Home Kiến thức trading Hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định và giao dịch với hỗ trợ và kháng cự hiệu quả nhất

Hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định và giao dịch với hỗ trợ và kháng cự hiệu quả nhất

0
Hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định và giao dịch với hỗ trợ và kháng cự hiệu quả nhất

Hỗ trợ và kháng cự (Support and Resistance) là một trong những khái niệm quen thuộc nhất và được sử dụng nhiều nhất đối với các nhà phân tích kỹ thuật.

Vùng hỗ trợ kháng cự là rất quan trọng trong giao dịch Forex, những người mới thường xuyên xác định sai vùng hỗ trợ kháng cự hoặc không biết vùng nào mới thực sự quan trọng.

Thông qua bài viết này, Kienthuctrade sẽ hướng dẫn chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về hỗ trợ và kháng cự cũng như cách xác định và giao dịch với hỗ trợ và kháng cự.

Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.

Việc hành vi giá sẽ lặp lại chính là 1 trong 2 quan điểm của trường phái Phân tích kỹ thuật.

  • Ngưỡng hỗ trợ là vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ tăng cao hơn. Tại đây áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ mua khi giá đi vào ngưỡng hỗ trợ.
  • Ngưỡng kháng cự là vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ giảm thấp hơn. Tại đây áp lực bán chiếm ưu thế so với áp lực mua. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ bán khi giá đi vào ngưỡng kháng cự.

Dưới đây là ví dụ về hỗ trợ kháng cự:

Trong ví dụ là mô phỏng thị trường trong xu hướng tăng.

  • Khi giá đi lên và giảm điều chỉnh, vùng đỉnh cao nhất đạt được trước khi giá tiếp tục xu hướng tăng được gọi là vùng kháng cự.
  • Khi giá tiếp tục tăng trở lại sau điều chỉnh, vùng đáy thấp nhất đạt được trước khi giá điều chỉnh trở lại được gọi là vùng hỗ trợ.

Khi thị trường đang trong xu hướng tăng, vùng kháng cự và hỗ trợ liên tục được hình thành khi thị trường dao động theo thời gian. Tương tự với thị trường trong xu hướng giảm.

Ý nghĩa của xác định các mức hỗ trợ, kháng cự

Việc xác định được và xác định đúng những mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng là công việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó là yếu tố quyết định sống còn của các trader, nhưng nó có thể mất nhiều thời gian để học tập và thực hành, điều đó là điều không có gì phải bàn cãi.

Các mức giá quan trọng này thường xuất hiện tại những thời điểm chủ chốt của dòng tiền mua hoặc bán trên thị trường. Thậm chí ngoài thực tế cho thấy các ngưỡng này thay đổi vai trò hỗ trợ và kháng cự lẫn nhau và có thể được dùng để xác định biên độ của thị trường, các điểm đảo chiều, bật lại hoặc phá vỡ. Nên chúng ta không nên cân nhắc các mức hỗ trợ và kháng cự cứng, vì các vùng giá này có thể chuyển đổi qua cho nhau rất linh hoạt.

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ kháng cự là vùng giá

Hỗ trợ và kháng cự là vùng giá chứ không phải là một mức giá cụ thể, vì thế rất nhiều trader xác định sai ngưỡng hỗ trợ kháng cự, từ đó có những quyết định giao dịch sai.

Để đơn giản khi xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, bạn hãy lấy vùng giá của bóng nến làm vùng hỗ trợ kháng cự. Nếu vùng đỉnh đáy có nhiều nến, có thể lấy khoảng giá giữa giá cao nhất/thấp nhất và giá đóng/mở cửa gần nhất.

  • Tại đỉnh, vùng kháng cự sẽ là khoảng giá giữa giá cao nhất và giá đóng/mở cửa.
  • Tại đáy, vùng hỗ trợ là khoảng giá giữa giá thấp nhất và giá đóng/mở cửa.

Ví dụ XAUUSD khung D1:

Sử dụng biểu đồ đường để vẽ hỗ trợ kháng cự

Nếu bạn thấy khó khăn trong việc xác định ngưỡng hỗ trợ kháng cự theo cách trên, bạn có thể sử dụng 1 mẹo rất hay, đó là chuyển biểu đồ nến về biểu đồ đường (Line chart).

Biểu đồ đường là biểu đồ nối tất cả các điểm đóng cửa lại với nhau. Vì nó chỉ có một đường nên bạn sẽ dễ nhìn hơn trong những giai đoạn thị trường bị quét nhiều lần.

Nhìn vào hình ảnh ví dụ dưới đây, bạn có thể vẽ hỗ trợ và kháng cự của mình xung quanh các khu vực nơi bạn thấy các vùng đỉnh và đáy dễ dàng hơn rất nhiều so với biểu đồ nến.

