Home Đầu tư Coin Smart Contract (Hợp đồng thông minh) là gì? Ưu và nhược điểm, Cách hoạt động Smart Contract ra sao? Ứng dụng Smart Contract như thế nào?

Smart Contract (Hợp đồng thông minh) là gì? Ưu và nhược điểm, Cách hoạt động Smart Contract ra sao? Ứng dụng Smart Contract như thế nào?

0
Smart Contract (Hợp đồng thông minh) là gì? Ưu và nhược điểm, Cách hoạt động Smart Contract ra sao? Ứng dụng Smart Contract như thế nào?

Smart Contract (Hợp đồng thông minh) – một thuật ngữ mà có thể bạn đã gặp rất nhiều khi tìm hiểu về lĩnh vực Blockchain và tiền mã hóa, đặc biệt là Ethereum. Vậy Smart Contract là cái gì? Nó hoạt động ra sao? Ứng dụng và lợi ích của các hợp đồng thông minh này như thế nào? Hãy cùng kienthuctrade.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Smart Contract (Hợp đồng thông minh) là gì?

Smart Contract hay thường được gọi là Hợp đồng thông minh là một bộ giao thức rất đặc biệt có khả năng tự đưa ra các điều khoản, thỏa thuận giữa các bên và thực thi luôn thỏa thuận của hệ thống máy tính bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain.

Mục đích của Smart Contract là đóng góp, xác nhận hay tiến hành đàm phán giữa các bên mà không cần thông qua một bên thứ ba trung gian.

Mình lấy ví vụ, khi bạn và một người nào đó thực hiện giao dịch mua bán nhà đất thì cần phải có hợp đồng và một bên thứ 3 có thẩm quyền pháp lý của nhà nước để xác nhận. Nhưng với Smart Contract thì bạn có thể loại bỏ bên thứ 3 mà vẫn thực hiện giao dịch một cách minh bạch và an toàn.

2. Tại sao cần phải có Smart Contract?

Bạn đi qua một khu phố hay một siêu thị lớn, bạn sẽ để ý thấy một vài chiếc máy bán hàng tự động. Những chiếc máy này thực hiện nhiệm vụ bán các mặt hàng cơ bản như nước đóng chai, bánh hay những gói bim bim một cách hoàn toàn tự động.

Bạn cho 20.000 đồng vào máy, bấm nút chọn chai nước tăng lực, và bùm, bạn có thể lấy nó ở khe lấy đồ. Tất cả được hoàn thành một cách nhanh chóng.

Khi bạn cho vào một số tiền và bấm nút chọn mặt hàng muốn mua tương ứng nó sẽ đưa cho bạn mặt hàng đó, miễn là bạn cho đủ số tiền hợp lệ. Bạn đã thực hiện một thỏa thuận đơn giản hay nói cách khác là một hợp đồng đơn giản.

Toàn bộ điều này diễn ra nhờ một chương trình nhỏ (hợp đồng đơn giản) được mã vào máy trước khi thực hiện:

> if money received == 20.000

> && the button pressed is “Red Bull”

> then release Red_Bull

Đoạn mã đơn giản này hoạt động như một loại hợp đồng tự động. Nó quy ước các điều khoản và tự động thực thi các điều khoản đó. Nhưng chờ đã !

Nhìn vào đây có vẻ bạn sẽ cảm thấy nó quá đơn giản phải không? Có vẻ nó chẳng có gì đặc biệt. Một chiếc máy “ngốc ngếch” như máy bán hàng tự động cũng hoàn toàn có thể thực thi nó; và thực ra nó cũng đã tồn tại hàng vài chục năm trước đây.

Nhưng thực sự Smart Contract không chỉ đơn giản là những đoạn mã tự thực thi như vậy. Để thấy được vấn đề, chúng ta đổi lại ví dụ ở trên bằng cách thay thỏa thuận mua lon nước tăng lực Red Bull với 20.000 của chúng ta bằng một thỏa thuận nghe có vẻ phi lý hơn, chẳng hạn như: “Nếu bạn cho vào máy 1.000 $ thì máy sẽ nhả ra cho bạn 10.000 $”.

