Home Kiến thức trading Tâm lý thị trường là gì? Phân tích tâm lý thị trường trong trading

Tâm lý thị trường là gì? Phân tích tâm lý thị trường trong trading

0
Tâm lý thị trường là gì? Phân tích tâm lý thị trường trong trading

Trong bài viết ngày hôm nay, Kienthuctrade sẽ cùng bạn tìm hiểu những kiến thức về tâm lý thị trường để giúp bạn giao dịch hiệu quả hơn!

Tâm lý thị trường là gì ?

Tâm lý thị trường là khái niệm dùng để chỉ một thái độ chung của các nhà đầu tư đối với một chứng khoán cụ thể hoặc thị trường tài chính nói chung. Tâm lý thị trường là một thuật ngữ đề cập tới thái độ và cảm xúc.

Xét theo ngữ nghĩa khái quát nhất thì tâm lý thị trường là tâm lý của đám đông, ngoài các tâm lý thường được nhắc đến là “tham lam” hay “e ngại” thì còn rất nhiều cảm xúc phức tạp khác nữa.

Có một cách để tốt để hiểu về khái niệm tâm lý thị trường, đó là tìm hiểu điều phủ định của nó, đâu sẽ là yếu tố không phải là tâm lý thị trường. Những điều mà một trader cho rằng sắp sửa diễn ra đối với một cặp tiền tệ cụ thể có thể giống hoặc không giống với điều mà cộng đồng trader nhận định.

Có những lúc đi ngược lại với đám đông là một quyết định hợp lí, nhưng một trader thường sẽ không thể quyết định rằng mình theo đám đông hay “bơi ngược dòng”, nếu như không xác định được tâm lý thị trường hiện tại đang ra sao.

Trực giác và Tâm lý thị trường

Hãy tưởng tượng rằng bạn trở về nhà muộn sau một bữa tiệc và đang sải bước trên một con đường ánh sáng lập lòe. Lúc này trên đường không hề có xe cộ hay người đi bộ nào khác ngoài bạn.

Trong đầu bạn có thứ gì đó thôi thúc rằng bạn phải đi nhanh hơn nữa, hoặc quay lại và tìm đường khác để về nhà. Đây chính là lúc “trục giác” của bạn đang lên tiếng mách bảo.

Các trader đã dày dạn kinh nghiệm luôn có “trực giác” mách bảo, nhất là khi họ đã giao dịch các loại tiền tệ được một thời gian dài.

Đối với các nhà giao dịch này, giao dịch không khác gì một màn khiêu vũ. Trong điệu nhảy ấy, bằng bản năng của mình, các nhà giao dịch sẽ biết được lúc nào thì cần lùi một bước, lúc nào thì nên tiến, lúc nào thì sang ngang.

Họ có thể biết được một loại tiền tệ nhất định hiện đang trong tình trạng bị vượt mua hay vượt bán mà không hề cần tới các kỹ thuật phân tích, các dữ liệu về dòng chảy hay các dự đoán của các chiến lược gia Forex.

Tuy nhiên đây lại là một kỹ năng mà không phải ai cũng có được, dù cho có tham gia giao dịch nhiều năm đi chăng nữa. Bởi vậy, việc có thể xác định được tâm lý thị trường hoặc biết được các động thái của thị trường sẽ là yếu tố để trở thành một nhà giao dịch thành công.

Tâm lý thị trường về rủi ro và Tâm lý thị trường về một loại tiền tệ

Trước khi tham gia vào một lệnh giao dịch đối với một loại tiền tê, các trader cần phải xem xét rằng lúc này thị trường có đang chấp nhận rủi ro không? Hay là đang e ngại mạo hiểm.

Trong thời điểm tâm lý thị trường chưa chắc chắc (có thể là trước thời điểm ngân hàng trung ương đưa ra quyết sách, trước một cuộc bầu cử diễn ra, hoặc khi có thảm họa tự nhiên ập đến,…) thị trường có thể rơi vào trạng thái kiểm tỏa, mọi người rời khỏi giao dịch hoặc ít nhất là sử dụng các sản phẩm (phương tiện) tài chính khác để giúp giảm thiểu rủi ro.

Trong trường hợp này, các nhà đầu tư trên toàn cầu thường bán cổ phiếu và mua vào trái phiếu với loại tiền tệ mang lại lợi nhuận. Tương tự, khi thị trường ổn định và mức độ tăng trưởng toàn cầu dường như được đảm bảo, thì các nhà đầu tư sẽ lại sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Lúc này thì cổ phiếu và hàng hóa sẽ được giao dịch nhiều hơn, còn trái phiếu và các tiền tệ mạnh như đồng Đô la hoặc Euro (thường được mua nhiều vào lúc tình hình bất ổn để phòng ngừa rủi ro) sẽ ít được quan tâm hơn trước.

