Home Kiến thức trading Những kiến thức và yếu tố cơ bản trong chiến lược giao dịch tiền tệ. Các thuật ngữ cơ bản trong giao dịch tiền tệ

Những kiến thức và yếu tố cơ bản trong chiến lược giao dịch tiền tệ. Các thuật ngữ cơ bản trong giao dịch tiền tệ

0
Những kiến thức và yếu tố cơ bản trong chiến lược giao dịch tiền tệ. Các thuật ngữ cơ bản trong giao dịch tiền tệ
Xuất phát điểm là lĩnh vực đầu tư cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tổ chức và các quỹ đầu cơ, nhưng từ khi giao dịch trực tuyến xuất hiện, các nhà giao dịch cá nhân bắt đầu tham gia vào quá trình đầu tư tiền tệ.
Tiền tệ là loại danh mục giao dịch nhanh nhất và cũng có tính thanh khoản cao nhất. Và tiền tệ được giao dịch trên các sàn giao dịch ngoại hối hay còn gọi là Forex.

1. Những kiến thức cơ bản khi giao dịch tiền tệ

Thị trường ngoại hối có khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày hơn 3,2 nghìn tỷ đô la. Con số này gấp bốn lần khối lượng trên tất cả các thị trường vốn và thị trường tương lai gộp lại.

Khoảng 20% khối lượng giao dịch đến từ các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển từ loại tiền này sang loại tiền khác để tiến hành kinh doanh quốc tế. Các nhà giao dịch đầu cơ chiếm tỉ lệ phần trăm còn lại (80%).

Thị trường ngoại hối có khung giờ giao dịch vô cùng linh hoạt bởi các quốc gia trên toàn thế giới có giờ mở và đóng cửa khác nhau. Thị trường giao dịch New York bắt đầu mở cửa lúc 1 giờ chiều GMT và đóng cửa lúc 10 giờ tối. Tuy nhiên, thị trường ngoại hối tại Sidney bắt đầu mở cửa lúc 10 giờ tối GMT và sau đó Tokyo mở cửa lúc nửa đêm.

London mở cửa lúc 8 giờ GMT, chỉ một giờ trước khi Tokyo đóng cửa. Chu kỳ cứ tiếp tục và hoàn toàn không có khoảng trống về khung giờ giao dịch. Bảng giao dịch tiền tệ có thể cài đặt đặt giờ, nhưng nhiều nơ mở cửa 24 giờ một ngày 5 ngày một tuần, chỉ đóng cửa vào cuối tuần từ tối thứ sáu đến tối chủ nhật.

Thời gian hoạt động sôi nổi nhất là khi hai thị trường trùng nhau về khung giờ giao dịch. Ví dụ: thị trường London và New York trùng nhau trong khoảng từ 1-4 giờ chiều GMT. Tại thời điểm này, USD, EUR, GBP được giao dịch mạnh mẽ nhất. London và Tokyo chỉ hoạt động cùng nhau trong những giờ cuối cùng của Tokyo và khung giờ đầu tiên của London.

Chiến lược giao dịch bao gồm thời gian. Một số các trader thích giao dịch tại các khung giờ như thế trong khi một số khác lại lựa chọn giao dịch ở các khung thời gian tĩnh.

1.1. Các thuật ngữ cơ bản trong giao dịch tiền tệ

Để phục vụ cho quá trình giao dịch một cách thuận tiện và hiệu quả, trước tiên, bạn cần nắm được những từ vựng liên quan đến tiền tệ. Những thuật ngữ này có thể xuất hiện trong các giao dịch cổ phiếu, tiền điện tử,…nhưng có thể mang một ý nghĩa khác nhau. Dưới đây là ý nghĩa của các thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong giao dịch tiền tệ:

Gía Ask: hay còn gọi là giá mua. Đây là mức giá mà bạn đồng ý mua và thị trường ngoại tệ đồng ý bán với mức giá đó. Trong giao dịch tiền tệ, giá ask (giá mua) không thể thương lượng được.

Base currency (tiền tệ cơ sở): Trong một cặp tiền tệ, đồng tiền đầu tiên trong cặp tiền tệ được gọi là base currency – đồng tiền cơ sở. Ví dụ, đối với cặp tiền tệ EUR/USD, đồng euro chính là tiền tệ cơ sở. Khi bạn bán EUR/USD, thì có nghĩa là bạn đang bán Euro và mua vào Đô la Mỹ. Ngược lại, nếu bạn mua EUR/USD, thì bạn đang mua Euro và bán Đô la Mỹ.

