Home Đầu tư Coin Polymath (POLY) là gì? Chi tiết về tiền điện tử POLY, Token POLY là gì? Có nên đầu tư vào POLY token hay không?

Polymath (POLY) là gì? Chi tiết về tiền điện tử POLY, Token POLY là gì? Có nên đầu tư vào POLY token hay không?

0
Polymath (POLY) là gì? Chi tiết về tiền điện tử POLY, Token POLY là gì? Có nên đầu tư vào POLY token hay không?

Nối tiếp chuỗi những bài viết về Coin của kienthuctrade.net. Ngày hôm nay, anh em hãy cùng mình tìm hiểu về đồng Polymath (POLY)

Là đồng tiền ảo thông dụng, được người dùng trên toàn thế giới sử dụng để thanh toán cho các hoạt động mua bán trong nền tảng như là phí tạo và phát hành một mã chứng khoán của nhà phát hành, và cũng có thể dùng để xác minh AML/KYC hay phí để truy cập vào nền tảng dành cho các nhà đầu tư.

Cùng kienthuctrade.net theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Polymath (POLY) là gì?

Polymath là một nền tảng giao dịch chứng khoán được xây dựng nhằm kết hợp thị trường chứng khoán với công nghệ Blockchain cho phép các công ty có thể tự phát hành cổ phiếu của mình thông qua các hợp đồng thông minh để tham gia vào thị trường chứng khoán hay là kêu gọi đầu tư dựa trên tài sản đang có của mình một cách dễ dàng, nhanh chóng và không tốn kém.

Mục tiêu của Polymath là trở thành “mã nguồn mở tiêu chuẩn được dùng cho việc phát hành cổ phiếu tuân thủ theo AML/KYC (là chính sách phòng chống rửa tiền AML và biết được khách hàng của mình là ai KYC, và đó là chính sách bắt buộc của bất kì tổ chức nào đều tuân thủ khi tham gia và thị trường tài chính).”

POLY Token là đồng tiền ảo chính trong nền tảng, được mọi người sử dụng để thanh toán cho các hoạt động mua bán trong nền tảng như là phí tạo và phát hành một mã chứng khoán của nhà phát hành, và cũng có thể dùng để xác minh AML/KYC hay phí để truy cập vào nền tảng dành cho các nhà đầu tư.

Xem thêm: Sàn ASX Markets có uy tín hay không? Đánh giá đầy đủ nhất về nhà môi giới ASX Markets

2. Các tính năng nổi bật của Polymath (POLY)

Quá trình tạo ra một mã thông báo để sử dụng trên thị trường chứng khoán Polymath (POLY) gồm 4 lớp. Chúng bao gồm các lớp sau đây:

2.1 Lớp Protocol

Đây là lớp mà các mã chứng khoán mới được cung cấp các kiến thức về những điều luật bắt buộc phải tuân thủ. Lớp này sử dụng hợp đồng thông minh (Smart Contracts) của Ethereum để xác nhận việc tuân theo KYC/AML ngay ban đầu.

2.2 Lớp ứng dụng

Đây là lớp ứng dụng cho phép các công ty có thể tạo ra một mã chứng khoán chỉ tốn vài phút. Nền tảng này sẽ hướng dẫn giúp người dùng tạo một mã token. Token này sẽ đại diện cho mã chứng khoán đó trong cả quá trình.

2.3 Lớp pháp lý

Lớp này chịu trách nhiệm cung cấp một bộ các công cụ pháp lý. Mục đích chính là để các công ty sử dụng so sánh với những yếu tố liên quan đến pháp luật. Từ đó, họ có thể đảm bảo các mã chứng khoán đó tuân thủ đầy đủ các quy định.

2.4 Lớp giao dịch: 

Lớp này sẽ giao dịch và cung cấp tính thanh khoản thông qua giao dịch ST20. ST20 là tiêu chuẩn riêng trong Polymath.

3. Vấn đề mà Polymath (POLY) đặt ra để giải quyết là gì?

Hai vấn đề chính mà team đưa ra:

  • ICO có nhiều khiếm khuyết xung quanh việc bảo vệ người dùng và có nguy cơ vi phạm pháp luật.
  • Giải pháp STO lại khá phức tạp cho các công ty mới thành lập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tự tay làm một mình.

4. Polymath (POLY) sẽ giải quyết các vấn đề trên bằng cách nào?

Để giải quyết vấn đề trên, nền tảng Polymath được thiết kế như một platform dạng One-For-All. Nó có thể giúp một dự án launch STO của mình trên nền tảng Polymath ngay cả khi dự án không có chuyên môn về hợp đồng thông minh trên Ethereum.

