Home Đầu tư Coin AMM là gì? AMM hoạt động như thế nào đối với Defi?

AMM là gì? AMM hoạt động như thế nào đối với Defi?

0
AMM là gì? AMM hoạt động như thế nào đối với Defi?

Trong nhiều bài viết về các chủ đề Defi thì các bạn thấy mình hay nhiều lần nhắc đến AMM (Autonomous Market Makers). AMM gần như một bước phát triển rất mạnh mẽ dành cho DEX.

Trong bài viết hôm nay, Kienthuctrade.net sẽ tìm hiểu sâu về cách mà các AMMs hoạt động trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) thông qua 2 mô hình AMM trên Balancer và Uniswap.

1. Automated Market Maker ( AMM ) là gì?

Automated Market Maker (AMM) là công cụ tạo lập thị trường tự động và thường hoạt động trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX), nơi mà mọi thứ diễn ra tự động mà con người không thể can thiệp, Sàn giao dịch phi tập trung có AMM thường dựa trên các công thức toán học để định giá giá trị của một Token.

Giống như các sàn giao dịch bình thường khác, AMM có nhiều cặp giao dịch khác nhau nhưng không có lệnh mua hay lệnh bán nào, và trader cũng không cần phải tìm kiếm người mua. Thay vào đó, một hợp đồng thông minh sẽ hoạt động với vai trò người thực hiện trong một giao dịch.

Quá trình này cũng khá tương tự như các dịch vụ chuyển đổi nhanh như ShapeShift và Changelly. Tuy nhiên điểm khác biệt ở đây nằm ở nguồn vốn dự trữ của công ty sẽ được thay thế bằng các bể thanh khoản (Liquidity pools) trên hợp đồng thông minh.

Một bể thanh khoản bao gồm 2 loại tài sản trong một cặp giao dịch. Tỷ lệ tương đối của mỗi mã Token trong bể là điều quyết định giá trên lý thuyết của một tài sản cụ thể. AMM trực tuyến đầu tiên có tên Bancor, được thành lập năm 2017, nhưng công cụ phổ biến nhất hiện tại lại là Uniswap, Curve, Kyber Network và Balancer.

2. Giá trị kinh tế của DEX ở đâu?

Vấn đề của các Tokens, Coins hiện nay là chỉ có 10% số Token được giao dịch thường xuyên (Coin Top), 90% khối lượng giao dịch (volume) tập trung vào 10% số Tokens đó. Vậy điều gì xảy ra với các Token khác?

Trong kinh tế học, đây được gọi là “hiện tượng đuôi dài”. Nếu anh em nhìn vào biểu đồ này, anh em sẽ thấy phần màu xanh lá cây luôn được giao dịch thường xuyên với khối lượng rất lớn. Đây đại diện cho những Coin top, chúng luôn được list lên các sàn giao dịch tập trung (CEX) nên luôn có khối lượng giao dịch lớn và khả năng thanh khoản dồi dào.

Còn phần màu vàng, tuy khối lượng giao dịch thấp nhưng chúng RẤT NHIỀU. Người ta vẫn muốn sử dụng nó và có nhu cầu trao đổi, mua bán và có thể xem chúng như những vật thiết yếu nhưng rẻ tiền, ít người xài. Vậy nên, nó không quá hot để các sàn lớn như Binance và Coinbase list lên. Và đặc biệt, việc list trên các sàn đó quá tốn kém với bản thân mỗi dự án.

Vì vậy, sàn DEX được tạo ra, giúp mọi người trao đổi những loại token vốn hóa thấp này.

Ý tưởng hoạt động của các sàn DEX là để mọi thứ tự động, người mua và người bán tự kết nối nhau và tự động giao dịch theo một giá có sẵn, chứ không có đặt lệnh mua, lệnh bán, thỏa thuận như ở các sàn tập trung (CEX). Vì vậy, người ta gọi cơ chế đó là Autonomous Market Makers (AMM).

3. Vấn đề thanh khoản trong DEX

Vậy các token anh em hold trong dài hạn có ý nghĩa gì? Như đã đề cập ở trên, các token ít phổ biến nhưng vẫn có người muốn mua bán nó thì làm sao để thanh khoản cho họ?

AMM tạo một “Pool” đầy đủ các tokens họ cần. Khi ai cần mua bán gì cứ đến Pool đó trao đổi. Điểm đặc biệt là Pool này tự nó hoạt động và ai cũng có thể đóng góp tài sản của mình vào “pool”. Những người này được gọi là nhà cung cấp thanh khoản (liquidity Providers).