Bạn sẽ tự hỏi “nếu tôi đang sử dụng biểu đồ nến để phân tích mà phải chuyển qua biểu đồ đường để vẽ hỗ trợ kháng cự thì sẽ rất bất tiện”

Đúng vậy!

Đối với những trader chuyên nghiệp, các vùng hỗ trợ kháng cự được vẽ rất dễ dàng trên biểu đồ nến chứ không có gì quá khó khăn, thậm chí đôi khi tôi còn không cần thể hiện chúng trên biểu đồ vì chỉ cần “nhìn là thấy”.

Còn nếu bạn là người mới tham gia thị trường, tôi khuyên bạn hãy luyện tập vẽ hỗ trợ kháng cự trên biểu đồ đường trước sau đó luyện tập vẽ chúng trên biểu đồ nến.

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng

Khi mới tập xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, bạn sẽ thấy có rất nhiều ngưỡng hỗ trợ kháng cự, bạn sẽ bối rối không biết vùng nào mới là vùng TIỀM NĂNG để giao dịch.

Có 2 loại vùng hỗ trợ kháng cự mà bạn nên tập trung hơn khi giao dịch, đó là:

Vùng hỗ trợ kháng cự quanh giá hiện tại

Trong rất nhiều vùng hỗ trợ và kháng cự thì bạn nên tập trung vào các vùng hỗ trợ kháng cự xung quanh giá hiện tại vì đây là những vùng giá sẽ tiếp cận sớm nhất.

Lúc mới giao dịch, tôi đã vẽ rất nhiều vùng hỗ trợ kháng cự lên biểu đồ, vẽ một cách chằng chịt. Sau đó tôi hiểu rằng cần gì vẽ các vùng kháng cự ở quá cao nếu kháng cự ở gần còn chưa bị phá vỡ?

Đây là ví dụ cách vẽ hỗ trợ kháng cự đơn giản.

Ví dụ trên với cặp XAUUSD khung D1, bạn chỉ cần vẽ 3 vùng hỗ trợ kháng cự quan trọng gần nhất mà tôi đã đánh dấu “Nên vẽ”.

Còn các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự được đánh dấu bằng các đường ngang màu đỏ không quá quan trọng và làm rối thêm biểu đồ của bạn. Chưa kể việc bạn sẽ phải thêm các công cụ phân tích kỹ thuật khác vào biểu đồ để hỗ trợ giao dịch nữa!

Vùng hỗ trợ kháng cự đúng khung thời gian

Việc xác định hỗ trợ và kháng cự sai khung thời gian dẫn đến việc lên ý tưởng giao dịch không hợp lý.

Ngoài việc vẽ chằng chịt các ngưỡng hỗ trợ kháng cự, đây cũng là một lỗi rất nhiều người mới mắc phải. Tôi sẽ giải thích và hướng dẫn bạn cụ thể.

Đang xem biểu đồ khung thời gian nào thì chỉ vẽ hỗ trợ và kháng cự của khung thời gian đó!

Quay lại ví dụ Vàng khung D1. Khi xem D1, bạn có thể vẽ các vùng hỗ trợ kháng cự như dưới đây:

Tuy nhiên nếu bạn mở khung thời gian H4, bạn sẽ phải vẽ lại các vùng hỗ trợ và kháng cự trên khung H4 như dưới:

Việc xác định hỗ trợ và kháng cự đúng khung giao dịch thì mới giúp bạn lên ý tưởng giao dịch đúng được.

Những lưu ý về hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ kháng cự sẽ càng mạnh nếu giá thường xuyên phản ứng tại đó

Giá càng thường xuyên test một kháng cự mà không phá vỡ được thì vùng kháng cự đó được cho rằng càng mạnh (điều này không có nghĩa là nó sẽ không phá được vùng đó), và ngược lại với hỗ trợ.

Hãy xem ví dụ về vùng kháng cự mạnh là như thế nào với cặp GBPUSD khung H4:

Khi một kháng cự mạnh bị phá vỡ, sức mạnh của sự phá vỡ tỷ lệ với sức mạnh của kháng cự đó. Nói cách khác, nếu kháng cự càng mạnh thì khi bị phá vỡ thì giá tăng càng mạnh. Và ngược lại với hỗ trợ.

Hãy xem ví dụ về kháng cự mạnh bị phá vỡ với cặp USDJPY khung H4:

Hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự khi bị phá vỡ, và ngược lại

Khi giá phá vỡ hỗ trợ thì hỗ trợ đó sẽ trở thành kháng cự trong tương lai khi giá quay lại, và ngược lại với kháng cự.

