Home Đầu tư Coin Fintech là gì? Sự quan trọng của Fintech đối với ngành tài chính? Fintech hoạt động như thế nào?

Fintech là gì? Sự quan trọng của Fintech đối với ngành tài chính? Fintech hoạt động như thế nào?

0
Fintech là gì? Sự quan trọng của Fintech đối với ngành tài chính? Fintech hoạt động như thế nào?

Thế giới đang đứng trước cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây chính là sự thay đổi lớn về công nghệ ở mức độ có thể tạo ra một cuộc cách mạng thay đổi cơ bản cấu trúc của xã hội hiện tại. Một trong những đại diện của nó là cuộc cách mạng trong nền công nghiệp Tài chính – FinTech.

1. Fintech là gì?

Fintech là điển hình cho thuật ngữ về tài chính và công nghệ. Đề cập việc sử dụng công nghệ hoặc tự động hóa quy trình và dịch vụ tài chính.

Tên tiếng anh là “Financial Technology”. Thuật ngữ liên quan đến một ngành công nghiệp phát triển rộng lớn và nhanh chóng phục vụ cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Từ bảo hiểm, internet cho đến các ứng dụng về đầu tư, tiền điền tử như Bitcoin,…Fintech đều được áp dụng.

Ngành công nghiệp này rất rộng lớn. Một ví dụ để dễ hình dung:

– Fintech, nơi khai sinh ra những start-up kỳ lân (start-up được định giá trên 1 tỷ đô). Đây là yếu tố thúc đẩy những ngân hàng là những người tiếp nhận và ủng hộ công nghệ. Bằng việc mua lại, tích cực đầu tư, hợp tác với các công ty khởi nghiệp fintech.

– Hành động trên đối với ngân hàng hay doanh nghiệp nào mà nói: Việc cung cấp cho khách hàng của họ công cụ kỹ thuật số giúp hiệu quả trong hoạt động, phát triển và phù hợp với cuộc sống là một điều tuyệt vời.

2. Công ty Fintech là gì?

Các công ty Fintech được tích hợp các công nghệ AI, blockchain,khoa học dữ liệu vào lĩnh vực tài chính để làm cho chúng an toàn hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Fintech là một trong những lĩnh vực công nghệ phát triển nhanh nhất. Với các công ty đổi mới trong hầu hết các lĩnh vực tài chính. TTừ thanh toán và cho vay để chấm điểm tín dụng hay giao dịch forex, chứng khoán,…

3. Fintech hoạt động như thế nào?

Fintech không phải là ngành công nghiệp mới, chỉ là nó phát triển quá nhanh thôi. Công nghệ ở một góc độ nào đó, nó luôn là một phần của lĩnh vực tài chính.

Ngay cả là sự ra đời của thẻ tín dụng hay ATM, sàn giao dịch điện tử. Hay các ứng dụng tài chính cá nhân và giao dịch tần suất cao trong những thập kỷ kế tiếp.

Nó thay đổi từ dự án này sang dự án, ứng dụng này sang ứng dụng khác. Tuy nhiên, một số tiến bộ mới nhất đang sử dụng các thuật toán machine learning, blockchain,…để làm mọi thứ. Từ xử lý rủi ro tín dụng để chạy các quỹ phòng hộ.

4. Những ai sử dụng Fintech?

Trên điện thoại của mỗi chúng ta chắc hẳn có một vài ứng dụng liên quan đến fintech. Vậy thì xem fintech còn được sử dụng bởi ai khác và theo những cách nào nhé.

4.1 Doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B)

Trước khi fintech phát triển, các doanh nghiệp sẽ đến các ngân hàng để vay vốn và tài trợ. Nhưng khi fintech ra đời, các doanh nghiệp có thể dễ dàng vay vốn, tài trợ và các dịch vụ tài chính khác thông qua công nghệ mobile.

Ngoài ra, các nền tảng dựa trên điện toán đám mây. Hay thậm chí các dịch vụ quản lý quan hệ khách hàng nhận báo cáo cung cấp dịch vụ B2B cho phép các công ty tương tác với dữ liệu tài chính để giúp cải thiện dịch vụ của họ.

Xem thêm: Sàn giao dịch forex CMC Markets là gì? Sàn giao dịch CMC Markets lừa đảo hay uy tín?

4.2 Doanh nghiệp tới khách hàng (B2C)

Fintech có nhiều doanh nghiệp cho khách hàng, hay các ứng dụng B2C. Các ứng dụng thanh toán như PayPal, Apple Pay đều cho phép khách hàng chuyển tiền qua internet hoặc công nghệ mobile và các ứng dụng ngân sách cho phép khách hàng quản lý tài chính và chi phí của họ.