Giá Bid: Còn được gọi là giá bán, đây là mức giá mà bạn đồng ý bán ra thị trường. Thị trường ngoại hối sẽ có được tiền tệ của bạn với mức giá này. Và lưu ý rằng, không có đàm phán hay thương lượng cho mức giá Bid.

Carry Trading (Giao dịch chênh lệch lãi suất): Carry trade là một chiến lược giao dịch dựa trên sự chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền trong một cặp tiền tệ. Thông thường đây là một chiến lược dài hạn. Ngay cả khi không có sự biến động về giá, các nhà giao dịch vẫn có thể kiếm tiền dựa trên sự chênh lệch về lãi suất.

Counter Currency (Đồng tiền định giá): Đồng tiền thứ hai trong một cặp tiền tệ được gọi là quote hay là counter currency – đồng tiền định giá vì giá được trích dẫn là số tiền mà một đơn vị tiền tệ cơ sở có thể mua của loại tiền tệ này.

Currency Pair (Cặp tiền tệ): Giao dịch tiền tệ luôn được hiển thị dưới dạng cặp tiền tệ, ví dụ như: USD / GBP hoặc EUR / JAP. Khi bạn bán một cặp tiền tệ, bạn đang bán đồng tiền thứ nhất và mua vào đồng tiền thứ hai.

Exchange Rate (Tỷ giá hối đoái): còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex hay là tỷ giá FX. Chỉ số này được liệt kê dưới dạng số thập phân và cho bạn biết chính xác một đơn vị tiền tệ cơ sở sẽ được mua/bán với giá bao nhiêu. Ví dụ: trong cặp GBP/USD, tỷ giá hối đoái có thể là 1,2545.

Pip: là tên viết tắt của cụm từ “Price interest point”. Đây là đơn vị giao dịch nhỏ nhất của một cặp tiền tệ. Một pip là mức tăng giá tối thiểu cho một cặp tiền tệ. Nếu giá của một cặp tiền tệ tăng hoặc giảm 0,0001, ta nói rằng giá đã di chuyển 1 pip. Tuy nhiên, các cặp có đồng Yên Nhật (JPY) đứng sau như USD/JPY thì lại thường chỉ có 2 số thập phân đằng sau. Nếu USD / JPY di chuyển từ 110.03 lên 110,09, ta nói rằng giá đã tăng 6 pips.

Rollover: là số tiền mà mà bạn được hoặc mất khi giữ lệnh giao dịch qua đêm. Nó bắt nguồn từ sự chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia và thường được liệt kê dưới dạng rollover, phí qua đêm hoặc carry fee trên nền tảng giao dịch của bạn. Khi bạn đặt đòn bẩy, số tiền rollover cũng tăng theo. Rollover có thể dương hoặc âm tùy thuộc vào cặp tiền tệ bạn đang giao dịch.

Spot Price: là giá hiện tại cho một cặp tiền tệ.

Spread: là khoảng chênh lệch giữa giá bán và giá mua.

1.2. Phân loại các cặp tiền tệ

Các cặp tiền tệ được phân ra làm 4 loại chính:

Cặp tiền tệ chính (major currencies) là các cặp tiền tệ có đồng đô la Mỹ (USD) tham gia vào giao dịch Forex. Khoảng 95% của tất cả các giao dịch đầu cơ xảy ra trong các cặp này:

• EUR / USD (euro / đô la Mỹ)
• USD / JPY (đô la Mỹ / Yên Nhật)
• GBP / USD (bảng Anh / đô la Mỹ)
• USD / CHF (đô la Mỹ / đồng franc Thụy Sĩ)

Cặp tiền tệ hàng hóa (commodity currencies) là loại tiền tệ đến từ các quốc gia có số lượng hàng hóa xuất khẩu lớn. Các loại tiền tệ hàng hóa (commodity currencies) thường là tiền tệ từ các nước có số lượng lớn hàng hóa hoặc các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các cặp tiền tệ hàng hóa lớn là:

