Home Kiến thức trading Mô hình nến cốc và tay cầm Cup And Handle là gì? Hướng Dẫn Giao Dịch Với mô hình giá Cup And Handle – Cốc Và Tay Cầm

Mô hình nến cốc và tay cầm Cup And Handle là gì? Hướng Dẫn Giao Dịch Với mô hình giá Cup And Handle – Cốc Và Tay Cầm

0
Mô hình nến cốc và tay cầm Cup And Handle là gì? Hướng Dẫn Giao Dịch Với mô hình giá Cup And Handle – Cốc Và Tay Cầm

Thị trường tài chính nói chung và thị trường forex nói riêng, các mô hình giá là vô cùng quan trọng với trader. Trong đó mô hình Cup & Handle – Cốc và Tay cầm được sử dụng khá phổ biến.

Việc sử dụng các mô hình giá với các mô hình biểu đồ là những công cụ tốt nhất mà chúng ta có thể sử dụng để giao dịch trên thị trường với mức độ chính xác đáng ngạc nhiên mà bạn có thể bất ngờ.

Cùng tìm hiểu mô hình Cup & Handle – Cốc và Tay cầm là gì nhé.

1. Mô hình giá Cốc và Tay cầm là gì?

Trong thị trường giảm giá rồi tăng giá đều, sẽ tạo nên một đường vòng cung, Phần cốc được hình thành khi giá bắt đầu giảm nhẹ, sau đó giá tiếp tục đi xuống, tạo thành đáy cốc, rồi nhẹ nhàng tăng trở lại, tạo thành hình “U”. đó chính là phần cốc.

Sau khi phần cốc hoàn thành một mô hình khung giao dịch sẽ tiếp tục hình thành ở phía bên phải và tạo nên cái tay cầm. Phần tay cầm là một sự hồi giá nhẹ, theo sau phần cốc của mô hình.

Sau đó là sự đảo chiều theo hướng đi lên, phần tay cầm thường sắc nét nên có hình chữ “V” và không giảm nhiều như phần cốc. Tín hiệu mua được kích hoạt khi giá vượt qua đỉnh bên phải của phần cốc. Đó cũng chính là tên gọi của mô hình cốc và tay cầm.

Mô hình Cup and Handle thường được nhiều trader sử dụng.

Mô hình giá này lần đầu tiên được giới thiệu trong cuốn sách Kiếm tiền bằng đầu tư chứng khoán của William O’Neil, mô hình cốc và tay cầm là một mô hình biểu đồ tăng giá rất nổi tiếng trên thị trường chứng khoán, nhưng có vẻ cũng hoạt động tốt ở các thị trường khác, đặc biệt trong thị trường forex.

Trong cuốn sách O’Neil cho rằng, mô hình này sẽ kéo dài từ 1 đến 6 tháng trên thị trường. Lý tưởng nhất thì chiều dài cơ bản của mô hình đạt it nhất 7 tuần, tuần giảm đầu tiên được tính là tuần số 1.

 

Vòng thời gian trung bình của mô hình Cup and Handle

Chiều cao trung bình của mô hình Cup and Handle

Mức tăng trung bình của mô hình Cup and Handle sau khi phá vỡ

Nghiên cứu của Bulkowski (2005) cho thấy mức tăng trung bình sau khi phá vỡ mô hình Cup and Handle là 34%. Bulkowski cũng đưa ra mục tiêu giá cho mô hình sau breakout.

Cup and Handle

Gía phá vỡ + ((Gía cao nhất của phần cốc – giá thấp nhất tại đáy cốc) x 50%)

Cup and Handle đảo ngược:

Gía phá vỡ – (Chiều cao của tay cầm  x 47%)

Tâm lý giao dịch trước mô hình Cup and Handle

Tâm lý giao dịch của mô hình Cup and Handle như sau: Phần chữ “U” của cốc là nơi giá giảm nhẹ và với tín hiệu giảm giá này, các nhà đầu cơ thường cảm thấy hoang mang.

