Home Đầu tư Coin NFT Meets Defi – Sự kết hợp giữa NFT và DeFi, Tương lai của sự tích hợp giữa NFT và DeFi

NFT Meets Defi – Sự kết hợp giữa NFT và DeFi, Tương lai của sự tích hợp giữa NFT và DeFi

0
NFT Meets Defi – Sự kết hợp giữa NFT và DeFi, Tương lai của sự tích hợp giữa NFT và DeFi

Nhiều người cho rằng, sau DeFi, chủ đề NFT sẽ là hot trend sắp tới của thị trường cryptocurrency. Tuy nhiên theo mình vẫn còn quá sớm để có thể nói rằng NFT sẽ thành xu hướng. Tuy nhiên, để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào, mình nghĩ nên chủ động tìm hiểu trước về nó.

Bài biết dưới đây được dịch từ bài viết gốc trên Messari, sẽ đem tới cho anh em 1 góc nhìn mới về NFT và DeFi. Điều gì sẽ diễn ra khi cả 2 kết hợp với nhau? Cùng kienthuctrade.net theo dõi bài viết này nhé.

Lời mở đầu

Từ cuối năm 2019, DeFi (tài chính phi tập trung) đã phát triển mạnh mẽ và đạt được những bước tiến to lớn trong thị trường tiền điện tử. Một loạt các ứng dụng đã được thiết lập và sử dụng rộng rãi, có những dự án tăng trưởng lên đến hàng nghìn %.

Sự phổ biến của nền tảng DeFi đã vô hình chung tạo ra một bài toán cần giải quyết nếu tài sản thế chấp chỉ có duy nhất và độc nhất thì sao.

Ví dụ:

Chúng ta vay ai đó 1 BTC hay 1 lượng vàng có thể trả 1 BTC hay 1 lượng vàng. Vay 100$ thì sẽ trả 100$. Dù trả 2 đồng 50$ cũng được, không quan tâm tới việc đó có phải là đồng 100$ cũ hay không, chỉ cần tổng là 100$.

Tuy nhiên với các tài sản độc nhất và quý hiếm như bức tranh nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci chỉ có 1. Nếu ai đó vay bức tranh đó thì phải trả đúng bức tranh đó do họa sĩ vẽ chứ ko thể đem tiền ra trả được. Mà điều đó dường như là không thể.

Đó là lý do ra đời ứng dụng NFT trong không gian nền tảng của Defi. Đã có những dự án NFT hoạt động dựa trên sự kết hợp và khai thác các tính năng của DeFi như tính thanh khoản hay staking để xây dựng mạng lưới ban đầu.

Ví dụ dự án: Axie Infinity, Rarible và MEME.

Ngày nay, các tính năng đã được mở rộng hơn với việc cho vay và đi vay trên NFTfi (Non-fungible loan platform – nền tảng cho vay không thể thay thế), tạo điều kiện cho người dùng có thể vay hơn $60.000 với khoản thế chấp nhất định.

Bây giờ chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu cụ thể xem sự kết hợp giữa NFT và Defi sẽ như thế nào.

1. Phần 1: Sự kết hợp giữa NFT và DeFi 

DeFi x NFTs = NFTfi

Ra mắt vào tháng 5 năm 2020, NFTfi là một giao thức (protocol) cho phép người dùng nạp/gửi NFT của họ làm tài sản thế chấp để vay một khoản ETH tương ứng.

Người dùng có thể lựa chọn các điều khoản theo mong muốn cho khoản vay của họ (Ví dụ: lãi suất và số lượng ETH) hoặc đợi những đề nghị tốt hơn từ những người cho vay tiềm năng khác.

So với các nền tảng ứng dụng thuần Defi, NFTfi được đánh giá kém hơn về cả tính ứng dụng và vốn hóa. Nhưng không thể phủ nhận vai trò của nó trong bối cảnh quy mô thị trường, mức độ cũng như thời gian phát triển được chi phối.

NFTfi sẽ bước đầu cải thiện và giúp nâng cao tính thanh khoản cho những tài sản có vốn hóa nhỏ, thanh khoản kém, là cơ sở để tạo ra những ứng dụng mang tính đột phá hơn.

