618)
  • S3 = PP – ((High – Low) x 1.000)

Fibonacci PP được tính toán dựa trên cách tính Pivot Point tiêu chuẩn. Sau đó, nhân biên độ hôm trước với những mức Fibonacci. Nhiều người sử dụng con số 38.2%, 61.8% và 100% cho việc tính toán này.

Sau đó, cộng hoặc trừ con số có được cho Pivot Point. Và chúng ta sẽ có Fibonacci Pivot Point.

Xem biểu đồ bên dưới để thấy sự khác nhau giữa các mức của Fibonacci Pivot Point (đường liền) so với Pivot Point tiêu chuẩn (đường chấm đứt).

Sự logic của Fibonacci Pivot Point nằm ở chỗ nhiều người giao dịch thích sử dụng tỷ lệ Fibonacci. Nhiều người còn dùng nó cho cả các đường MA. Các mức hồi lại…Vì vậy, nó còn được đem ra áp dụng cho việc tính Pivot Point.

Hãy nhớ rằng cả Fibonacci Pivot Point và Pivot Point tiêu chuẩn đều dùng để tính hỗ trợ và kháng cự. Càng nhiều người sử dụng chúng, chúng càng trở nên hiệu quả hơn.

7. Kết luận

Thông qua bài viết này có lẽ bạn đã biết Pivot Point là gì và cách sử dụng Pivot Point. Các pivot point là một bổ sung hữu ích cho bộ công cụ kỹ thuật của bạn để có thể xác nhận mức hỗ trợ và kháng cự cũng như đánh giá sức mạnh và ý nghĩa của các động thái giá lớn.

Câu hỏi đặt ra là nên sử dụng loại điểm xoay nào? Điểm xoay nào tốt nhất?

Giống như các chỉ báo khác, sẽ không có một phương pháp nào tốt nhất, tối ưu nhất trong các loại điểm xoay. Tất cả phụ thuộc vào cách bạn kết hợp kiến ​​thức về các điểm xoay với các chỉ báo khác khi phân tích kỹ thuật.

Bạn cần tự trải nghiệm và áp dụng điểm xoay vào giao dịch để tìm xem điểm xoay nào phù hợp nhất với phương pháp giao dịch của mình.

Chúng có thể giúp xác định thời điểm vào hoặc ra một giao dịch cụ thể dựa trên vị trí của giá, bổ sung thêm một lớp xác nhận hữu ích vào phân tích kỹ thuật của bạn để vẽ ra một tuyến đường an toàn nhất.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here