Trong trường hợp này, bạn sẽ làm gì? Tin vào thỏa thuận và chạy về vay ngay 1.000$ để cho vào? hay bước qua và lầm bầm “Thằng lừa đảo nào đặt cái máy ở đây vậy?”. Nếu là tôi, chắc chắn tôi sẽ làm như lựa chọn thứ 2. Thật điên dồ. Và thực ra, tôi tin rằng đa phần chúng ta đều làm như vậy.

Mọi thứ diễn ra theo cơ chế if – else giống hệt như việc mua lon nước tăng lực, điều khác biệt duy nhất ở đây là nội dung của thỏa thuận. Chắc hẳn bạn sẽ nghi ngờ và do dự, nhiều khả năng chiếc máy sẽ ăn số tiền của bạn, và số tiền đó không phải là nhỏ như 20.000 đồng.

Thậm chí nó bằng cả mấy tháng lương của bạn và rõ ràng rất rủi ro nếu đánh cược vào niềm tin trong trường hợp này. Bạn có thể tin thỏa thuận mua lon nước 20.000 nhưng chắc chắn bạn không thể tin thỏa thuận kiểu này.

Làm thế nào để chúng ta biết chắc rằng cái máy sẽ trả đủ cho chúng ta 10.000 $ như thỏa thuận?

Làm thế nào để chúng ta biết mã thực thi hợp đồng trong máy sẽ chạy đúng như thỏa thuận?

Có cách nào để xác minh công khai và minh bạch mã này không?

Để trả lời cho những câu hỏi trên, khái niệm Smart Contract ra đời.

3. Lịch sử ra đời của Smart Contract?

Khái niệm Smart Contract được phác họa bởi Nick Szabo vào năm 1994, ông là một học giả trong ngành luật, đồng thời cũng là người tham gia vào lĩnh vực tiền mã hóa, ông nhận ra rằng có thể dùng sổ cái phân quyền cho Smart Contract.

Tuy nhiên, ở thơi điểm đó vẫn chưa có đủ phương tiện kỹ thuật thích hợp để thực hiện hóa mọi thứ. Phải cho đến khi công nghệ Blockchain ra đời và sự xuất hiện của Ethereum thì ý tưởng về Smart Contract của ông mới được phổ biến đến đồng đảo người dùng, cung cấp cho chúng ta thêm một phương thức mới để thiết lập hợp đồng.

4. Khác biệt giữa hợp đồng truyền thống và Smart Contract

Hợp đồng truyền thống được tạo ra bởi các chuyên gia pháp lý để biên soạn một lượng lớn tài liệu và cần bên thứ ba giúp thực thi. Điều này rất mất thời gian và không minh bạch. Nếu hợp đồng xảy ra sự cố thì phải dựa vào hệ thống tư pháp để giải quyết và điều này rất tốn kém nhiều chi phí liên quan.

Đối với Smart Contract, được tạo ra bởi hệ thống máy tính bằng ngôn ngữ lập trình như C++, Go, Python, Java. Trong đó nêu rõ các điều khoản và hình phạt tương đương với một hợp đồng truyền thống đưa ra.

Chỉ có điều là Smart Contract không cần sự can thiệp của con người, do đó đảm bảo việc thực thi được chính xác và công minh nhất. Toàn bộ đoạn mã của Smart Contract này sẽ được thực hiện bởi hệ thống sổ cái phân tán Blockchain.

5. Smart Contract Ethereum hoạt động như thế nào?

Định nghĩa và cách thức hoạt động của Smart Contract với nhiều người vẫn còn khá mơ hồ và khó hiểu, để giải thích một cách đơn giản nhất thì bạn có thể hiểu nguyên lý vận hành của Smart Contract nó tương tự như việc một chiếc máy bán hàng tự động vậy, chung chỉ tự động thực hiện những lệnh do con người lập trình sẵn từ trước.