Theo quy định, NFTfi sẽ thu phí 5% trên phần lãi mà người cho vay nhận được khi hoàn thành xong mỗi đơn hàng.

Ví dụ: 

Người cho vay cho vay thành công 1ETH. Sau 1 tháng được hoàn trả lại 1.05 ETH.

Trong đó 1 ETH gốc và 0.05 ETH là khoản lãi thu được.

Vậy NFTfi sẽ tính phí = 0.05 ETH * 5%

Khi nhu cầu người dùng tăng cao và số lượng các khoản vay cũng tăng lên thì NFTfi sẽ có kế hoạch giảm mức phí 5% này.

Và đến thời điểm hiện tại, nếu người dùng vay một khoản tiền 4000$ thì số tiền lãi mà người đó cần trả rơi vào khoảng 185$ (khoảng 4.6%). Đây không phải là một số tiền lớn, nhưng số tiền phí được giảm (từ 5% xuống 4.6%) đã chứng minh việc số lượng người tham gia đang có xu hướng gia tăng.

Xem thêm: Sàn Mitrade là gì? Sàn Mitrade có uy tín không? Sàn Mitrade Có Lừa Đảo Không?

Vậy loại tài sản nào có thể được sử dụng để làm tài sản thế chấp?

Mặc dù Dune Analytics (một nền tảng cho phép cộng đồng tạo và chia sẻ dữ liệu mạng Ethereum) chỉ cung cấp danh sách contract của các tài sản thế chấp NFT.

Nhưng có thể thấy CryptoVoxels (chiếm 24.2%) và CryptoKitties (chiếm 29.3%) là 2 tài sản được sử dụng để thế chấp nhiều nhất. Trong đó khoản vay lớn nhất của NFTfi hiện tại khoảng 20 ETH với việc sử dụng CryptoKitties Founder Cat làm tài sản thế chấp.

Nhìn trên biểu đồ ta có thể thấy được CryptoVoxels đang đạt được sức hút đáng kể với 24.2% tài sản được thế chấp. Đó là một trong những dự án tiên phong được phát triển trên nền tảng Metaverse (Metaverse là một dự án phi tập trung cung cấp cơ sở hạ tầng lưu trữ tài sản cho nhu cầu xã hội và doanh nghiệp ).

Các dự án phát triển trên Metaverse được xem là có cơ hội mang đến các khoản vay tài chính thế chấp, nơi mà các khối/khoảng đất (land – vùng được sở hữu) được sử dụng để tạo ra như các sản phẩm kỹ thuật số hoặc cửa hàng trưng bày nghệ thuật cho tới việc tạo ra dòng tiền.

Tương tự, Decentraland (Decentraland là một nền tảng blockchain hỗ trợ bởi Ethereum được đại diện bởi mã ERC-721 trên cho phép người dùng có thể mua bán, trao đổi và kiếm tiền từ các các ứng dụng thực tế ảo ) đã cung cấp các khoản vay thế chấp trên nền tảng của nó (hiện chỉ áp dụng với người dùng là cá nhân).

2. Phần 2: NFTfi sẽ phát triển DeFi và NFT Pie như thế nào ?

Trong thế giới thực, các khoản cho vay bằng tài sản thế chấp (vay thế chấp) rất phổ biến và đôi khi có lãi suất tốt hơn các khoản vay bằng tiền mặt (vay tín chấp). Còn trong mạng lưới của tiền kỹ thuật số và thế giới ảo, các khoản vay tương tự không phổ biến vì rào cản về mức phí, thời gian cho vay.

Ngoài ra, có thể rất rủi ro vì vẫn còn quá nhiều sự không chắc chắn trong việc định giá NFT hay các tài sản kỹ thuật số khác. Hầu hết các vấn đề trên vẫn chưa được giải quyết tại thời điểm hiện tại. Dù nếu chỉ xét riêng về sự nổi bật nhất của NFT là tính khan hiếm thì cũng chưa thể khẳng định được giá trị thực của nó.