Hãy xem ví dụ cặp EURUSD khung D1:

Có thể thấy trong ví dụ, 2 lần vùng kháng cự bị phá, sau đó nó lại trở thành hỗ trợ rất tốt khi giá quay lại.

Việc kháng cự trở thành hỗ trợ khi bị phá vỡ là điều rất cơ bản nhưng cũng có những hiệu quả nhất định khi áp dụng vào giao dịch.

Hỗ trợ kháng cự được coi là bị phá vỡ khi nào?

Đôi khi bạn sẽ thấy một hỗ trợ hoặc kháng cự đã bị phá vỡ, nhưng ngay sau đó bạn phát hiện ra rằng thị trường chỉ đang “test” vùng giá đó mà thôi.

Ví dụ cặp EURUSD trên khung D1:

Khi quan sát diễn biến giá của EURUSD khung D1 như hình, bạn đã xác định một ngưỡng kháng cự mạnh và quyết định sẽ BUY khi giá phá vỡ kháng cự này. Khi một nến D1 (được đánh dấu trên hình) tăng mạnh vượt qua kháng cự, bạn lập tức thực hiện lệnh BUY.

Kết quả thì bạn đã thấy, cuối ngày giao dịch, áp lực bên bán áp đảo đã đẩy giá xuống giảm mạnh dẫn đến giá đóng cửa ngày giao dịch (giá đóng nến D1) ở dưới vùng kháng cự.

VẬY KHI NÀO HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ ĐƯỢC COI LÀ ĐÃ BỊ PHÁ VỠ?

Câu trả lời là KHI GIÁ ĐÓNG CỬA NẾN VƯỢT QUA HỖ TRỢ KHÁNG CỰ! Điều này rất quan trọng khi đưa ra nhận xét hỗ trợ hay kháng cự đã bị phá hay chưa.

Nếu bạn giao dịch trên khung D1, bạn sẽ cần chờ nến D1 đóng cửa trên kháng cự đó. Nếu bạn giao dịch trên khung H4, bạn cần chờ nến H4 đóng cửa trên kháng cự H4…

Những cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự

#1: Đặt lệnh ngay tại hỗ trợ kháng cự

Như tiêu đề rõ ràng, đó là đặt lệnh Buy/Buy limit ngay tại hỗ trợ và đặt lệnh Sell/Sell limit ngay tại kháng cự.

Ví dụ XAUUSD khung D1:

Trên khung D1, bạn xác định vùng hỗ trợ và kháng cự của XAUUSD như trên hình, bạn lên ý tưởng sẽ BUY khi giá về hỗ trợ và SELL khi giá lên gặp kháng cự.

  • Lệnh đầu tiên, BUY tại hỗ trợ, đây là một lệnh đúng.
  • Lệnh thứ hai, SELL tại kháng cự, đây cũng là một lệnh đúng.
  • Lệnh thứ ba, BUY tại hỗ trợ một lần nữa, đây là một lệnh thua lỗ.

Tại sao bạn làm lại lệnh BUY y chang lần trước mà lần này lại thua?

Vì bạn chỉ đơn giản là đặt lệnh tại hỗ trợ kháng cự mà không dùng sự “hỗ trợ” nào từ các công cụ khác, từ các tín hiệu khác. Điều này làm cho việc đặt lệnh BUY tại hỗ trợ như là việc “hy vọng nó sẽ lên” nhiều hơn.

Ngoài ra, việc đặt lệnh ngay còn có một nhược điểm bạn sẽ rất thường gặp đó là QUÉT STOP LOSS. Hỗ trợ kháng cự vẫn hoạt động tốt, tuy nhiên việc bóng nến quét mạnh qua hỗ trợ kháng cự rồi mới đảo chiều biến lệnh đáng lẽ win thành lose.

Việc lệnh bị quét Stop loss trong một số trường hợp là do các sàn môi giới không uy tín, để tránh việc đó bạn hãy tham khảo các sàn uy tín như ICMarketsXM, Tickmill, …

Có thể bạn cũng biết những điều trên, nhưng bạn chưa biết cách làm tốt hơn phải không?

Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tăng xác suất chiến thắng, hãy tiếp tục theo dõi.

#2. Chờ tín hiệu đảo chiều tại hỗ trợ kháng cự

Tín hiệu đảo chiều bạn cần chờ đợi tại vùng hỗ trợ và kháng cự là tín hiệu gì?