Tín hiệu giảm giá này thường bắt đầu với khối lượng giao dịch giảm trước đó. Khi giá đạt đến mức mà các tổ chức và những người giao dịch lớn sẽ thấy được giá trị, họ sẽ bắt đầu tích lũy cổ phiếu, điều này được thể hiện qua sự gia tăng về khối lượng.

Tuy nhiên, một khi giá chạm đến mức đỉnh phía bên trái của phần cốc thì mức giá đó đóng vai trò như một đường kháng cự, và các nhà giao dịch sẽ bắt đầu bán ra. Việc bán ra này góp phần tạo ra phần tay cầm của mô hình .

Các nhà giao dịch lại cố gắng mua thêm một lần nữa để đạt đến vùng kháng cự đó là mức giá của miệng cốc. Nếu giá vượt qua vùng kháng cự này, thì sự hồi giá đã kết thúc và tiếp tục xu hướng tăng.

Đột phá này cũng thu hút sự chú ý của các nhà giao dịch động lực, những người mang lại khối lượng lớn hơn để tăng thêm sức mạnh cho đột phá. Tuy nhiên, nếu giá không thể bứt phá qua đường kháng cự này, rất có thể xu hướng giảm giá sẽ xuất hiện.

Mô hình Cup and Handle đảo ngược

Một biến thể khác của mô hình Cup and Handle đó chính là mô hình đảo ngược. Xu hướng trước khi mô hình Cup and Handle đảo ngược xuất hiện có thể xu hướng đi lên hoặc xu hướng giảm.

Bulkowski  giải thích rằng, với mô hình Cup and Handle đảo ngược, ban đầu giá sẽ tăng, tạo thành phần đỉnh. Sau đó, giá nhẹ nhàng di chuyển xuống, tạo ra hình mái vòm chữ “n”. Phần tay cầm là sự hồi giá đi lên từ phía bên phải của cốc  và sau đó đảo chiều đi xuống, chạm mức ngang với phần môi của  cốc.

Phần tay cầm của mô hình không tăng nhiều như phần đỉnh của cốc. Tín hiệu bán được kích hoạt khi giá vượt qua đáy của môi bên phải của cốc.

Tín hiệu bán của mô hình Cup and Handle đảo ngược

Theo Bulkowski (2005), mức trung bình giảm tối đa của mô hình Cup and Handle đảo ngược là 16%.

2. Ý nghĩa của mô hình Cup and handle

Ý nghĩa của mô hình Cup and Handle cũng khá đơn giản, nó xuất hiện trong một xu hướng tăng.

Trong đó ý nghĩa của phần cốc của mô hình Cup and Handle là một sự hồi giá từ xu hướng tăng trước đó. Và xuất hiện khi giá bắt đầu giảm nhẹ. Sau đó đến đáy tăng nhẹ một lần nữa hình thành một hình dạng của chiếc cốc café.

Phần thứ 2 đó là phần tay cầm là một sự hồi giá đi xuống ở bên phải của phần cốc, và sau đó là sự đảo chiều trở lên theo hướng mức giá đỉnh bên trái của cốc, tạo nên phần tay cầm và phần tay cầm không giảm nhiều như phần cốc, từ đó củng cố thêm xu hướng tăng.

Một mô hình cup and handle trong thực tế.

Nếu xu hướng tăng giá ban đầu kéo dài trong vài tháng tức là đảm bảo nó không quá yếu thì mô hình này sẽ đúng hơn. Đáy của nó càng vòng càng tốt, 2 mặt cốc bằng nhau càng tốt, tay cầm retest khoàng 1/3-2/3 phần cốc.

Breakout xuất hiện sẽ phá vỡ mức kháng cự và tiếp tục xu thế tăng giá của thị trường. Và mục tiêu của việc tăng giá thì tùy vào từng mục tiêu set up.

Trong phần chiều dài cuẩ cốc, ta đã nói độ dài tối thiểu cho một cốc có tay cầm là 7 tuần, nhưng một số có thể kéo dài lâu hơn – vài tháng hoặc thậm chí một năm hoặc hơn.

