Home Đầu tư Coin Hash Rate Là Gì? Chỉ số quyết định số mệnh của Bitcoin? Tại sao giá Bitcoin giảm mà Hash Rate vẫn tăng?

Hash Rate Là Gì? Chỉ số quyết định số mệnh của Bitcoin? Tại sao giá Bitcoin giảm mà Hash Rate vẫn tăng?

0
Hash Rate Là Gì? Chỉ số quyết định số mệnh của Bitcoin? Tại sao giá Bitcoin giảm mà Hash Rate vẫn tăng?

Hash Rate hay Hash Power là thuật ngữ chúng ta thường xuyên bắt gặp trong giới đào Bitcoin (BTC) nói riêng và đào tiền ảo nói chung. Tỷ lệ Hash rất quan trọng đối với mạng lưới của một đồng coin, việc hashrate giảm hay tăng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của mạng lưới blockchain, và hashrate do các thợ đào quyết định.

Vậy chính xác HashRate là gì? Chỉ số này có ý nghĩa gì với các hoạt động đào Bitcoin cũng như các đồng coin khác? Cùng kienthuctrade.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. HashRate là gì?

Hash Rate hay còn được gọi là tỷ lệ hàm băm – là một đơn vị đo lương khả năng giải các thuật toán của các thiết bị khai khác tiền điện tử, trong đó bao gồm cả BitcoinEthereum và cryptocurrency khác.

Hoạt động đào Bitcoin thực chất là các thợ đào (miner) sẽ đi giải các thuật toán nhằm xác nhận các giao dịch trên mạng lưới, vì vậy đòi hỏi phải có thiết bị phần cứng đủ mạnh, giúp tìm ra hash cần thiết trong khoảng thời gian  ngắn nhất có thể.

Việc một miner hay nhóm miner (mỏ đào – mining pool) kiểm soát nhiều hơn 50% hash rate của một mạng lưới là cách tấn công của các hacker, hay còn được gọi là tấn công 51%.

Dưới đây là biểu đồ Hash Rate của mạng Bitcoin từ năm 2017 đến 2018:

Như chúng ta thấy ở biểu đồ trên, Hash Rate của Bitcoin tăng dần đều từ 2017 tới nay, mặc dù đã giảm xuống 50 quintillion từ đỉnh 62 quintillion vào tháng 8/2018, nó vẫn đang trong xu hướng tăng rất mạnh. Trong khi thị trường tiền ảo thì lại giảm đến 80%, lượng Hash Rate lại tăng 150% trong 6 tháng vừa qua. Điều này có nghĩa là gì?

Hash Rate cho chúng ta biết mức độ thường xuyên tham gia vào mạng Bitcoin của các máy đào cùng sức mạnh đào của chúng. Với Hash rate tăng như vậy tức là các máy đào vẫn tham gia mạng Bitcoin đều đặn và sức mạnh của chúng đang tăng dần. Chúng chấp nhận chịu lỗ hiện tại để tích luỹ Bitcoin, và có vẻ như sẽ không bao giờ ngừng đào.

Xem thêm: Ưu nhược điểm sàn giao dịch ASX Markets là gì?

2. Xác định tỷ lệ hàm băm

Nói một cách đơn giản, tốc độ hay sức mạnh băm có thể được định nghĩa là tốc độ mà tại đó, một máy đào có thể hoạt động. Khai thác tiền điện tử liên quan đến việc tìm kiếm các khối (block) thông qua cách tính toán rất phức tạp. Máy đào phải tạo ra hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu lần tính toán mỗi giây để tìm ra câu trả lời đúng nhằm giải quyết khối.

Nói cách khác, để khai thác hiệu quả một khối, thợ mỏ phải băm (chia) khối sao cho nó nhỏ hơn hoặc bằng “mục tiêu”. Mục tiêu thay đổi theo thay đổi về độ khó. Để đến một băm (hoặc đích) đã cho, trình khai thác phải thay đổi một số tiêu đề của khối, được gọi là “nonce”. Mỗi Nonce bắt đầu từ zero và được tăng lên mỗi lần để có được hash (hoặc mục tiêu – target) cần thiết.

Nếu chúng ta cho rằng sự thay đổi của nonce là một trò chơi may rủi, thì cơ hội nhận được băm (hoặc target) đã cho là rất thấp. Với một thợ mỏ, phải thực hiện nhiều cố gắng bằng cách thay đổi nonce. Số lần thử mà thợ mỏ thực hiện mỗi giây được gọi là tỷ lệ băm hoặc công suất băm.

