Home Chứng khoán Giao dịch breakout là gì? Tìm hiểu về hiện tượng đột phá giả (False breakout) trong giao dịch Forex. Cách xác định và cách thức phòng tránh thua lỗ bởi phá vỡ giả False Breakout

Giao dịch breakout là gì? Tìm hiểu về hiện tượng đột phá giả (False breakout) trong giao dịch Forex. Cách xác định và cách thức phòng tránh thua lỗ bởi phá vỡ giả False Breakout

1
Giao dịch breakout là gì? Tìm hiểu về hiện tượng đột phá giả (False breakout) trong giao dịch Forex. Cách xác định và cách thức phòng tránh thua lỗ bởi phá vỡ giả False Breakout

Giao dịch đột phá (Breakout trading) là một chiến lược giao dịch phổ biến và khả thi. Nhưng không phải tất cả các break out đều xảy ra mà nhiều trong số đó là những đột phá giả, còn được gọi là False breakouts hay fakeouts. Điều này có thể gây bực bội, chưa kể nó thường dẫn đến một quyết định sai lầm và giao dịch thua lỗ.

Tuy nhiên, một số nhà giao dịch lành nghề có thể cảm nhận được những gì đang xảy ra đằng sau thị trường và phản ứng nhanh với tình huống này. Trên thực tế, breakouts giả có thể là các thiết lập có lợi khi bạn biết cách giao dịch chúng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về breakouts giả, cách nhận biết cũng như những chiến lược kiếm lời từ hiện tượng False breakout trên thị trường Forex.

1. Breakout giả trong thị trường Forex là gì?

Breakout giả xuất hiện trên biểu đồ khi giá phá vỡ một mức nào đó, nhưng sau đó đột nhiên thay đổi hướng. Khi breakout đầu tiên xảy ra, nhiều nhà giao dịch bị cuốn vào thị trường bằng cách giao dịch theo hướng của đột phá.

Những nhà giao dịch này bị mắc kẹt khi giá đảo chiều, dẫn đến một loạt các lệnh dừng lỗ được kích hoạt. Dưới đây là một ví dụ về hiện tượng breakout giả và đảo chiều:

Chúng ta có biểu đồ Đầu và vai đảo ngược (Inverted Head and Shoulders) được đánh dấu màu xanh lam. Đường màu đỏ là đường viền cổ (Neck line) cũng được coi là đường tín hiệu.

Trong vòng tròn màu đỏ, chúng ta thấy một đột phá ở phía trên đường viền cổ của biểu đồ giá. Điều này cho thấy tiềm năng tăng giá mạnh.

Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng hành động giá nhanh chóng từ chối sự bứt phá tăng giá này. Giá đảo chiều mạnh và tạo ra một động thái giảm giá gần bằng với kích thước của mẫu H & S đảo ngược. Do đó, chúng ta nói rằng đột phá trong vòng tròn màu đỏ là một đột phá giả.

2. Các loại False Breakout thường gặp

2.1. False Break Out vùng đỉnh

Khi thị trường đang cố gắng tăng lên nhưng không thể đóng nến trên vùng giá kháng cự cũ, từ đó hình thành sự bứt phá thất bại (False Break).

2.2. False Break Out vùng đáy

Trong trường hợp False Break Out vùng đáy, chúng ta cũng có thể thấy một cây nến có bóng khá dài được rút lên ngay ngưỡng hỗ trợ của giá trước đó. Đây là sự phá vỡ đáy giả nhầm đá bay stop loss của những lệnh buy bắt đáy.

3. Sức mạnh của Breakout giả

Sau khi đã thất bại bởi False breakouts nhiều lần, bạn chắc hẳn sẽ có thể nhận ra rằng những mô hình giả này thực sự có thể cung cấp các cơ hội tốt để vào lệnh.

Trên thực tế, một số nhà giao dịch thiết kế toàn bộ chiến lược giao dịch của họ xung quanh những kịch bản “giả” này, vì đó có thể là một cách tiếp cận giao dịch đem lại hiệu quả mạnh mẽ.

Thông thường, nếu đột phá giả cho thấy một xu hướng tăng, bạn có thể mở lệnh Sell cặp Forex với giả định rằng việc pullback theo hướng giảm giá đang diễn ra. Ngược lại, nếu breakouts giả tạo ra một xu hướng giảm, thì đây có thể là một cơ hội để mở lệnh “Buy” tốt.