4. Giới thiệu về Autonomous Market Makers(AMM)

Bancor được cho là người đi đầu trong việc tạo ra các thuật toán cho Autonomous Market Makers (AMM). Cơ chế thuật toán của họ là tạo ra mối quan hệ giữa token A và token B.

Vậy nó diễn ra như thế nào?

Câu trả lời là “Thông qua các công thức toán học”.

Cụ thể, đó là về hình dạng của đường cong trong các công thức toán học này. Trong AMMs, tất cả các đường cong khá giống nhau do bản chất của các giao dịch là như vậy. Nhưng các công thức toán học trong mỗi AMMs lại khác nhau rất nhiều. Và điểm giống nhau là chúng luôn sử dụng một biến hằng số.

Điều đó có nghĩa là bất kể mối quan hệ giữa các Token là gì thì token A và token B luôn có một hằng số để kết nối cả hai mã thông báo với nhau.

Điều thú vị về các nhà tạo lập thị trường tự động là nó có thể trở nên cực kì phức tạp. Ở đây, mình chỉ nói về mối quan hệ giữa 2 token. Chúng ta có thể dễ dàng mở rộng quy mô này lên 3, 4, thậm chí 8 token được liên kết với nhau. Và cái hay ở đây là nó tạo sự minh bạch về giá cho các nhà đầu tư.

5. Mô hình AMM của Bancor

5.1 Bancor là gì ?

Bancor về cơ bản là một sàn giao dịch phi tập trung. Họ cho phép trao đổi các Crypto Assets và các token ERC20 trên mạng Ethereum. Thay vì sử dụng một token như ETH để giao dịch (như việc xài VNĐ là công cụ chính để giao dịch các loại hàng hóa) thì Bancor tạo ra BNT Token.

BNT là mẫu số chung (đồng tiền chung) của tất cả các nhóm thanh khoản (Pool Tokens) trong hệ sinh thái của họ.

5.2 Bancor hoạt động như thế nào ?

Nó hoạt động một cách rất đơn giản. Ví dụ anh em muốn bay giữa Singapore và Hà Nội, nhưng vì covid, không có chuyến bay thẳng nào từ Singapore đến Hà Nội. Vậy anh em sẽ làm gì? Đầu tiên bay từ Singapore đến Sài Gòn, rồi bay từ Sài Gòn ra Hà Nội. Về cơ bản đó là cách hệ thống của Bancor hoạt động.

Giả sử mình có LISA Token. Và anh em có C98 Token. Anh em muốn đổi LISA Token lấy C98 Token. Đầu tiên, mình phải đổi LISA lấy BNT, rồi mới đổi BNT lấy C98 Token. Tuy nhiên, tất cả việc này được tự động hóa bởi Bancor, mình chỉ cần cung cấp cho họ token LISA. Họ sẽ làm vài phép toán và mình sẽ nhận được C98 Token.

Đó chính xác là cách mà Bancor hoạt động. Bancor có đồng tiền chung là BNT, cho phép anh em truy cập tới tất cả các token khác có sẵn trên hệ thống của Bancor. Tất nhiên anh em không phải đi trade, mua bán với từng cặp để có được mục đích của mình, có rất nhiều thuật toán và hệ thống có sẵn sẽ hỗ trợ anh em.

6. Mô hình AMM của Uniswap

Mô hình thứ 2 mà mình muốn nói đến là Uniswap.

6.1 Uniswap là gì ?

Uniswap tương tự như Bancor. Điểm khác biệt duy nhất là Uniswap chỉ dùng mạng lưới Ethereum. Vì vậy, Uniswap chỉ dành cho các token ERC20. Vì Uniswap chỉ dành cho mạng lưới ethereum, vậy nó có cần token của riêng mình không?

Nó không cần! Uniswap sử dụng luôn ETH là đồng tiền chung để chuyển đổi, mua bán giữa các token trong hệ sinh thái của nó.

6.2 Sự khác biệt với Bancor

Với Bancor, anh em không thể sử dụng Ethereum làm đồng tiền chung. Vì với Bancor, họ có các token khác không phải là ERC20, như EOS, Tron hay các nền tảng khác.

Vì vậy, ETH không được dùng làm đồng tiền chung trên hệ thống của Bancor, đơn giản vì ETH không thể hoạt động được trên mạng lưới blockchain của EOS.