• USD / CAD (đô la Canada)
• AUD / USD (đô la Úc)
• New Zealand / USD (đô la New Zealand)

Cặp tiền tệ chéo (Cross pair) bao gồm hai loại tiền tệ phổ biến, nhưng không chứa đồng Đô la Mỹ. Các cặp tiền tệ chéo phổ biến nhất bao gồm đồng Euro, Yên Nhật và đồng Bảng Anh như: EUR/GBP, EUR/JPY, ,… Đôi khi cặp tiền tệ chép được giao dịch để tận dụng các mức chênh lệch về lãi suất trong các giao dịch dài hạn. Ví dụ về cặp tiền tệ chéo:
• EUR / GBP
• CHF / JPY
• AUD / CAD

Cặp tiền tệ ngoại lai (Exotic pair) được giao dịch với khối lượng nhỏ hơn nhiều là sự kết hợp giữa một loại tiền tệ chính và một loại tiền khác của một nền kinh tế mới nổi hoặc nền kinh tế nhỏ. Cặp tiền tệ ngoại lai hiếm khi được giao dịch trên thị trường ngoại hối và thường có các điều kiện giao dịch ít hấp dẫn.
• Rúp Nga (RUB)
• rand Nam Phi (ZAR)
• Đô la Singapore (SGD)
• zloty Ba Lan (PLN)

Giao dịch tiền tệ có tính rủi ro cao. Một mặt, nó rất thú vị và đem về lợi nhuận cao, nhưng nó cũng có thể nhanh chóng xóa sạch số vốn của bạn. Sử dụng đòn bẩy giúp gia tăng lợi nhuận nhưng cũng tăng rủi ro cho tài khoản của bạn.

2. 6 yếu tố cơ bản trong chiến lược giao dịch tiền tệ

Một trong những lý do tại sao những người mới bắt đầu thường thất bại trong giao dịch là vì họ không có kế hoạch cụ thể. Giao dịch theo linh cảm cũng giống như trò chơi cờ bạc. Chính vì vậy, việc xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể là rất cần thiết, nó sẽ giúp tăng cơ hội thành công cho các nhà giao dịch.

Các trader chuyên nghiệp đều cho rằng mỗi trader cần phải phát triển chiến lược riêng cho mình, phù hợp với phong cách của chính họ. Mặc dù theo dõi và học hỏi kinh nghiệm giao dịch của các trader khác là hữu ích, nhưng có được chiến lược riêng cho bản thân vẫn đóng vai trò rất quan trọng.

2.1. Thời gian giao dịch

Bạn cần xác định cho mình một khoảng thời gian nhất quán để thực hiện các giao dịch. Thị trường tiền tệ có mô hình hoạt động dựa trên thời gian mở cửa và đóng cửa.

Các giao dịch tiền tệ thường hoạt động tích cực khi hai thị trường lớn như London và New York có khung giờ mở cửa trùng nhau. Bạn cần quyết định nên giao dịch trong khoảng thời gian thị trường hoạt động sôi nổi hoặc khi thị trường trầm lặng hơn.

2.2. Phân tích kỹ thuật

 

Một số quyết định của nhà giao dịch phụ thuộc gần như hoàn toàn vào biểu đồ hay mô hình giá để tìm ra hướng di chuyển của tiền tệ. Dựa vào đồ thị, họ sẽ tìm ra chu kỳ lịch sử giá, từ đó đưa ra quyết định giao dịch một cách chính xác hơn.

Trong khi đó, một số người lại ít sử dụng các phân tích kỹ thuật, hoặc chỉ sử dụng cho mục đích tìm đường hỗ trợ và kháng cự, để biết khi nào nên vào lệnh và khi nào nên thoát lệnh.

2.3. Phân tích cơ bản

Trong giao dịch tiền tệ, phân tích cơ bản có nghĩa là nhìn vào sức khỏe và phúc lợi tài chính của quốc gia phát hành loại tiền tệ đó.

Các nhà giao dịch sẽ nhìn vào số người có biệc làm, các khoản nợ quốc gia, chi tiêu tiêu dùng, xuất nhập khẩu, báo cáo của chính phủ và các nguồn lực khác. Tất cả những điều này giúp cho các nhà giao dịch nhận định sự tăng trưởng của một đồng tiền, rằng nó đang trên đà tăng giá hay sụt giá.

