Home Kiến thức trading Mô Hình Nến Dumpling Top – Fry Pan Bottom là gì ? Hướng dẫn nhận biết và giao dịch với mô hình Dumpling Top – Fry Pan Bottom hiệu quả

Mô Hình Nến Dumpling Top – Fry Pan Bottom là gì ? Hướng dẫn nhận biết và giao dịch với mô hình Dumpling Top – Fry Pan Bottom hiệu quả

0
Mô Hình Nến Dumpling Top – Fry Pan Bottom là gì ? Hướng dẫn nhận biết và giao dịch với mô hình Dumpling Top – Fry Pan Bottom hiệu quả

Dumpling Top (Đỉnh Bằng), đối nghịch với Fry Pan Bottom (Đáy Bằng) là hai mô hình đảo chiều, được tạo ra từ nhiều cây nến thân nhỏ. Các mẫu nến này thường ít được nhắc tới trong giới phân tích forex, tuy nhiên để đảm bảo chúng ta không bỏ lỡ những cơ hội giao dịch tốt, trong bài viết này Kienthuctrade sẽ giới thiệu đến bạn những đặc điểm và cách sử dụng hai mô hình trên với những ví dụ thực tế.

1. Mô hình nến Dumpling Top – Fry Pan Bottom là gì?

Dumpling Top (Đỉnh Bằng) là mô hình đảo chiều, gồm nhiều cây nến nhỏ, ban đầu tăng nhẹ dần lên, sau đó đi ngang và cuối cùng chuyển sang xu hướng giảm, hoàn thành khi có một khoảng trống (gap) xuất hiện.

Do hình dáng của mô hình này mà nó được đặt tên theo món ăn há cảo (dumpling), với các thân nến ngắn tạo thành vòng cung hướng lên trên và có đặc trưng là một đỉnh bằng phẳng.

Fry Pan Bottom (Đáy bằng) là mô hình đối nghịch với Dumpling Top. Mô hình Đáy Bằng gồm nhiều cây nến nhỏ, ban đầu giảm nhẹ dần xuống, sau đó đi ngang và cuối cùng chuyển sang xu hướng tăng, hoàn thành khi có một khoảng trống (gap) xuất hiện.

Hình dạng của mô hình giống như một chiếc chảo rán (fry pan) với các thân nến ngắn tạo thành vòng cung hướng xuống, đặc trưng là có một đáy phẳng.

2. Đặc điểm của mô hình nến Dumpling Top – Fry Pan Bottom

Mô hình Dumpling Top và Fry Pan Bottom có các đặc điểm sau:

  • Xuất hiện ở cuối xu hướng tăng đối với Dumpling Top cuối xu hướng giảm đối với Fry Pan Bottom
  • Các cây nến có thân nhỏ
  • Phải có một giai đoạn giá đi ngang để tạo ra đỉnh bằng phẳng hoặc đáy bằng phẳng
  • Trên thị trường forex, có thể không cần khoảng trống giá (gap) ở cuối mô hình.

3. Diễn biến tâm lý của mô hình Dumpling Top – Fry Pan Bottom

Đối với mô hình Đỉnh Bằng (Dumpling Top), diễn biến tâm lý thị trường diễn ra như sau:

Sau khi xu hướng tăng kéo dài một thời gian, giá tăng lên những mức cao mới khiến nó không còn hấp dẫn người mua nữa, bên cạnh đó, một số nhà giao dịch đã vào lệnh trước đó sẽ bắt đầu chốt lời khiến giá giảm gia tốc và di chuyển chậm lại.

Sau đó, giá bắt đầu đi ngang tích lũy cho thấy bên mua có dấu hiệu kiệt sức, không thể đưa giá đi thêm nữa.

Khi giá đã tích lũy một thời gian, sức mạnh bên mua yếu đi rõ ràng, bên bán sẽ bắt đầu vào lệnh cũng như những người mua trước đó cảm nhận rằng xu hướng đã kết thúc, họ cắt lỗ dẫn đến giá giảm, tạo ra mô hình Dumpling Top.

Diễn biến tâm lý của mô hình Fry Pan Bottom cũng tương tự như trên nhưng với chiều ngược lại.

4. Hướng dẫn giao dịch với mô hình Dumpling Top – Fry Pan Bottom

Sau khi đã xác định được mô hình Dumpling Top/Fry Pan Bottom bằng cách nhìn vào hướng đi, chiều cao nến và hình dáng đỉnh/đáy bằng phẳng, chúng ta sẽ tiến hành thiết đặt một giao dịch.

Vì hai mô hình này là mô hình đảo chiều, do đó chúng ta vào lệnh bán đối với Dumpling Top và vào lệnh mua đối với Fry Pan.

Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách giao dịch đối với từng mô hình thông qua ví dụ giao dịch forex thực tế.

Hướng dẫn giao dịch với mô hình Dumpling Top

Các bước giao dịch với mô hình Dumpling

  • Khi giá đi ngang để tạo đỉnh bằng, hãy vẽ ra kênh giá gồm một đường trên và đường dưới như hình minh họa
  • Đợi cho đến khi có một cây nến thoát ra khỏi vùng đỉnh và phá xuống dưới đường kênh dưới
  • Thông thường giá sẽ quay lại kiểm tra vùng đỉnh, do đó chúng ta có thể đặt lệnh chờ bán tại vùng này.
  • Đặt dừng lỗ tại đỉnh của mô hình
  • Đặt chốt lời tại các vùng hỗ trợ bên dưới.

Dưới đây là một ví dụ cách vào lệnh bán đối với mô hình Dumpling Top trên biểu đồ GBPJPY, khung thời gian ngày.

Các bước giao dịch với mô hình Dumpling

  • Khi giá đi ngang để tạo đỉnh bằng, hãy vẽ ra kênh giá gồm một đường trên và đường dưới như hình minh họa
  • Đợi cho đến khi có một cây nến thoát ra khỏi vùng đáy và phá lên dưới đường kênh trên
  • Thông thường giá sẽ quay lại kiểm tra vùng đáy, do đó chúng ta có thể đặt lệnh chờ bán ở khu vực này.
  • Đặt dừng lỗ tại đáy của mô hình
  • Đặt chốt lời tại các vùng kháng cự bên trên.

Hướng dẫn giao dịch với mô hình Fry Pan Bottom

Dưới đây là một ví dụ cách vào lệnh mua đối với mô hình Fry Pan Bottom trên cùng một biểu đồ GBPJPY vừa nhắc đến ở trên. Biểu đồ này khá thú vị khi tạo ra hai mô hình của chúng ta liên tiếp.

Không giống với những mô hình nến Nhật khác thường gồm 1 – 3 cây nến, Dumpling Top và Fry Pan Bottom là hai mô hình được tạo thành từ nhiều cây nến thân nhỏ.

Bên cạnh việc giới thiệu đặc điểm mô hình, chúng tôi cũng đã có những hướng dẫn giao dịch chi tiết. Hi vọng bạn sẽ vận dụng những kiến thức này một cách hiệu quả.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here