Phần lớn các bước đột phá đầu tiên của ngân hàng vào fintech đã tập trung vào các ứng dụng B2C với dịch vụ cho vay và thanh toán.

5. Ứng dụng của Fintech

Mặc dù ngành công nghiệp gợi lên hình ảnh của các công ty khởi nghiệp. Hay công nghệ thay đổi ngành công nghiệp, các công ty và ngân hàng truyền thống cũng liên tục áp dụng các dịch vụ fintech cho mục đích riêng của họ.

Dưới đây là là cái nhìn về cách mà một số ngành công nghiệp vừa phá vỡ và tăng cường một số lĩnh vực tài chính.

5.1 Ngân hàng

Mobile banking là một phần lớn của ngành công nghiệp fintech. Trong lĩnh vực tài chính cá nhân, người tiêu dùng ngày càng yêu cầu truy cập kỹ thuật số dễ dàng vào tài khoản ngân hàng của họ, đặc biệt là trên thiết bị di động. Hầu hết các ngân hàng lớn hiện nay cung cấp một số tính năng mobile banking.

Đặc biệt là Neosbank (các ngân hàng kỹ thuật số kiểu mới, không cần phòng giao dịch hay chi nhánh, mọi hoạt động diễn ra trên internet). Quá tiện lợi phải không.

5.2 Tiền điện tử và Blockchain

Song song với Fintech là sự ra đời của tiền điện tử và blockchain. Nếu so sánh, thì hai lĩnh vực này là công nghệ khác nhau bên ngoài lĩnh vực fintech.

Nhưng có những ứng dụng miễn phí mà cả 3 có thể hoạt động cùng nhau. Mục đích là cung cấp các dịch vụ tài chính mới. Có những công ty sử dụng công nghệ sổ cái phân tái để chuyển đổi giao dịch tài chính.

Một ví dụ về ShapeShift: Việc sử dụng blockchain để tạo điều kiện cho các giao dịch hoán đổi tiền điện tử an toàn, thời gian thực. Bạn muốn chuyển đổi Bitcoin của bạn cho Ether? Người dùng có thể nhanh chóng thay đổi các loại tiền cho nhau theo tỷ lệ thời gian thực.

5.3 Đầu tư và tiết kiệm

Fintech tạo nên bùng nổ về số lượng ứng dụng đầu tư và tiết kiệm những năm gần đây. Mặc dù các ứng dụng này khác nhau về cách tiếp cận. Mỗi ứng dụng sử dụng kết hợp tiết kiệm và đầu tư mức tiền nhỏ. Dễ dàng để giới thiệu người tiêu dùng đến với thị trường.

5.4 Machine Learning và giao dịch

Với hàng tỷ đô la được tạo ra. Không có gì ngạc nhiên khi machine learning đóng vai trò ngày càng quan trọng trong fintech. Sức mạnh của AI nằm ở khả năng chạy một lượng lớn dữ liệu thông qua các thuật toán được thiết kế để phát hiện các xu hướng và rủi ro.

Ví dụ như JPmorgan chase làm việc với hàng ngàn công ty và hàng triệu khách hàng trên khắp thế giới. Nó có quyền truy cập vào kho dữ liệu về lịch sử chi tiêu và xu hướng kinh tế vĩ mô.

Để hiểu rõ hơn về dữ liệu, ngân hàng sử dụng phân tích dữ liệu lớn và machine learning để dự đoán thị trường đang hướng tới đâu. Qua đó theo dõi các biến số có thể ảnh hưởng đến xu hướng thị trường.

5.5 Thanh toán

Thị trường thanh toán di động toàn cầu đang trên đà vượt qua mức 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2019.

Sử dụng công nghệ ngày càng tinh vi. Các dịch vụ xuất hiện cho phép người tiêu dùng trao đổi tiền. Thanh toán trực tuyến hoặc trên các thiết bị di động. Gửi tiền ở mọi nơi trên thế giới dễ dàng hơn bao giờ hết. Ví dụ cái anh em hay sử dụng như Paypal,… và còn nhiều hơn thế.

5.6 Bảo hiểm

Bảo hiểm là một ứng dụng công nghệ hơi chậm. Nhiều công ty khởi nghiệp fintech đang hợp tác với các công ty bảo hiểm truyền thống để giúp tự động hóa các quy trình và mở rộng phạm vi bảo hiểm.

Từ bảo hiểm xe hơi di động đến thiết bị đeo tay cho bảo hiểm y tế. Ngành công nghiệp đang có hàng tấn đổi mới.