2.4. Lãi suất

Đây có thể là một trong những động lực lớn nhất của tiền tệ. Thường thì Cục Dự trữ Liên bang hoặc ngân hàng trung ương sẽ cho chúng ta những gợi ý hữu ích để chuẩn bị cho sự thay đổi về lãi suất thị trường.

Đôi khi, một số nhà giao dịch sẽ giữ lệnh qua đêm, do đó, họ sẽ phải chịu một khoản phí qua đêm (rollover). Điều này có thể là tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào sự khác biệt về lợi ích giữa các cặp tiền tệ. Các ngân hàng trung ương đặt lãi suất như một cách để làm nóng hoặc hạ nhiệt nền kinh tế.

Carry trading chính là một loại giao dịch tiền tệ dựa trên sự chênh lệch lãi suất ngắn hạn. Các nhà giao dịch thường mua vào khi tỷ giá tiền tệ có lãi suất cao và bán ra khi có lãi suất thấp.

Ví dụ, vào năm 2005 nền kinh tế New Zealand đi lên mạnh mẽ, nhưng ngược lại, nền kinh tế Nhật Bản lại bị đình trệ. Các các giao dịch NZD / JPY kiếm được 7,25% lợi nhuận hàng năm, tương đương với 725 pips. Tuy nhiên, khi lãi suất tiền tệ bắt đầu cân bằng, các nhà giao dịch có thể ồ ạt bán ra, khiến giá tiền tệ đi xuống.

2.5. Sự kiện tin tức

Các nhà giao dịch tiền tệ luôn theo dõi và cập nhật các sự kiện, tin tức mới nhất. Báo cáo từ chính phủ, chính trị, hoặc thậm chí là một bài đăng trên Twitter của tổng thống cũng có thể làm co giật thị trường.

Vào ngày 15 tháng 1 năm 2015, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) bất ngờ tách đồng franc Thụy Sĩ ra khỏi đồng euro.

Điều này giúp cho đồng franc Thụy Sĩ (CHF) tăng 23% trong trong một thời gian ngắn nhưng cũng khiến cho một số công ty kinh doanh tiền tệ phá sản và làm rung chuyển thế giới tài chính.

Đây là lý do tại sao tin tức rất quan trọng đối với các nhà giao dịch. Nó nhắc nhở các trader rằng đầu tư tiền tệ rất rủi ro, ngay cả khi đã đặt lệnh dừng lỗ thì giá vẫn có thể giảm nhanh đến mức bạn sẽ không kịp điền mức giá chặn lỗ.

Và hơn hết, trong thị trường tiền tệ, không có thứ gọi là giao dịch nội gián.

2.6. Quyết định thời điểm thoát lệnh

Chiến lược của bạn sẽ cần bao gồm cả thời gian nên thoát lệnh giao dịch. Giao dịch tiền tệ có tính rủi ro cao và rất dễ mất tiền. Nhưng bạn có thể bảo vệ tài sản của mình bằng các đặt lệnh dừng lỗ, đặt lệnh chờ mà được thiết lập cẩn thận và có tính toán.

Nhiều nhà giao dịch khuyên bạn nên đặt mức dừng lỗ vừa đủ để duy trì giao dịch trong những biến động nhỏ, nhưng không nên mạo hiểm quá nhiều vốn. Một số người lại khuyên rằng nên đặt lệnh giới hạn có mức chênh lệch lớn hơn. Theo cách đó, nếu bạn đặt lệnh dừng lỗ ở mức 30 pips, bạn có thể muốn đặt lệnh giới hạn để bán với mức lãi ở mức 90 pips.

Bằng cách này, nếu giao dịch thành công, theo như bạn dự tính, bạn sẽ thu về lợi nhuận gấp ba lần so với khả năng thua lỗ. Các nhà giao dịch như này thường sẵn sàng và chấp nhận việc thua ba lần để đổi lấy một lần thắng và cứ tiếp tục hi vọng về phía trước.

Tất nhiên, nếu bạn đặt lệnh giới hạn của mình quá cao, thì lệnh đó sẽ có nguy cơ không được thực hiện. Lúc đó, đường hỗ trợ và kháng cự chính là công cụ hữu ích giúp bạn tìm ra vị trí ra, vào lệnh tốt nhất.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here