Home Đầu tư Coin Synthetic Asset là gì? Tiềm năng không giới hạn của Synthetic Asset, Tương lai của Synthetic Asset

Synthetic Asset là gì? Tiềm năng không giới hạn của Synthetic Asset, Tương lai của Synthetic Asset

0
Synthetic Asset là gì? Tiềm năng không giới hạn của Synthetic Asset, Tương lai của Synthetic Asset

Những ngày gần đây, các bạn có thể cảm nhận là hầu hết các ứng dụng Tài chính phi tập trung (DeFi) đều đang giống như bản sao của các sản phẩm tài chính truyền thống. Anh em có thể hoán đổi một token này cho một token khác, vay hoặc cho mượn token và thậm chí giao dịch trên sàn với ký quỹ và đòn bẩy.

Nhưng DeFi có thể tiến xa hơn thế nhiều. Các blockchain là những nền tảng mở, toàn cầu và có thể lập trình được. Việc DeFi tạo ra thứ gì đó thực sự độc đáo, không có trong thế giới truyền thống chỉ còn là vấn đề thời gian.

Một trong những ví dụ đầu tiên chúng ta có thể nói đến: Synthetic assets – tài sản tổng hợp. Hi vọng bài viết này kienthuctrade.net đem đến cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về Synthetic Assets trong không gian crypto.

1. Synthetic Asset là gì?

Synthetic Asset (Tài sản tổng hợp) là một loại hình phái sinh mới.

Phái sinh (Derivative) là những tài sản có giá trị được lấy từ một tài sản hoặc điểm chuẩn khác. Ví dụ tiêu biểu về phái sinh là hợp đồng tương lai và quyền chọn. Trong đó người mua và người bán giao dịch các hợp đồng theo dõi giá tương lai của các loại tài sản.

DeFi bổ sung thêm một điều: Synthetic asset là các token đại diện kỹ thuật số của các phái sinh. Trong đó các công cụ phái sinh là các hợp đồng tài chính cung cấp khả năng tiếp xúc tùy chỉnh đối với tài sản cơ bản hoặc vị thế tài chính, synthetic asset là đại diện được token hoá của các vị trí đó.

2. Lợi thế của Synthetic Asset

Là những đại diện được token hoá của các công cụ phái sinh, Synthetic Asset có những lợi thế độc đáo đến từ việc được xây dựng trên blockchain:

  • Việc khởi tạo không cần cấp quyền: Các blockchain công khai như Ethereum đem đến cho bất kỳ ai trên thế giới, khả năng xây dựng hệ thống synthetic asset của riêng họ.
  • Dễ dàng truy cập và chuyển nhượng: Synthetic Asset có thể tự do chuyển nhượng và giao dịch.
  • Pool thanh khoản toàn cầu: Các blockchain vốn dĩ có tính toàn cầu, bất kỳ ai trên thế giới đều có thể tham gia.
  • Không có rủi ro bên thứ 3: Không có một bên thứ 3 làm trung tâm nào nào có đặc quyền kiểm soát blockchain cũng như các synthetic asset.

3. Một số ví dụ của Synthetic Asset

Các synthetic asset có thể token hoá các tài sản vật chất, đưa chúng vào một blockchain để có được tất cả các lợi thế mình đã nêu ra ở trên.

Anh em hãy tưởng tượng bất kỳ ai trên thế giới đều có thể mua token theo dõi S&P 500 và có thể sử dụng token đó làm tài sản thế chấp trong các dự án DeFi khác như Compound, Aave hoặc MakerDAO. Mô hình có thể được mở rộng cho các hàng hóa như vàng hoặc ngũ cốc, cổ phiếu như TSLA hoặc các chỉ số như SPY, các công cụ nợ như trái phiếu và bất kỳ thứ gì khác.

Điều thú vị chính là “bất kỳ thứ gì khác”. Trong tương lai, các công cụ exotic như thị trường văn hóa đại chúng, thị trường meme, thị trường token cá nhân, v.v, có thể được giao dịch thông qua synthetic asset.

Bất kỳ tài sản nào cũng có thể có một phiên bản tổng hợp được đưa lên một blockchain.

Một con số để tham chiếu, tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu toàn cầu trong Q1 năm 2020 là ~$32.5 nghìn tỷ đô. Về mặt lý thuyết có thể được thay thế một phần bằng các phiên bản synthetic asset và giao dịch trên một pool thanh khoản toàn cầu với quyền truy cập mở và miễn phí cho bất kỳ ai.

Xem thêm: Sàn Mitrade là gì? Sàn Mitrade có uy tín không? Sàn Mitrade Có Lừa Đảo Không?