6.3 Uniswap hoạt động như thế nào ?

Giống như Bancor, thuật toán Uniswap cũng tương tự như việc bay từ Singapore đến Sài Gòn rồi đến Hà Nội. Nhưng thay vì chọn “Sài Gòn” là BNT như ở Bancor, Uniswap chọn ETH.

Vì vậy, với Uniswap, nó đơn giản hơn rất nhiều vì họ chỉ giao dịch các token trên nền tảng Ethereum ERC20.

Xem thêm: Sàn Mitrade là gì? Sàn Mitrade có uy tín không? Sàn Mitrade Có Lừa Đảo Không?

7. Công thức toán học đằng sau AMM trong DEX

Nhìn chung, nó là một mô hình rất đơn giản. Có một giá trị không đổi liên kết giữ 2 mã token khác nhau trong một sàn giao dịch phi tập trung.

Công thức:

Trong đó:

  • K là biến hằng số mà mình đã đề cập.
  • X là token A
  • Y là token B

Mình có thể thay đổi biến 0,5 thành các số khác. Nhưng nói chung, tổng của lũy thừa của X và Y phải bằng 1. Trong trường hợp này: 0.5 + 0.5 = 1

Khi anh em lập bản đồ này, anh em sẽ nhận được một đường cong lõm, như hình dưới đây. Khi mình thêm thanh khoản vào, đường cong dịch chuyển ra ngoài. Điều đó tốt vì anh em sẽ chịu ít phí (ở đây là phí trượt giá) khi anh em giao dịch. Nhưng nhìn chung, đường cong sẽ không thay đổi nhiều.

Hằng số K có ý nghĩa gì trong việc giao dịch các token ?

Do hằng số, như mình nói ở trên, điều đó sẽ dẫn đến một hiện tượng thú vị! Hãy tưởng tượng các hình này có màu trong suốt và anh em có thể thấy cả ba hình chữ nhật trên. Đây là các hình chữ nhật khác nhau ở dưới đường cong.

Nó có nghĩa gì khi cả 3 đều ở dưới đường cong?

Vùng dưới đường cong cho thấy số token mà anh em sẽ được nhận được khi hoán đổi một token này cho một token khác. Anh em có thể thấy rằng khi anh em thay đổi số lượng token dùng để hoán đổi thì anh em sẽ nhận lại một tỉ lệ hoán đổi khác nhau.

Nhưng điều thú vị là nếu anh em tính toán diện tích của ba hình chữ nhật (tưởng tượng chúng không trùng nhau) thì diện tích của 3 hình chữ nhật là như nhau!

Nhờ hằng số K này làm cho những hình chữ nhật này đều giống nhau về khối lượng!

Bởi vì theo lý thuyết bảo toàn, nguyên tắc đầu tiên trong vật lý, không có gì bị mất đi, nó chỉ thay đổi từ dạng này sang dạng khác. Vì vậy, nó cũng đúng với hằng số K này. Tổng diện tích dưới đường cong sẽ vẫn như cũ bởi vì không có gì bị mất đi hoặc được tạo ra. Anh em sẽ thấy công thức này dùng cho trong cả Bancor và Uniswap.

Vậy điều đó có nghĩa là gì?

Bất cứ khi nào anh em thay đổi từ token A sang token B hoặc từ B sang A, số lượng thay đổi là như nhau, miễn là đường cong không dịch chuyển. Nếu đường cong thay đổi vì có thêm thanh khoản, thì khu vực dưới đường cong sẽ khác. Nhưng nếu mọi thứ vẫn như cũ, anh em có thể thay đổi bất kỳ số lượng Token A nào cho Token B và tổng số token sẽ là giống nhau!

Lời kết

Tại sao chúng ta lại quan tâm đến AMM? Đơn giản vì chúng cho phép giao dịch liên tục và cung cấp thanh khoản trong hệ thống.

Hiểu cách nó hoạt động như thế nào giúp chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc biết được liệu một dự án có phải là một trò lừa đảo, một ponzi hay là một dự án thực với một mục tiêu, một lợi ích thực sự cho cộng đồng.

Đây mới chỉ là cơ chế toán học của AMM mà chúng ta đang sử dụng phổ biến. Sẽ mất rất nhiều thời gian để nói kỹ hơn về các AMMs và các sàn giao dịch phi tập trung (DEX)!

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here