Nghe có vẻ đơn giản phải không? Nhưng mấu chốt chính là bạn phải học được cách dự đoán và phân biệt một breakout giả với một breakout thật. Cách tốt nhất để làm điều này là nghiên cứu dữ liệu lịch sử giá trên biểu đồ của bạn trong một khung thời gian thích hợp.

4. Cách xác định Breakout giả

Đây là phần khó nhất trong giao dịch phá vỡ giả. Nếu bạn không thể học cách xác định một breakout giả, bạn không thể giao dịch với để kiếm lãi từ nó.

Ví dụ, sẽ có lúc bạn đọc sai hành động giá của một phá vỡ giả và giá quay trở lại điểm phá vỡ để xác nhận đột phá ban đầu và tiếp tục theo hướng của đột phá ban đầu đó.

Một cách để xác định các đột phá giả đó là theo dõi khối lượng giao dịch. Breakout thật thường có khối lượng giao dịch tăng lên mạnh mẽ. Khi khối lượng giao dịch thấp, nhiều khả năng đột phá không thành công.

Vì vậy, nếu khối lượng giao dịch thấp hoặc giảm đột ngột trong breakout, thì bạn nên xem xét liệu có phải là một cái bẫy breakout giả hay không. Trái lại, nếu khối lượng giao dịch cao hoặc tăng, thì đây có thể là một đột phá thật xảy ra trên biểu đồ.

Trên đây là ví dụ về một đột phá xảy ra trong một xu hướng tăng. Chúng ta có chỉ báo Volume được thêm vào dưới cùng của biểu đồ, hiển thị khối lượng giao dịch tăng tại thời điểm đột phá.

Sau khi phá vỡ, giá tiếp tục đi theo hướng phá vỡ. Đột phá này được xác nhận thông qua khối lượng giao dịch, và do đó nó tạo ra một cơ hội hấp dẫn để vào lệnh theo một xu hướng giảm. Bây giờ, hãy quan sát một mô hình Breakout giả:

Trong ví dụ này, có thể thấy khối lượng giao dịch của đoạn giá trước khi xảy ra Breakout không có nhiều biến động. Đây chính là tín hiệu của một breakout giả khi thị trường không phản ứng với đột phá này.

5. Một ví dụ khác về False Breakout

Hãy nhìn vào ví dụ này, đây là một ví dụ rõ ràng hơn, cũng như đưa ra cho bạn mức Stop Loss và Take Profit để chúng ta giao dịch:

Khi quan sát biểu đồ H1 của cặp GBP/USD, chúng ta nhận thấy có một mức hỗ trợ mạnh tại ngưỡng 1.279 và đã được test 3 lần. Đột nhiên một thanh nến đóng cửa bên dưới mức hỗ trợ đó, đây không phải là một tín hiệu thực sự đáng tin, kèm theo đó là yếu tố khối lượng giao dịch giảm xuống lại càng củng cố thêm nhiều niềm tin rằng thị trường đang có hiện tượng False Breakout.

Tiếp đó, là hiện tượng từ chối Breakout lại được biểu thị bằng mô hình Bullish Engulfing. Đây chính là cơ hội để vào lệnh Buy

Chúng ta Stop Loss tại bên dưới mô hình nến Engulfing. Take Profit khi khối lượng giao dịch có giấu hiệu giảm lại.

6. Cách thức phòng tránh thua lỗ bởi False Breakout

6.1. Tránh những lệnh bắt đỉnh bắt đáy

Điều đầu tiên bạn nên nhớ đó là thị trường Forex không có đáy và đỉnh thực sự nếu mô hình vẫn chưa hình thành. Có một câu nói là “đỉnh hôm nay có thể là đáy ngày mai, đáy hôm nay có thể là đỉnh ngày mai”.

Thế nên bạn cần phải có sự xác nhận của thị trường tại vùng giá đó sẽ là cây nến đóng cửa qua được hay rút chân lại, từ đó chúng ta có thể đưa ra quyết định vẫn chưa muộn. Hãy luôn thật chắc chắn và đừng mạo hiểm với túi tiền của bạn.

6.2. Tránh đặt stop loss quá sát với lệnh giao dịch

Các bạn thường hay nghĩ rằng một lệnh giao dịch với stop loss càng ngắn càng tốt nhưng trong thực tế nó chỉ đúng một phần, vì lúc thị trường biến động mạnh, những stop loss ngắn quá ngắn sẽ dễ dàng bị thổi bay nếu không đặt ở những vị trí an toàn hơn, nhất là đối với tình huống False Breakout thì dễ dàng bị stop loss lệnh giao dịch đó. Vậy nên hãy cho lệnh giao dịch của bạn có cơ hội được tồn tại đủ lâu nhé.