Theo tài liệu tham khảo, thẻ Gods Unchained (Gods Unchained là trò chơi đánh bài trên nền tảng blockchain) là tài sản lớn thứ hai được sở hữu bởi Whale Community Vault, nó tập trung vào việc cung cấp một lối chơi cạnh tranh cho người dùng.

Một trong những đợt bán token thành công nhất gần đây là bảo hiểm giao thức Yinsure NTF, chuyên cung cấp bảo hiểm chống rủi ro cho hợp đồng thông minh (smart contract).

Mặc dù thứ người chơi quan tâm hàng đầu là giá cả nhưng việc tồn tại wash trade (tạo lệnh tự động để tạo ra xu hướng giá giả mạo) khiến cho việc xác định giá cả của chúng ta trở nên khó khăn hơn.

Với việc thiết lập một thị trường lành mạnh trong lĩnh vực cho vay và đi vay giúp nâng cao hơn giá trị và chỗ đứng của NTF trong thị trường khi người vay không có khả năng hoàn trả thì tài sản thế chấp sẽ thuộc về quyền sở hữu của anh em.

Dựa vào nghiên cứu giá cả của tiền điện tử, cho thấy một xu hướng phát triển ngày một rõ ràng hơn của tài sản không thể thay thế NFT, mức độ rủi ro cho các khoản vay bằng NTF sẽ giảm dần, từ đó số lượng khoản vay sẽ ngày càng gia tăng.

Khi toàn bộ thị trường có đủ khả năng đáp ứng cho sự phát triển của NFTs thì cũng sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dùng phổ thông với các khoản vay nợ được bảo hiểm bằng các NFT. Giống như việc sử dụng BAT và MANA làm tài sản thế chấp để vay qua MakerDAO, người dùng sẽ ngày càng tin tưởng và sẵn sàng sử dụng NFT làm tài sản thế chấp để vay mượn.

Việc đầu cơ vào nghệ thuật tiền điện tử, bảo hiểm NFT hoặc các loại tài sản khác trong trò chơi như Axies, thẻ Gods Unchained hoặc Decentraland có thể mang lại cho người tham gia lợi nhuận đáng kể nhờ tiện ích tương ứng của chúng mang lại (Ví dụ: Các cửa hàng được xây dựng trên nền tảng Decentraland).

3. Phần 3: Tương lai của sự tích hợp giữa NFT và DeFi

Hầu hết người tham gia vào thị trường Crypto đều có một mục đích đó là “đầu cơ”. Từ đó có thể thấy các ứng dụng NFT dựa trên DeFi giống như các khoản vay thế chấp sẽ được ủng hộ và phát triển nhanh hơn là các ứng dụng hardcore.

Để phục vụ cho sự phát triển về sau, cần giải quyết các vấn đề mà người dùng phải đối mặt như phí gas và vấn đề quản lý ví. Bên cạnh việc cho vay, người dùng sẽ kỳ vọng hơn nữa vào sự phát triển của NFT dựa trên cảm hứng được lấy từ Defi như staking, bảo hiểm…

Không phải tất cả NFT được tạo ra đều có tính chất giống nhau, hãy chắt lọc những nền tảng và giao thức mang lại giá trị đích thực để có những quyết định đầu cơ đúng đắn.

Lời kết

Trong năm 2020, DeFi là trend phát triển mạnh nhất và mang lại nguồn vốn rất lớn từ bên ngoài đến với thị trường crypto.

NFT là một công nghệ mới, với số vốn hóa thị trường nhỏ nên vẫn có nhiều không gian phát triển trong tương lai. Người ta có thể không cần biết giao dịch hay biết nhiều về công nghệ blockchain nhưng vẫn có thể tham gia chơi Mèo ảo trên Crypto Kitties hay sưu tập thẻ bóng đá của Barcelona. Chính vì thế, NFT ngày càng nhận được sự được quan tâm của cộng đồng.

Trong thời gian sắp tới, hy vọng chúng ta sẽ thấy được sự phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng lẫn quy mô của ứng dụng NFT trong không gian Defi từ đó nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những dự án tốt, mang lại lợi nhuận cao.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here