Đầu tiên, tài sản và điều khoản của hợp đồng sẽ được mã hóa và chuyển vào một block của Blockchain, sau đó Smart Contract này tiếp tục được phân phối và copy sang các node hoạt động trên nền tảng đó. Sau khi có lệnh triển khai thì hợp đồng sẽ được thực hiện theo đúng điều khoản được lập trình sẵn. Đồng thời, smart contract cũng tự động kiểm tra quá trình thực hiện các cam kết đã nêu trong hợp đồng.

Ví dụ để bạn dễ hiểu hơn:

Giả dụ bạn muốn thuê một căn hộ từ tôi. Bạn có thể trả tiền thuê nhà bằng tiền điện tử qua Blockchain. Sau đó biên nhận sẽ được đưa vào một bản hợp đồng thông minh của chúng tôi; Tôi sẽ đưa bạn mật mã vào căn hộ vào một ngày nhất định.

Nếu mật mã đó không đến đúng thời hạn giữa 2 bên thống nhất, hợp đồng thông minh sẽ trả lại tiền. Nếu nó đến trước hạn, hệ thống sẽ giữ lại cả tiền và mật mã cho đến kì hạn. Hệ thống hoạt động dựa trên mệnh đề “If – Then” và được giám sát bởi hàng trăm người, vì vậy sẽ không thể có lỗi sai xảy ra trong việc giao nhận.

khdn-yhue.edu.vn

6. Lợi ích của Smart contract là gì?

Smart Contract là một ứng dụng tận dụng tất cả những điểm mạnh của công nghệ Blockchain mang lại vì vậy nó có rất nhiều lợi ích, dưới đây là các lợi ích chính của nó.

  • Tự động hóa: Quá trình được thực hiện hợp đồng là tự động bằng. Đồng thời bạn chính là người tạo hợp đồng, không còn phải phụ thuộc vào môi giới, luật sư hay bất kì ai khác. Như vậy, nó cũng xóa bỏ những nguy cơ đến từ bên thứ ba
  • Không bị thất lạc: Tài liệu của bạn được mã hóa trên một cuốn sổ cái chung, có nghĩa là không thể bị thất lạc. Với Blockchain, tất cả những người bạn đều có lưu trữ lại tài liệu của bạn.
  • An toàn: Blockchain sẽ đảm bản sự an toàn cho tài liệu của bạn. Không một hacker nào có thể đe dọa đến chúng.
  • Tốc độ: Hợp đồng thông minh sử dụng các ngôn ngữ lập trình, code phần mềm để tự động hóa các điều khoản, tiết kiệm hàng tiếng đồng hồ cho những công việc không cần thiết.
  • Tiết kiệm: Hợp đồng thông minh tiết kiệm cho bạn hàng đống tiền nhờ xóa bỏ khâu trung gian.
  • Chính xác: Các hợp đồng tự động không chỉ nhanh và rẻ hơn mà còn tránh được các lỗi thường thấy khi viết giấy tờ.

7. Làm thế nào để tạo ra một Smart Contract?

Để lập trình nên một smart contract, bạn cần:

  • Chủ thể hợp đồng: Chương trình phải được cấp khả năng truy cập đến sản phẩm/dịch vụ liệt kê trong hợp đồng để có thể tự động khóa hay mở khóa chúng.
  • Chữ kí điện tử: Tất cả các bên tham gia đồng ý triển khai thoả thuận bằng private key của họ.
  • Điều khoản hợp đồng: Điều khoản của smart contract có dạng một chuỗi các hoạt động. Các bên tham gia hợp đồng đều phải ký chấp nhận nó.
  • Nền tảng phân quyền: Smart contract sau khi hoàn tất sẽ được tải lên Blockchain của nền tảng phân quyền tương ứng và được phân phối về cho các node của nền tảng ấy.