7. Chiến lược giao dịch với Breakout giả

7.1. Điểm vào lệnh (Entry point)

Điểm vào lệnh là rất quan trọng khi giao dịch breakout giả. Khi bạn thấy giá phá vỡ một mức nào đó, với khối lượng giao dịch thấp hoặc giảm, bạn có thể chờ đến khi giá quay trở lại để kiểm tra. Nếu giá quay trở lại với momentum cao hơn so với giá phá vỡ, thì đây có thể là một đột phá giả.

Nếu mức chính bị phá vỡ theo hướng tăng với khối lượng thấp, bạn có thể bán cặp Forex trên mức pullback giảm. Nếu mức chính bị phá vỡ theo hướng giảm giá với khối lượng thấp, bạn có thể mua cặp Forex trên pullback tăng.

Lưu ý rằng các mức chính có thể ở nhiều dạng, bao gồm mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự, đường xu hướng, kênh giá, mức Fibonacci, điểm Pivot, mô hình giá, mô hình nến, v.v.

7.2. Đặt dừng lỗ (Stop loss)

Quản lý rủi ro là rất quan trọng khi giao dịch breakout giả vì giá có xu hướng biến động mạnh xung quanh các khu vực này.

Như đã đề cập trước đó, trong một số trường hợp, một mô hình đột phá thực sự có thể được ngụy trang thành đột phá giả, kiểm tra các mức chính và sau đó tiếp tục theo hướng của đột phá ban đầu.

Do đó, bạn nên luôn bảo vệ giao dịch của mình bằng lệnh Dừng lỗ. Đây là cách tốt nhất để hạn chế rủi ro của bạn khi giao dịch mô hình fakeout. Vậy bạn nên đặt lệnh dừng lỗ ở đâu khi giao dịch với breakout giả? Nơi tốt nhất để đặt Stop loss thường là ở phía đối diện của đột phá ban đầu. Hãy quán sát ví dụ đưới dây:

Đây là hình ảnh biểu đồ mà chúng ta đã sử dụng cho ví dụ trước. Tuy nhiên, lần này chúng ta sẽ chỉ ra vị trí thích hợp cho lệnh Dừng lỗ. Trong nhiều trường hợp, lệnh Dừng lỗ sẽ tương đối gần với điểm vào của bạn, điều này sẽ cho bạn tỷ lệ Risk:Reward rất hấp dẫn.

Vì giá có khả năng đảo chiều mạnh sau khi đột phá giả xảy ra, bạn sẽ có thể định vị Dừng lỗ khá chặt chẽ. Rốt cuộc, nếu giá phá vỡ mức này, thì rất có thể hành động giá đó đang xác nhận rằng đây thực sự là một đột phá thật.

7.3. Mục tiêu trong giao dịch Breakout giả

Không có mục tiêu cụ thể khi giao dịch với đột phá giả. Các mẫu biểu đồ là một ngoại lệ vì hầu hết chúng ta có thể đặt mục tiêu ở khoảng cách bằng với kích thước của mô hình. Nếu đột phá giả xảy ra trong một biểu đồ giá, hãy đo kích thước của mô hình và đặt mục tiêu ở phía đối diện với vị trí đột phá ban đầu.

Bạn nên giữ giao dịch của mình nếu khối lượng giao dịch lớn trong quá trình di chuyển giá. Nếu khối lượng giao dịch sụt giảm, sự di chuyển giá có thể sẽ yếu dần và bạn nên đóng giao dịch để bảo toàn lợi nhuận của bạn tại thời điểm đó. Ngoài ra, đừng bao giờ quên để mắt tới hành động giá, nó luôn rất hữu ích cho việc tìm kiếm điểm thoát của bạn.

Breakout giả vẫn luôn là một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của các nhà giao dịch vì đây là tín hiệu gây nhiễu thị trường. Bài viết trên đây chia sẻ những kiến thức cần thiết về breakout giả, hi vọng sẽ hữu ích cho nhà đầu tư trong việc phân biệt breakout thật và giả, cũng như kết hợp với các chiến lược giao dịch để tận dụng thu lợi nhuận từ chính hiện tượng này. Chúc bạn giao dịch thành công!

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here