3. Các đơn vị đo lường của Hash Rate

HashRate được tính bằng Hash/giây (H/s). Ngày nay, những máy đào Bitcoin (những máy tính siêu mạnh) có tốc độ phép tính khác nhau. Hiệu suất của máy đào được tính bằng MH/s (Megahash / giây), GH/s (Gigahash / giây), TH/s (Terrahash/ giây) và thậm chí PH/s (Petahash / giây).

Ví dụ: Một máy có tốc độ 80 băm mỗi giây sẽ tạo ra 80 lần đoán mỗi giây khi cố gắng giải quyết một khối. Kilohash (KH/s) dùng để chỉ 1.000 băm, megahash (MH/s) chỉ 1.000 kilohashes, terahash (TH/s) chỉ 1.000 megahashes, và petahash (PH/s) chỉ 1.000 terahashes.

Các máy khác nhau được sử dụng để khai thác các loại coin khác nhau sẽ có các tỷ lệ Băm khác nhau.

Ví dụ: Một máy khai thác Bitcoin có tỷ lệ băm khác với tỷ lệ băm của Ethereum. Điều này có thể được xác định bằng các thuật toán khác nhau được sử dụng bởi tiền điện tử vì chúng không sử dụng cùng một lượng bộ nhớ và máy tính để khai thác.

Dưới đây là một số giá trị thông thường được sử dụng cho tỷ lệ băm:

Giá trị Quy đổi Đơn vị
1 KH/ s 1.000 Băm/ giây
1 MH/ s 1.000.000 Băm/ giây
1 GH/ s 1.000.000.000 Băm/ giây
1 TH/ s 1.000.000.000.000 Băm/ giây
1 PH/ s 1.000.000.000.000.000 Băm/ giây

 

Tỷ lệ băm của mạng Bitcoin hiện nay là 50 TH/s. Tỷ lệ này tăng khi ngày càng có nhiều thợ mỏ tham gia vào thị trường, đồng nghĩa với việc cạnh tranh sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

4. Mối quan hệ giữa tỷ lệ băm, lợi nhuận khai thác mỏ và độ khó

Tỷ lệ băm, lợi nhuận của thợ mỏ và khó khăn phụ thuộc vào nhau theo nhiều cách. Hãy cứ lấy bitcoin làm ví dụ. Bất cứ khi nào độ khó của mạng Bitcoin tăng lên, tỷ lệ băm tăng lên và do đó, người khai thác kiếm được 12,5 BTC và phí giao dịch.

Số lượng người khai thác trong mạng Bitcoin làm tăng độ khó, vì một người khai thác cần tính toán nhiều dự đoán hơn mỗi giây. Càng nhiều người tham gia, độ khó sẽ tăng lên, số bitcoin tìm ra sẽ giảm xuống, và lợi nhuận phụ thuộc vào giá bitcoin, giá tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại.

5. Hash Rate có ý nghĩa gì?

Vậy sự gia tăng nhanh chóng của Hash Rate có phải là dấu hiệu cho thấy sự chấp nhận tiền điện tử trên diện rộng? Ariel Yarnitsky – Đống sáng lập của WinMiner, tin rằng những gì chúng ta đang chứng kiến là minh chứng tiêu biểu của công nghệ phát triển quá nhanh đi đôi với tiến hoá chậm của con người.

Theo ông, sự áp dụng công nghệ mới luôn luôn bắt đầu với 1 sự bùng nổ, thường được khởi xướng bởi những người tiên phong, kéo theo đó là sự áp dụng rất tự nhiên của công nghệ vào thực tế:

“Các công nghệ thành công phải trải qua giai đoạn này và có 1 sự thổi phồng tự nhiên và đều đặn hơn. Trong trường hợp này, có lẽ hoạt động đào được tiếp diễn liên tục và quyết tâm của máy đào trên toàn mạng lưới là 1 dấu hiệu rất tuyệt vời của tiền điện tử trong giai đoạn được áp dụng trên diện rộng.”