Có nhiều “kiểu” tín hiệu đảo chiều, tùy theo cách nhìn của mỗi người. Đó có thể là tín hiệu breakout trendline hoặc kênh giá, tín hiệu đảo chiều của Moving Average, MACD, RSI…

Nhưng tín hiệu đảo chiều tôi tin dùng nhất đó là tín hiệu đảo chiều thông qua CÁC MÔ HÌNH NẾN ĐẢO CHIỀU. Có 3 lý do chính cho việc này:

  • thứ nhất, tín hiệu nến đảo chiều tại hỗ trợ kháng cự là một tín hiệu CHẤT LƯỢNG
  • thứ hai, tín hiệu nến đảo chiều xuất hiện khá sớm, giúp cho chúng ta không bỏ lỡ một cơ hội
  • thứ ba, có vị trí Stop loss rõ ràng là ngay trên mô hình nến.

Ví dụ cặp USDCAD khung D1:

Trên khung D1, USDCAD đang trong xu hướng tăng. USDCAD có nhịp giảm mạnh sau đó tăng lên lại vùng đỉnh cũ – vùng kháng cự. Bạn sẽ không biết được giá sẽ quay đầu tại vùng đỉnh cũ hay là phá vùng đỉnh để tiếp tục xu hướng tăng.

Bạn chờ đợi phản ứng tại vùng kháng cự và thấy xuất hiện mô hình nến đảo chiều giảm Evening Star. Bạn quyết định đặt lệnh SELL ngay khi mô hình nến đảo chiều hoàn thành và đặt Stop loss trên đỉnh mô hình nến đó.

Đây là kết quả của sự chờ đợi:

Bạn thấy đấy, thay vì đặt cược một chút vào sự may mắn như cách #1. Cách #2 giúp bạn tăng xác suất đáng kể khi sử dụng mô hình nến đảo chiều tại vùng hỗ trợ và kháng cự.

#3. Đặt lệnh ngay khi hỗ trợ kháng cự bị phá vỡ

Cách này tức là bạn đặt lệnh ngay khi nhận thấy sự phá vỡ vùng hỗ trợ và kháng cự. Tức là đặt lệnh Sell/Sell stop khi hỗ trợ bị phá, đặt lệnh Buy/Buy stop khi kháng cự bị phá.

Ví dụ cặp GBPUSD khung H4:

Bạn xác định vùng kháng cự GBPUSD trên H4 và sẽ Buy khi giá phá qua kháng cự này (hoặc đặt Buy stop trên vùng kháng cự). Cách giao dịch này có nhược điểm rất lớn là bạn sẽ không có vị trí đặt Stop loss chính xác mà bạn chỉ có thể ước lượng một khoảng Stop loss nhất định dưới vùng kháng cự vừa phá.

Những người mới giao dịch thường hay sử dụng cách #3 này khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ kháng cự, có một thuật ngữ mô tả cho cách giao dịch này là FOMO (Fear Of Missing Out) – Hội chứng sợ bỏ lỡ cơ hội.

Để giao dịch hiệu quả khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ và kháng cự, tôi khuyên bạn hãy sử dụng cách #4 sau đây.

#4. Chờ giá quay lại hỗ trợ kháng cự vừa bị phá vỡ

Bạn đã biết kháng cự khi bị phá vỡ sẽ trở thành hỗ trợ, và ngược lại. Vì vậy bạn hãy chờ vùng hỗ trợ kháng cự đó bị phá vỡ rõ ràng và tìm cơ hội khi giá quay lại vùng đó (gọi là retest).

Khi giá quay lại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự vừa phá, đơn giản cách giao dịch chính là cách #1 và cách #2 bạn đã học ở trên. Và bạn biết nên dùng cách nào rồi phải không?

Trở lại ví dụ GBPUSD trong cách #3:

 

Thông thường khi hỗ trợ kháng cự bị phá vỡ, giá sẽ retest, vì vậy vào lệnh theo cách #4 sẽ “nhanh chóng” hơn cách #3 khá nhiều.

Tổng kết

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.

Hỗ trợ kháng cự là một vùng giá chứ không phải một mức giá cụ thể.

Trong rất nhiều vùng hỗ trợ kháng cự thì bạn nên tập trung vào các vùng hỗ trợ kháng cự xung quanh giá hiện tại vì đây là những vùng giá sẽ tiếp cận sớm nhất.

Khi vẽ hỗ trợ kháng cự cần về đúng khung thời gian. Hỗ trợ kháng cự càng mạnh nếu giá thường xuyên phản ứng tại đó.

Hỗ trợ bị phá vỡ sẽ trở thành kháng cự, và ngược lại. Cách giao dịch hiệu quả là chờ tín hiệu nến đảo chiều tại vùng hỗ trợ kháng cự.

Hi vọng bài viết trên hữu ích đối với các bạn, theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để được cập nhật tin tức mới nhất từ các sàn Forex cũng như kiến thức Trading.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here