Ví dụ cụ thể: Poop Exchange

Vào cuối năm 2019, một vài developer đã có ý tưởng và phát hành một bản thử nghiệm – điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có một tài sản tổng hợp theo dõi tần suất nhìn thấy phân ở San Francisco?

Ý tưởng khá vui và táo báo phải không nào?

Các token holder sẽ có lợi nhuận khi càng nhiều phân được nhìn thấy và công ty phát hành token có lợi nhuận nếu số lần nhìn thấy phân giảm xuống, sử dụng một oracle báo cáo số lần nhìn thấy phân.

Thị trường token dành cho phân này có thể điều chỉnh các incentive cho chính quyền địa phương San Francisco. Nếu thành phố San Francisco phát hành token poop, họ sẽ được khuyến khích dọn dẹp đường phố để thu lợi.

Ngược lại, các công dân có thể mua token poop như một sự phòng hộ về mặt cảm xúc, đảm bảo rằng ít nhất họ cũng kiếm được tiền nếu đường phố không trở nên sạch sẽ.

Đây là một ví dụ vui và đơn giản nhưng cho chúng ta thấy được tiềm năng của synthetic asset và những thị trường dành cho bất kỳ thứ gì.

4. Những nền tảng Synthetic Asset đáng kể trên thị trường

4.1 Universal Market Access (UMA)

UMA là một giao thức synthetic asset cho phép mọi người tạo lại các sản phẩm tài chính truyền thống, các sản phẩm dựa trên crypto mới lạ, v.v.

Thông qua UMA, hai đối tác kết hợp với nhau để tạo một hợp đồng tài chính tùy ý mà không cần ai cấp phép, được bảo đảm thông qua các ưu đãi kinh tế (tài sản thế chấp) và được thực thi thông qua các hợp đồng thông minh trên Ethereum.

Với tính chất mở, toàn cầu của Ethereum, các rào cản gia nhập được giảm thiểu đáng kể, tạo ra “Sự tiếp cận Thị trường Toàn cầu”.

Ngày nay, các thành viên cộng đồng UMA tập trung đầu tiên vào việc xây dựng đường cong lợi suất được token hóa (ví dụ: yUSD), nhưng nền tảng này có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai để tạo bất kỳ hình thức hợp đồng tài chính nào.

Một số ví dụ:

  • Hợp đồng dựa trên crypto: Token tương lai dưới dạng crypto, đường cong lợi tức, hoán đổi vĩnh viễn, v.v.
  • Các token theo dõi tiền mã hoá hoặc số liệu DeFi: Ví dụ: Mức thống trị của BTC, biểu đồ DeFi TVL, biểu đồ thị phần các DEX hoặc bất kỳ số liệu nào khác.
  • Các sản phẩm tài chính truyền thống: Cổ phiếu Hoa Kỳ & Toàn cầu (ví dụ: TSLA hoặc token APPLIC), các kế hoạch hưu trí tư nhân, các sản phẩm bảo hiểm và niên kimM.
  • Exotics: Ví dụ về poop.exchange, văn hóa đại chúng, thị trường meme, v.v.

UMA đang tự định vị mình như một giao thức nối dài đem đến sự thú vị và sáng tạo cho thị trường tài chính. Như với poop.exchange, một số hợp đồng này có thể được sử dụng để thiết kế lại cơ bản các ưu đãi – một sự đổi mới từ không đến một!

4.2 Synthetix

Synthetix là một giao thức để phát hành và giao dịch các synthetic asset trên Ethereum. Synthetix tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại tài sản bao gồm tiền mã hoá, cổ phiếu và hàng hóa, tất cả đều on-chain.

Các token theo dõi giá của những tài sản này có thể được mua và bán nguyên bản trong hệ sinh thái Synthetix, hoạt động dựa trên sự kết hợp của thế chấp, staking và phí giao dịch.

Đáng chú ý, hệ sinh thái Synthetix đang chuyển sang được vận hành hoàn toàn bởi cấu trúc của các DAO, nơi các token SNX là trung tâm của toàn bộ hệ sinh thái. SNX có thể được stake để cung cấp tài sản thế chấp hỗ trợ các vị thế tài sản tổng hợp trong khi đổi lại sẽ nhận được phí giao dịch và hoạt động như một token quản trị trong DAO.

Là nền tảng tài sản tổng hợp hàng đầu trong DeFi, Synthetix hiện đã phát hành hơn 150 triệu đô la “Synth”. “Synth” là synthetic asset trong hệ sinh thái Synthetix. Đứng đầu trong số các Synth là sUSD, stablecoin của nền tảng của họ, đang đạt mức vốn hóa thị trường gần 100 triệu đô.

