Home Kiến thức trading Tín hiệu Phân kỳ Divergence là gì? Các dạng phân kỳ trong phân tích kỹ thuật trading. Dùng phân kỳ xác định đảo chiều xu hướng

Tín hiệu Phân kỳ Divergence là gì? Các dạng phân kỳ trong phân tích kỹ thuật trading. Dùng phân kỳ xác định đảo chiều xu hướng

0
Tín hiệu Phân kỳ Divergence là gì? Các dạng phân kỳ trong phân tích kỹ thuật trading. Dùng phân kỳ xác định đảo chiều xu hướng

Kỹ thuật Divergence khá quan trọng đối với những nhà đầu tư thích nghiên cứu kỹ thuật, hay thích mua bán nhanh chóng. Theo như thống kê, khi giá xảy ra Divergence thì giá sẽ quay lại, đưa dấu hiệu khá nhanh và khá chính xác.

Do đó các nhà đầu tư thường thích tìm điểm Divergence để tìm điểm mua bán. Trong bài viết này, hãy cùng kienthuctrade tìm hiểu xem Divergence là gì và các dạng Divergence trong phân tích kỹ thuật nhé.

1. Tín hiệu phân kỳ Divergence là gì?

Divergence là sự xung đột giữa giá và indicator. Có thể hiểu nôm là khi giá đi theo một đường và indicator lại đi theo một nẻo khác, hiện tượng đó được gọi là phân kỳ.

Giao dịch trong xu hướng giảm hoặc đảo chiều được xem là rủi ro nhất trong phân tích kỹ thuật.

Nhưng đảo chiều có thể được phát hiện một cách ít rủi ro hơn khi bạn giao dịch sử dụng divergence (phân kỳ). Sự tiếp tục xu hướng cũng có thể được phát hiện bởi phân kỳ.

2. Các loại phân kỳ phổ biến

Có ba loại phân kỳ thường gặp đó là:

  • Regular divergence (phân kỳ thường)
  • Hidden divergence (phân kỳ ẩn)
  • Exaggerated divergence (phân kỳ phóng đại)

Và mỗi loại được chia thành 2 loại nhỏ hơn là phân kỳ giá lên – bullish divergence và phân kỳ giá xuống – bearish divergence.

2.1. Regular Divergence – Phân kỳ thường

Đây là dạng phân kỳ xác định đảo chiều.

Regular Bullish Divergence – Phân kỳ thường Chiều tăng

Khi giá đang tạo đáy thấp hơn nhưng indicator lại cho thấy đáy sẽ cao hơn thì đó là lúc Regular Bullish Divergence (Phân kỳ thường Chiều tăng) xuất hiện, báo hiệu thị trường có xu hướng đảo chiều từ giảm thành tăng.

Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy giá tạo đáy thấp hơn, trong khi đó chỉ báo MACD lại tạo đáy cao hơn. MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên sau khi xác nhận phân kỳ là cơ hội tốt để mua.

Regular Bearish Divergence – Phân kỳ thường Chiều giảm

Khi giá tạo đỉnh cao hơn nhưng indicator lại tạo đỉnh thấp hơn, thì đó là lúc Regular Bearish Divergence (Phân kỳ thường Chiều giảm) xuất hiện, báo hiệu thị trường có xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.

Trong ví dụ trên, giá tạo đỉnh cao hơn nhưng MACD tạo đỉnh thấp hơn. MACD cắt xuống đường tín hiệu có thể đưa ra tín hiệu sell mạnh.

2.2. Hidden Divergence – Phân kỳ ẩn

Đây là dạng phân kỳ xác định sự tiếp tục của xu hướng. Phân kỳ ẩn đưa ra tín hiệu đáng tin cậy hơn vì nó đi theo xu hướng.

Hidden Bullish Divergence – Phân kỳ ẩn Chiều tăng

Khi giá tạo đáy cao hơn nhưng indicator lại tạo đáy thấp hơn, đó chính là lúc Hidden Bullish Divergence (Phân kỳ ẩn Chiều tăng) xuất hiện.

Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy giá tạo đáy cao hơn trong khi chỉ báo MACD lại tạo đáy thấp hơn ở điểm giao cắt của nó, đó chính là Phân kỳ ẩn Chiều tăng báo hiệu xu hướng tăng sẽ tiếp tục.

Hidden Bearish Divergence – Phân kỳ ẩn Chiều giảm

Khi giá tạo đỉnh thấp hơn nhưng indicator lại tạo đỉnh cao hơn, đó chính là lúc Hidden Bearish Divergence (Phân kỳ ẩn Chiều giảm) xuất hiện.

Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy giá tạo đỉnh thấp hơn nhưng chỉ báo MACD lại tạo đỉnh cao hơn, xác nhận Phân kỳ ẩn Chiều giảm, báo hiệu xu hướng giảm sẽ tiếp tục.