8. Ưu và nhược điểm của Smart Contract là gì?

8.1 Ưu điểm của Smart Contract

  • Tiết kiệm chi phí là ưu điểm tiếp theo, thay vì phải trả phí cho bên làm chứng thì bạn chỉ cần trả một khoản phí rất nhỏ cho mạng lưới blockchain.
  • Linh hoạt: hệ thống máy tính tự động sắp xếp và thực thi chính xác những quy định trong hợp đồng thông minh. Từng trường hợp có thể được xử lý linh hoạt và hiệu quả cho người sử dụng.
  • Minh bạch, rõ ràng: mọi giao dịch đều được ghi nhận trên blockchain, có thể truy dấu ra nguồn gốc và không thể đảo nghịch giao dịch.
  • Độ tin tưởng cao: với smart contract và blockchain mã hóa, không một bên nào có thể can thiệp vào quá trình thực thi cũng như thỏa thuận của hợp đồng một khi đã được hoàn tất.
  • Nhanh, gọn và tiện lợi: với sự trợ giúp của blockchain, một hợp đồng thông minh có thể thiết lập và thực thi chỉ trong vài giây. Hợp đồng cũng có thể cùng lúc thiết lập với nhiều người khác nhau và dùng đi dùng lại nhiều lần, rất tiện lợi.

8.2 Nhược điểm của Smart Contract

  • Tính pháp lý: Bạn không được bảo vệ quyền lợi khi xảy ra lỗi phát sinh do pháp luật chưa có chính sách để khai thác, quản lý smart contract
  • Rủi ro từ internet: Bản chất của smart contract là an toàn, nhưng nếu bạn để lộ một số thông tin nhạy cảm hoặc bị các hacker khai thác thì chắc chắn sẽ gặp những trường hợp rắc rối. Điều này là hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn “sống” trên môi trường internet.
  • Nhân tố con người: Vì toàn bộ phần mã được soạn thảo bởi con người, và họ vẫn có thể mắc lỗi. Nếu smart contract đã được tải lên Blockchain, các nhà lập trình sẽ không thể nào thay đổi được nó.

9. Các tính năng chính của một Smart Contract

Smart Contract của Ethereum thường trình có các đặc điểm sau:

  • Phân tán: Được sao chép và phân phối trong tất cả các nút của mạng Ethereum. Đây là một điểm khác biệt so với các giải pháp khác dựa trên các máy chủ tập trung.
  • Tất định: Chỉ thực hiện các hành động mà chúng được thiết kế để thực hiện trong trường hợp các điều kiện được thỏa mãn. Bên cạnh đó, các kết quả của Smart Contract không đổi dù người thực hiện là ai.
  • Tự động: Có thể tự động hóa tất cả các loại tác vụ, nó hoạt động như một chương trình tự thực hiện. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nếu Smart Contract không được kích hoạt, nó sẽ duy trì trạng thái “không hoạt động” và sẽ không thực hiện bất kỳ hành động nào.
  • Không thể sửa đổi: Không thể sửa đổi Smart Contract sau khi triển khai. Chỉ có thể “xóa” chúng nếu chức năng này đã được thêm vào từ trước. Do đó, có thể nói rằng Smart Contract giống như một mã chống giả mạo.
  • Có thể tùy chỉnh: Trước khi triển khai, Smart Contract có thể được mã hóa theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, chúng có thể được sử dụng để tạo ra nhiều loại ứng dụng phi tập trung (Dapp). Điều này là bởi Ethereum là một blockchain có thể được sử dụng để giải quyết bất kỳ vấn đề tính toán nào (Turing complete)
  • Không cần dựa trên sự tin cậy: Hai hoặc nhiều bên của hợp đồng có thể tương tác thông qua Smart Contract mà không cần biết hoặc tin tưởng lẫn nhau. Ngoài ra, công nghệ blockchain đảm bảo tính chính xác của dữ liệu.
  • Minh bạch: Vì các Smart Contract dựa trên một blockchain công khai, không ai có thể thay đổi mã nguồn của chúng, mặc dù bất kỳ ai cũng có thể xem được.