Các trader nên theo dõi các tiêu chí đo lường rủi ro mỗi ngày, để biết được rằng rủi ro đang ở mức báo động, mức trung lập hay là mức “phiêu lưu mạo hiểm”.

Chỉ khi đã hiểu được tâm lý chịu rủi ro của các nhà đầu tư toàn cầu, trader mới có thể chuyển sang bước tìm cách nắm bắt quan điểm của thị trường về một loại tiền tệ nhất định.

Để đánh giá tâm lý hiện tại của thị trường đối với một loại tiền tệ, nhà giao dịch sẽ tiến hành quan sát các phân tích kỹ thuật, tình hình nắm giữ giao dịch (từ các nguồn như Ủy ban Giao dịch Tương lai Hàng hóa, Sàn giao dịch Tài chính Tokyo,…), thông tin về dòng chảy tài chính (dựa trên thông tin từ tổ chức lưu ký) và các dự báo thị trường.

Chẳng hạn nếu như thị trường đang trong trạng thái e ngại rủi ro, các nhà đầu tư trên toàn cầu có thể sẽ chuyển sang mua vào các trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ. Việc xác định nguồn tiền mua các trái phiếu này là chảy vào từ thị trường chứng khoán Mỹ hay từ nước ngoài sẽ giúp xác định xem đồng Đô la có được hưởng lợi từ các luồng tiền này hay không.

Trong trường hợp dòng tiền chảy từ nước ngoài vào, nếu thị trường đã trong trạng thái mua vào rất nhiều đồng Đô la, thì có lẽ lượng cầu mới xuất hiện đối với đồng Đô la sẽ không giúp hỗ trợ nhiều, bởi lẽ lúc ấy các nhà giao dịch sẽ tính đến chuyện chốt lời.

Nếu thị trường đang bán ra rất nhiều Đô la (bất kể nguyên do là gì), mà lượng cung Đô la đột nhiên bị thắt chặt, thì đồng tiền này vẫn có thể tăng giá rất cao dù cho lượng cầu bị hạn chế.

Tâm lý đối với Quốc gia với Tâm lý đối với Tiền tệ của Quốc gia đó

Mặc dù nói ra điều này có vẻ khá ngược đời, nhưng có những lúc mà tâm lý thị trường đối với một loại tiền tệ nhất vẫn tích cực, dù cho thị trường đang có thái độ tiêu cực đối với quốc gia phát hành đồng tiền đó.

Vào tháng 10 năm 2013, khi thị trường đang không biết chắc được liệu Mỹ có quyết định nâng hạn mức nợ và giải quyết vấn đè ngân sách hay không thì đồng Đô la vẫn giữ được xu hướng tăng giá.

Trong thời điểm diễn ra khủng hoảng tại khu vực đồng tiền chung Euro, các nhà đầu tư nháo nhác tìm cách thoát khỏi nợ của các quốc gia ngoài khu vực. Bởi các nhà đầu tư đổ xô vào Trái phiếu kho bạc Mỹ và Công trái của Đức nên giá của đồng Euro đã giảm (nhưng không giảm mạnh như nhiều nhà giao dịch dự đoán).

Lời khuyên: Các công cụ tài chính ít rủi ro như trái phiếu (ví dụ: trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, của Đức,..) hay các loại hàng hóa (vàng), hoặc tiền tệ (chủ yếu là đồng Đô la Mỹ và các tiền tệ khác có thị trường trái phiếu lớn) là các ‘”món ăn xoa dịu” – tức là các món ăn giúp bạn giải tỏa khi cảm thấy không khỏe hoặc suy sụp (chẳng hạn như món súp gà của Bà nấu hoặc một mẩu sô-cô-la) và khi bạn đã cảm thấy ổn hơn rồi thì bạn sẽ không còn muốn ăn súp gà hay sô cô la nữa.

Đối với tiền tệ cũng như vậy, các nhà đầu tư sẽ chỉ mua vào các đồng tiền ít rủi ro khi không cảm thấy mình sẽ không bị thua lỗ, hoặc nếu có thì cũng không đáng kể. Khi mối nguy hiểm đã qua đi thì các nhà đầu tư này sẽ lại bán ra số tiền “an toàn” kia và quay sang tiếp tục “phiêu lưu mạo hiểm”.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here