Hiện nay, Synthetix chủ yếu cung cấp các synthetic asset dựa trên tiền mã hoá như sETH và sBTC, cũng như các index-token như sDeFi và sCEX để theo dõi một rổ tài sản. Phần lớn lực kéo của họ có thể là nhờ vào thiết kế thị trường độc đáo, nơi tài sản giao dịch dựa trên oracle và do đó không bị trượt giá khi mua hoặc bán.

4.3 Khác

Một số nền tảng synthetic asset khác đang được xây dựng với thiết kế độc đáo. Có thể kể đến Morpher, DerivaDEX (Coinbase Ventures đầu tư), FutureSwap, DyDx và Opyn, Hegic hoặc Augur.

4.4 Rủi ro

Synthetic Asset là phát kiến mới trên Ethereum và hệ sinh thái DeFi. Nhưng chúng ta chỉ mới bắt đầu, không thể bỏ qua những rủi ro vốn có:

  • Rủi ro hợp đồng thông minh: Hợp đồng thông minh và synthetic asset hoàn toàn có thể là mục tiêu tấn công của hackerH.
  • Rủi ro quản trị: Các nền tảng này hầu hết thường được quản lý bởi những người tham gia phi tập trung. Điều này vẫn chưa được trải qua sự kiểm chứng trên quy mô lớn.
  • Rủi ro Oracle: Nhiều synthetic asset dựa vào oracle để hoạt động, chúng tiềm ẩn một số rủi ro về mặt niềm tin và khả năng thất bại.
  • Rủi ro nền tảng: Ethereum và các blockchain cơ bản khác có thể gặp khó khăn trên quy mô lớn và hoạt động tệ hơn trong thời gian cao điểm. Phí giao dịch có thể rất cao và không hiệu quả.

5. Tương lai của Synthetic Asset

Theo mình, hiện tại lĩnh vực Synthetic Asset trên DeFi vẫn còn đang ở những bước sơ khởi ban đầu với những công cụ phái sinh khá đơn giản.

Tuy nhiên, DeFi biến đổi và thích ứng rất nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn, những sản phẩm tài chính truyền thống đã mất nhiều năm trời mới có thể ra mắt và đi vào hoạt động, có thể được đưa lên DeFi chỉ trong vài tháng.

Tương lai của Synthetic Asset trong DeFi chính là như vậy. Chúng ta sẽ nhanh chóng thấy được những sản phẩm tài chính truyền thống mang độ phức tạp rất cao, ví dụ như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi, token nợ, token nợ của nợ,… xuất hiện trên DeFi.

Một fact nhỏ: Giá trị của các Synthetic Asset và Derivative trong tài chính truyền thống là cực kỳ lớn. Ước tính giá trị của tất cả các hợp đồng phái sinh vào năm 2017 là lên tới 1,2 triệu tỷ USD – một con số lớn hơn theo cấp số nhân so với giá trị bất động sản toàn cầu (217 nghìn tỷ USD), nợ toàn cầu (215 nghìn tỷ USD), thị trường chứng khoán toàn cầu (73 nghìn tỷ USD), tổng nguồn cung vàng của thế giới (7,7 nghìn tỷ USD). Thị trường Crypto còn khá mới và non nớt mà chúng ta đang tham gia, giá trị chỉ tầm 300 tỷ USD.

Do đó, có thể thấy cơ hội phát triển của các Synthetic Asset trong DeFi là cực kỳ lớn.

Bên cạnh đó, vấn đề lớn của DeFi nói chung và Synthetic Asset hiện nay là về khả năng mở rộng của blockchain Ethereum.

Cụ thể, tốc độ giao dịch có thể rất chậm và phí giao dịch cao không tưởng trong những thời điểm chúng ta cần giao dịch thành công nhất.

Trong tương lai, chúng ta sẽ thấy những blockchain khác, với hiệu suất cao và phí giao dịch rẻ tham gia vào đường đua Synthetic Assets. Song song với đó, các giải pháp Layer-2 giải quyết vấn đề mở rộng cho các blockchain Layer-1 như Ethereum cũng là một hướng đi đáng mong đợi.

Kết luận

Synthetic Asset đem đến khả năng tiếp cận rộng rãi và toàn cầu vào các thị trường tài chính hiện có, và không có giới hạn.

DeFi và Synthetic Asset đang biến đổi rất nhanh, anh em hãy luôn cập nhật kiến thức để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào nhé! Những phát kiến này có thể là cánh cổng để điều chỉnh cơ bản các động lực tài chính và thậm chí là thay đổi cách chúng ta đang sống.

Nếu các bạn thấy bài viết này hay, thì đừng quên LikeShare và đánh giá 5 sao để ủng hộ kienthuctrade.net nhé.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here