10. Ứng dụng của Smart Contract trong thực tế

10.1 Sử dụng cho các cuộc Bầu cử

Việc thao tứng kết quả bầu cử là rất khó, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra, nhưng hợp đồng thông minh thì sẽ bao giờ có thể thao túng. Bởi vì những phiếu vote được bảo vệ bởi sổ cái sẽ cần được giải mã và cần phải có một quyền truy cập đủ mạnh để tiếp cận nó. Và sự thực là không ai nắm trong tay quyền lực như vậy trong blockchain.

10.2 Logistics (Chuỗi cung ứng)

Chuỗi cung ứng trong bất kì doanh nghiệp nào đều là một hệ thống kéo dài và gồm nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận đều có những công việc nhất định, mà phải làm tuần tự. Và phải được ghi lại để khi xảy ra phát sinh còn biết vấn đề ở đâu

Đây là một quá trình dài hơi và kém năng suất, nhưng với Smart Contract thì mỗi bộ phận tham gia đều có thể theo dõi tiến trình công việc để từ đó hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn. Smart contract bảo đảm tính minh bạch trong điều khoản hợp đồng, chống gian lận.

Nó còn có thể cung cấp cho ta khả năng giám sát quá trình cung ứng nếu như được tích hợp chung với Mạng lưới vạn vật kết nối bằng Internet (Internet of Things).

10.3 Sử dụng cho các nhà quản lý

Blockchain không chỉ cung cấp một sổ cái đáng tin cậy, mà còn loại bỏ những rủi ro nhờ vào một hệ thống tự động, minh bạch và chính xác. Thông thường, hoạt động kinh doanh thường không phải lúc nào cũng thuận lợi do phải đợi sự đồng thuận hay giải quyết các vấn đề bên ngoài và nội bộ. Sổ cái Blockchain sẽ giải quyết việc này.

Vào năm 2015, Tập đoàn Trust & Clearing (DTCC) đã sử dụng một sổ cái Blockchain để lưu trữ thông tin về tài sản chứng khoán trị giá 1.500 nghìn tỷ USD, đồng nghĩa với 345 triệu giao dịch.

10.4 Dịch vụ y tế

Với Smart Contract thì hồ sơ bệnh lý của người bệnh sẽ được mã hóa và lưu trữ trên Blockchain với một khóa riêng, chỉ những người có khóa đó mới có thể truy cập vào xem hồ sơ được.

Đồng thời các hóa đơn cho các cuộc phẫu thuật được lưu trữ trên Blockchain và được tự động chuyển cho bên bảo hiểm. Sổ cái cũng có thể được sử dụng trong việc quản lý chăm sóc y tế, ví dụ như giám sát thuốc men, kết quả xét nghiệm và quản lý các nguồn cung y tế.

Bên cạnh đó Smart contract còn có vô vàn ứng dụng khác, ví dụ như trong quản lí, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, vân vân và vân vân.

Lời kết

Ok. Trên đây là bài viết tổng quan kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về Smart Contract (Hợp đồng thông minh), hi vọng nó sẽ có ích cho những bạn mới tìm hiểu cũng như có kinh nghiệm rồi thì có thể tham khảo và góp ý cho Blog.

Nếu bạn cảm thấy bài viết “Smart Contract (Hợp đồng thông minh) là gì? Ưu và nhược điểm, cách hoạt động ra sao? Ứng dụng như thế nào?” hữu ích thì đừng quên LikeShare và đánh giá 5 sao để ủng hộ kienthuctrade.net nhé.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here