2.3. Exaggerated Divergence – Phân kỳ phóng đại

Phân kỳ phóng đại khá giống Phân kỳ thường. Điểm khác nhau giữa 2 dạng phân kỳ này là ở Phân kỳ phóng đại, giá tạo 2 đỉnh hoặc đáy bằng nhau (Similar High/Low).

Exaggerated Bullish Divergence – Phân kỳ phóng đại Chiều tăng

Exaggerated Bullish Divergence (Phân kỳ phóng đại Chiều tăng) xuất hiện khi giá tạo 2 đáy bằng nhau nhưng indicator lại tạo đáy cao hơn.

Ở ví dụ trên, giá tạo 2 đáy bằng nhau nhưng MACD lại tạo đáy cao hơn. Phân kỳ phóng đại Chiều lên báo hiệu xu hướng đi ngang sẽ sớm chuyển sang xu hướng tăng.

Exaggerated Bearish Divergence – Phân kỳ phóng đại Chiều giảm

Exaggerated Bearish Divergence (Phân kỳ phóng đại Chiều giảm) xuất hiện khi giá hình thành 2 đỉnh bằng nhau nhưng indicator lại tạo đỉnh thấp hơn.

Từ đồ thị trên, chúng ta có thể thấy giá tạo hai đỉnh bằng nhau trong khi MACD lại tạo đỉnh thấp hơn. Phân kỳ phóng đại Chiều giảm phát ra tín hiệu mạnh của xu hướng giảm.

3. Những lưu ý khi sử dụng phân kỳ

Sự xuất hiện của phân kỳ trong một xu hướng không đồng nghĩa với việc xu hướng đó sẽ kết thúc. Trái lại, phân kỳ có thể tồn tại trong khoảng thời gian khá lâu trước khi xu hướng thực sự thay đổi.

Do đó, các trader cần xem phân kỳ như là tín hiệu cảnh báo và nên kết hợp với các công cụ xác định xu hướng như kháng cự/hỗ trợ, trendline, trung bình động, RSI, MACD,… trước khi đưa ra các quyết định đầu tư để đảm bảo tính chính xác và chắc chắn rằng tín hiệu sẽ hạn chế bị sai.

Các phân kỳ giá xuống thường xuất hiện bên dưới các ngưỡng kháng cự mạnh. Tương tự, khi giá chạm những vùng hỗ trợ mạnh thì cũng thường hình thành các phân kỳ giá lên.

Một phân kỳ giá lên với phân kỳ sử dụng RSI.

Chúng ta cần kết hợp phân tích đa khung thời gian, ít nhất là nên xem xét thêm khung thời gian lớn hơn để tránh nhiễu tín hiệu từ đó dẫn tới tín hiệu phân kỳ có khả năng không chính xác.

Xu hướng là điều hết sức quan trọng và cần kết hợp với yếu tố xu hướng, nhất là xu hướng của khung lớn hơn.

Cũng cần lưu ý thêm vấn đề khối lượng bởi vì tuy rằng tín hiệu Phân Kỳ bản chất cốt lõi nó chứa dấu hiệu của khối lượng trong đó rồi nhưng nếu xem thêm khối lượng giao dịch cụ thể của từng cây nến ngay khu vực tạo các đỉnh đáy phân kỳ thì sẽ càng hiệu quả hơn, từ đó hạn chế được rủi ro của trader và gia tăng lợi nhuận.

Nếu Tín hiệu phân kỳ xảy ra ở khu vực quan trọng, điều đó đồng nghĩa với là các mức hỗ trợ và kháng cự về mặt kỹ thuật thì càng đáng tin cậy hơn, giúp tín hiệu đó chính xác cao hơn.

Cần tư duy các mức hỗ trợ kháng cự, hay là các mức giá quan trọng là một vùng giá, khi tạo đỉnh đáy 2 để hoàn tất dấu hiệu phân kỳ, tức là gồm nhiều cây nến, do vậy việc xem xét vào lệnh chính xác tại cây nến nào nó quyết định rất lớn đến sự thành bại của lệnh giao dịch, sự chính xác sẽ tăng dần lên sau khi chúng ta có trải nghiệm thực chiến và đúc rút thêm trong quá trình giao dịch.

Hoàn toàn có thể áp dụng tín hiệu Phân Kỳ cho quyết định chốt lời 1 lệnh đang chạy, ít nhất nó cũng sẽ mang lại cho chúng ta sự chủ động về tâm lý và tránh được những tình trạng chốt lời quá sớm, ảnh hưởng đến việc lợi nhuận quá ít so với rủi ro.

Cuối cùng là giao dịch là xác suất, cần lưu ý phân kỳ cũng có thể bị sai, việc áp dụng nó sao cho đúng sẽ dựa hoàn toàn vào khả năng và kinh nghiệm của mỗi người, do đó tránh việc tâm lý bị sao nhãng khi gặp một tín hiệu sai và tránh việc quá tự tin khi gặp một tín hiệu phân kỳ đúng.

4. Kết luận

Bảng dưới đây sẽ tổng kết toàn bộ nội dung bài viết một cách chi tiết nhất.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here