Chúng ta nên cảnh giác với các mô hình hình thành quá sớm dưới 5 tuần, khoảng thời gian này thường không đủ để một cặp tiền tệ nào đso có thể củng cố cho đà tăng trước đó và kéo theo đó là khả năng thất bại của mô hình cũng cao hơn.

3. Cách giao dịch với mô hình Cốc và tay cầm

Giao dịch với mô hình cốc và tay cầm này cũng hết sức đơn giản, chúng ta chỉ việc chọn thời điểm để vào giao dịch BUY mà thôi.

+ Chúng ta vào BUY khi đáy cốc vừa chớm hình thành. Theo dõi khi đường giá có khuynh hướng đi ngang tạo đáy cốc. Khi đường giá chớm cong lên, kèm khối lượng tăng hơn so với mức trung bình của giai đoạn liền trước thì mua vào.

+ Hoặc chúng ta có thể BUY tại đáy tay cầm. Thường khoảng cách từ miệng cốc xuống đáy tay cầm bằng ⅓ chiều cao của cốc, nên cân nhác BUY tại đây.

+ Cách cuối cùng của mô hình này là BUY khi giá Breakout vượt miệng cốc. Thường khối lượng tại phiên vượt sẽ cao hơn khối lượng trung bình của tay cầm.

Các điểm vào lệnh Buy của mô hình Cup and Candle.

Trước khi mô hình này xuất hiện, hãy chắc chắn rằng cặp tiền tệ đã tăng 30% trước đó. Điều này đảm bảo chắc chắn rằng, cặp tiền tệ này đang nằm trong xu hướng tăng giá rất mạnh mẽ, việc điều chỉnh tạo các mô hình chỉ là bước đệm để chuẩn bị cho một đợt tăng giá mới.

Cần chú ý không mô hình nào là hoàn hảo, là 100%, nên việc Breakout giả cũng có thể xảy ra và an toàn hơn hết đó là hãy cài Stop Loss dừng lỗ.

Ngoài ra bạn cần theo dõi các tin tức kinh tế khác để theo dõi những diễn biến cơ bản trên thị trường, nắm được xu hướng tiếp theo dài hạn của một đồng tiền nào đó.

***Một số lưu ý khi sử dụng mô hình Cốc và Tay Cầm

  • Ở phần thân cốc, nếu giá điều chỉnh rồi đi lên có độ cong đều và đẹp thì mô hình sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Còn nếu nó có dạng hình chữ V thì độ tin tưởng càng thấp.
  • Độ rộng của miệng cốc càng rộng càng tốt (nhưng không được rộng quá làm phá vỡ tổng thể), tức là nó giống như nửa dưới hình chữ O cắt đôi thì tốt hơn là hẹp như hình chữ U.
  • Phần miệng cốc bên phải không nên thấp hơn miệng cốc bên trái quá nhiều. Thấp hơn một chút thì vẫn tạm chấp nhận được.
  • Mặc dù trong nhiều trường hợp, mô hình chiếc cốc không có tay cầm vẫn có thể bứt phá tăng giá. Tuy nhiên nếu nó có một khoảng thời gian tích lũy tại khu vực tay cầm thì xác suất tăng mạnh và đi xa sẽ cao hơn.
  • Nếu tay cầm có dạng hình cái nêm hướng lên thì khả năng mô hình thất bại sẽ cao. Vì như bạn đã biết, mô hình cái nêm hướng lên là dấu hiệu cho thấy giá chuẩn bị đi xuống.

Vậy là, chúng tôi đa cũng cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản liên quan đến mô hình giá Cup and Handle, bao hồm: cách thức giao dịch với mô hình giá, những hạn chế của loại mô hình giá Cup and Handle, mô hình giá Cup and Handle đảo ngược,…

Hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, sẽ giúp các bạn trong quá trình giao dịch các công cụ tài chính nói chung và ngoại hối nói riêng. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here