5.7 Nền tảng gây quỹ cộng đồng

Nền tảng gây quỹ cộng đồng cho phép người dùng internet, ứng dụng gửi, nhận tiền từ những người khác trên nền tảng và đã cho phép các cá nhân hoặc doanh nghiệp tập hợp tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau ở cùng một nơi.

Thay vì phải đến một ngân hàng truyền thống để vay tiền. Giờ đây có thể đến thẳng các nhà đầu tư để được hỗ trợ của một dự án. Trong khi các ứng dụng bao gồm từ tài trợ của gia đình, bạn bè đến tài trợ của người hâm mộ và người bảo trợ, số lượng nền tảng gây quỹ cộng đồng đã tăng lên gấp bội trong những năm qua.

Và còn rất nhiều các ví dụ thực tế về fintech. Cho thấy tầm ảnh hưởng cũng như giá trị của nó với các nghành công nhiệp nói riêng và trong đời sống con người nói chung.

6. Tác động của Fintech tới ngân hàng

Phần lớn anh em cũng biết số đông người dân được khảo sát cho biết họ muốn mở một tài khoản ngân hàng mới hoặc đăng ký một khoản vay mới. Hơn nữa, họ sẽ không mở tài khoản với một tổ chức tài chính không có chi nhánh địa phương.

6.1 động của ngân hàng 

Mặc dù có các chi nhánh, hay ATM vẫn đóng vai trò chính trong ngân hàng như:

  • Các giao dịch tương đối đơn giản đã chuyển sang các kênh kỹ thuật số. Nhưng các chi nhánh vẫn có liên quan cho các giao dịch phức tạp hơn.
  • Các quy tắc nghiêm ngặt về khách hàng (KYC). Hay hống rửa tiền ở nhiều quốc gia khác nhau bắt buộc liên hệ cá nhân cho các giao dịch cụ thể. Đặc biệt là đối với khách hàng lần đầu tiên tham gia.
  • Nhiều khách hàng thích tư vấn cá nhân về các sản phẩm ngay cả khi đã tiến hàng nghiên cứu.
  • Tương tự, nhiều người thích đến chi nhánh để mở tài khoản mới. Tìm hiểu về lập ngân sách,…
  • Mối quan tâm về bảo mật: Các chi nhánh mang lại cảm giác lâu dài và an toàn mà các ngân hàng kỹ thuật số khó có thể sánh được.

6.2 Chiến lược của ngân hàng với Fintech là đầu tư, hợp tác, mua lại

Các ngân hàng bắt đầu nhận ra mối đe dọa mới nổi của các công ty FinTech. Khi các công ty khởi nghiệp FinTech bắt đầu có được động lực, nỗi sợ hãi đặt ra giữa các tổ chức ngân hàng.

Như mình đã đề cập, điều này dẫn đến sự gia tăng của các tổ chức đổi mới ngân hàng để chống lại FinTech thông qua các khoản đầu tư, hợp tác hay mua lại:

  • Đầu tư toàn cầu vào các công ty FinTech trong giai đoạn 2010 đến 2017 đạt hơn 97,7 tỷ USD. Với các công ty khởi nghiệp ở Mỹ chiếm 54% tổng số đầu tư. Theo sau là Anh và Ấn Độ. Các giao dịch FinTech trên toàn cầu, tăng trưởng với tỷ lệ kép hàng năm là 35%. Với tổng kinh phí tăng với tốc độ CAGR(tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép) là 47%.
  • Gần như tất cả các hoạt động mua lại FinTech năm 2018 đều do các ngân hàng Mỹ và EU dẫn đầu. Trong khi FinTech của Mỹ và EU là mục tiêu chính về khoản mua lại. Các công ty start-up ở châu Á và các khu vực khác cũng đang được nhắm đến như miếng mồi béo bở.

Số tiền đầu tư thì quá khủng, còn việc áo dụng vào hệ thống ngân hàng là do họ thôi. Sẽ có ngân hàng phát triển, cũng có những ngân hàng phát triển chậm chạp.

 7. Tại sao “Fintech là gì” là một từ khóa nhận được sự quan tâm của rất nhiều người ?

Fintech sở hữu tiềm năng tái cấu trúc lại ngành tài chính và có tác động mạnh mẽ đến các yếu tố quan trọng nhất liên quan trong ngành này. Hiện tại các công ty cho vay dựa trên mô hình P2P (có nghĩa là kết nối trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay trên internet) đã hoạt động rất hiệu quả, giúp giảm thời gian quy trình xác nhận các khoản vay ở các ngân hàng truyền thống từ vài tuần xuống chỉ còn vài giờ đồng hồ.