6. Tại sao giá Bitcoin giảm mà Hash Rate vẫn tăng?

Theo Yuriy Avdeev – CEO của nền tảng Blockchain CINDX cho rằng:

“Lẽ dĩ nhiên, các máy đào coin sẽ không dễ dàng bán tháo các đồng coin mà chúng tốn công sức đào được, tức là chúng đang tích luỹ coin trong thời gian dài. Điều này không thể làm giá tăng nhanh ngay được. Với hoàn cảnh hiện tại, mức độ phức tạp của việc đào coin tăng dần và giá coin giảm không ngừng, các vùng quốc gia có giá điện rẻ như Canada, Iceland, Nga hay các vùng phía Nam sẽ có lợi. Họ sẽ có khả năng đào coin với chi phí thấp hơn. Lượng Hash Rate thậm chí không giảm mà còn tăng là do đó.”

Một nguyên nhân nữa, đưa ra bởi Igor Lebedev – CTO của SONM,

“Đây là lý do đào coin luôn là 1 thị trường sôi động. Nếu có nhiều máy đào hơn, mỗi máy sẽ được nhận ít phần thưởng hơn vì tổng phần thưởng trong ngày là cố định, vậy sẽ có máy ngừng đào. Do đó số máy đào còn lại sẽ được nhận phần thưởng cao hơn. Bằng cách này, sẽ không thể có trường hợp không còn máy đào nào tồn tại. Nếu nhiều máy rời đi, sẽ có máy khác nhảy vào vì phần thưởng còn lại tăng lên.”

7. Có nên tiếp tục đào Bitcoin khi Hashrate đang tăng mạnh?

Khi Hashrate đang ở mức 55 quintilliion (55,000,000,000,000,000,000) hash trên giây, thị trường giá Bitcoin tiếp tục giảm. Đây là mối quan ngại lớn và có thể ảnh hưởng đến các thợ đào

Tuy nhiên, bạn có thể cứ yên tâm khai thác lợi nhuận từ Bitcoin vì lượng Bitcoin bạn đào được sẽ không bốc hơi ngay cả khi giá đột ngột giảm. Lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng nhưng cách duy nhất để bạn có thể tiến lên trong vô vàn các thợ mỏ khác là tiếp tục khai thác.

Tỷ lệ băm, lượng phần thưởng mà thợ đào nhận được cùng với tính cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc lẫn nhau trên nhiều khía cạnh. Điều thú vị việc đào BTC sẽ khó khăn hơn khi có nhiều thợ mỏ tham gia vào mạng lưới khai thác này.

Do đó cần phải tăng sức mạnh hàm băm (tức là cần phải thực hiện nhiều dự đoán tính toán mỗi giây để tìm giải pháp). Mối tương quan thú vị này được thực thi trong chính giao thức Bitcoin để thời gian chặn trung bình vẫn còn 10 phút.

Khi đọc đến đây, một số bạn sẽ nảy ra ý định khai thác bitcoin bằng cách cung cấp sức mạnh băm cho mạng Bitcoin. Tuy nhiên, đây là một chuyện tốn kém tiền bạc và năng lượng đến mức mà hầu như không ai có thể làm được bởi nó đòi hỏi bạn phải đầu tư phần cứng đắt tiền, trả tiền điện rất lớn và yêu cầu bạn có một số lượng kiến ​​thức máy tính tốt.

Lời kết

Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để cho rằng Bitcoin sẽ còn tồn tại trong thời gian dài dựa trên tần suất tham gia mạng lưới của các máy đào Bitcoin, và chỉ nên thực sự lo lắng khi không còn máy đào nào hoạt động. Đương nhiên chuyện này hầu như không thể xảy ra được vì mỗi máy đào sẽ được nhận phần thưởng nhiều hơn nếu tổng số máy giảm đi, tạo ra động lực rất lớn cho chúng.

Tuy nhiên để kết luận Bitcoin sẽ đạt được đỉnh mới thì có lẽ là hơi sớm, hash rate thôi là chưa đủ, Bitcoin cần sự nhận biết và sử dụng từ tất cả mọi người, cộng thêm ủng hộ từ phía Chính phủ và giới đầu tư tổ chức để có thể tạo đỉnh mới.

Trên đây là bài viết “Hash Rate là gì? Tại sao tỷ lệ hàm băm Hash Rate lại quyết định vận mệnh của Bitcoin?” hi vọng nó sẽ mang đến nhiều kiến thức bổ ích mà bạn đang tìm kiếm.

Đừng quên theo dõi chuyên mục “Kiến thức tiền điện tử” của chúng tôi để cập nhật thêm các bài viết hay khác về thị trường crypto.Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích thì đừng ngại LikeShare và đánh giá 5 sao bên dưới để ủng hộ kienthuctrade.net .

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here