Trong lĩnh vực quản lý đầu tư, những ông lớn ở quốc tế như Vanguard và BlackRock đã có dịch vụ “robot tư vấn” (tên tiếng anh là robo adviser) có thể sử dụng các thuật toán để tự động hóa điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng. Một số quỹ đầu tư đang quá trình thử nghiệm và cũng đã đạt được thành công ở nhiều mức độ khác nhau khi sử dụng trí thông minh nhân tạo vào robot có thể tự học các thuật toán và đưa ra những tư vấn tài chính thông minh.

8. Tầm quan trọng của Fintech đối với ngành tài chính

Với Fintech, các công ty cho vay P2P – peer to peer (kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay trên Internet) đã có thể rút ngắn thời gian phê duyệt các khoản vay từ vài tuần ở các ngân hàng truyền thống xuống chỉ còn vài giờ.

Tại lĩnh vực quản lý đầu tư, những ông lớn như BlackRock và Vanguard có dịch vụ “robo adviser” sử dụng các thuật toán để tự động điều chỉnh danh mục đầu tư tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng. Một số quỹ đầu cơ đang thử nghiệm sử dụng trí thông minh nhân tạo để robot có thể tự học các thuật toán.

Ngoài ra, các dịch vụ như tiền tệ số ( Crypto Blockchain), dịch vụ gọi vốn cộng đồng ( crowd – funding), tư vấn tài chính ( personal finance), công nghệ bảo hiểm (Insur Tech), quản trị dữ liệu ( Data management) cũng nằm trong lĩnh vực Fintech.

Các ứng dụng đa dạng của Fintech tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của ngành tài chính như tiền gửi, thanh toán, bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng, quản trị rủi ro,..v..v..

Fintech thay đổi cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm và gần như mọi mặt của cả một hệ thống tài chính ngân hàng đe dọa trực tiếp đến phương thức tài chính truyền thống. Ngành công nghệ được ủng hộ mạnh mẽ bởi các cơ quan quản lý tài chính trên toàn thế giới hứa hẹn giúp cho các giao dịch tài chính đơn giản, minh bạch, hiệu quả và tiết kiệm.

Fintech là một trong những tín hiệu thành công dẫn đầu cho cuộc cách mạng 4.0, mang đến cho con người những tiện ích thông qua sự phát triển công nghệ toàn diện đặc biệt trên lĩnh vực công nghệ thông tin. Các tác động Fintech tạo ra một lần nữa khẳng định tầm quan trọng mà trên nền tảng công nghệ mới mang lại:

  • Làm thay đổi các kênh dịch vụ tài chính truyền thống:

Xu thế phát triển mạnh mẽ của các kênh bán hàng qua internet, đặc biệt ở dịch vụ ngân hàng như Mobilebanking, Tablet Banking, Ngân hàng Kỹ thuật số, Internetbaking,..v..v..

  • Ứng dụng công nghệ cao:

Bigdata là một ví dụ cụ thể giúp phân tích hành vi của khách hàng giảm chi phí nhưng vô cùng hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ

  • Thay đổi thị trường lao động lĩnh vực tài chính:

Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ gia tăng ( giỏi về chuyên môn tài chính lẫn công nghệ thông tin)

Các tác động phía trên chưa kể đến tác động về mặt hình thái xã hội tiên tiến hiện đại. Có thể nói tương lai của Fintech chính là tương lai của cả một hệ thống ngành tài chính. Fintech chính bản thân nó giữ trong mình những yếu tố thiết yếu tạo nên một cuộc cách mạng trong hoạt động tài chính như: chi phí, độ bảo mật, độ an toàn, quản lý rủi ro,..v..v..

Các sản phẩm Fintech ngày càng cái thiện trở nên đa dạng và thông mình; lượng đầu tư tiếp tục tăng; bùng nổ fintech tại các thị trường Mỹ, Âu, Úc, Á; gia tăng sự hợp tác giữa fintech và các tổ chức tài chính,…v..v.. chính là những minh chứng xác đáng cho tương lai cũng như khẳng định tầm quan trọng của Fintech.

Lời kết

Bài viết trên đây là bài viết nhằm giải thích thuật ngữ “Fintech là gì? Cũng như sự quan trọng của Fintech đối với ngành tài chính. Fintech mặc dù vẫn là lĩnh vực tồn tại nhiều lo ngại, tuy nhiên những lo ngại này trên thực tế là không đáng kể. Đây vẫn là một ngành công nghệ tài chính đang phát triển mạnh mẽ, và những kiến thức trên mà Kienthuctrade.net cung cấp trong bài viết trên sẽ không thừa nếu bạn thật sự quan tâm đến vấn đề này.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here