Về mặt kỹ thuật Polymath có 4 layers:

Layer 1: Ethereum Blockchain Network.

Layer 2: Giao thức ST-20 và kiến trúc cốt lõi của Polymath.

Layer 3: Polymath Token Studio.

Ở lớp này cho phép người dùng đăng ký làm Investors, Issuers, lựa chọn biểu tượng mã thông báo (Cố vấn, pháp lý, KYC/AML, tiếp thị, lưu ký), tạo token, thiết lập nguồn cung cấp chi tiết cho các nhà đầu tư hiện tại để tham gia vào STO.

Layer 4: Marketplace.

Ở đây các developers có thể cung cấp các tùy chỉnh cho từng trường hợp cụ thể.

Ví dụ: lựa chọn giữa cổ tức và quyền biểu quyết…

5. Token POLY là gì?

POLY là Utility Token trong nền tảng của Polymath. Token POLY được xây dựng theo tiêu chuẩn ERC-20 trên nền tảng của Ethereum. Nó đóng vai trò quan trọng để tạo động lực cho Polymath Blockchain vận hành.

Bên trong hệ sinh thái của Polymath còn có 1 loại token nữa thuộc lớp Security Token theo tiêu chuẩn ST-20.

Mình sẽ nói chi tiết hơn về token chuẩn ST-20 ở phía dưới.

6. Đội ngũ phát triển của Polymath (POLY)

Dự án Polymath (POLY) được sáng lập bởi ông Trevor Koverko (CEO). Đây là người đã có những thành tựu lớn cũng như kinh nghiệm ở thung lũng công nghệ Silicon Valley. Ông cũng là người sáng lập nên DAI. DAI là một công ty hàng đầu thế giới chuyên tập trung vào việc mua bán các website siêu lợi nhuận.

Ngoài ra, người đồng sáng lập nên Polymath là Chris Housse. Chris là một luật sư kiêm một doanh nhân có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain.

7. Thông tin cơ bản về token POLY

  • Blockchain: Ethereum
  • Token type: Utility Token
  • Token Standard: ERC-20
  • Ticker: POLY
  • Contract: 0x9992ec3cf6a55b00978cddf2b27bc6882d88d1ec
  • Total supply: 1,000,000,000 POLY
  • Circulating Supply: 437,080,672 POLY (~43.7% tổng cung)

8. Token chuẩn ST-20 là gì?

Ngoài POLY token, trong hệ sinh thái của Polymath còn có các ST-20 token. Đây là tiêu chuẩn khi các dự án STO trên nền Polymath.

Dưới đây là một số thông tin về ST-20:

  • ST-20 là Security Tokens khi các dự án tham gia STO trên nền tảng Polymath.
  • ST-20 là biến thể của ERC-20 Token trên nền tảng Blockchain của Ethereum.Theo thông tin public trên website chính thức thì ST-20 được thêm vào khả năng hạn chế chuyển token. Nó cho phép các nhà phát hành mã thông báo bảo mật duy trì sự tuân thủ quy định thông qua các hạn chế chuyển tiền.

9. Token allocation POLY 

10. Token sale POLY

Thông tin ICO:

Giá ICO: 1 POLY = $0.40 USD

Thông tin về các vòng sale round khác (private sale, pre-sale,..) không được team dev tiết lộ.

11. Distribution Plan

Tổng số POLY token là 1 tỷ. Với lịch phân bổ bảng dưới:

12. Tỷ giá Polymath (POLY) hôm nay

13. Dự án Polymath (POLY) có gì nổi bật?

Trong phần này mình sẽ giải thích chi tiết hơn về cách hoạt động của các thành phần bên trong hệ sinh thái Polymath.

Theo Polymath Whitepaper thì khi hoàn thiện, Polymath:

  • Cung cấp một giao thức phi tập trung cho giao dịch các Securities Tokens.
  • Cho phép các cá nhân thực hiện KYC để tham gia vào một loạt các dịch vụ STOs.
  • Cho phép các đại diện pháp lý có thể tham gia đấu thầu các đợt chào bán STOs để đảm bảo các dịch vụ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
  • Cho phép phát hành các STOs mới bằng cách kết hợp tổ chức phát hành với Developers. Những người có thể codes các tham số được cung cấp thành các Securities Tokens chuẩn ST-20 trên nền tảng Polymath.

Dưới đây là hình minh họa các hoạt động và tương tác giữa các bên tham gia.

Các bên tham gia Polymath có thể đóng vai trò như sau:

  • Investors: Cá nhân hoặc tổ chức muốn mua hoặc trao đổi mã thông báo bảo mật.
  • Issuers: Các bên muốn bán mã thông báo bảo mật.
  • Legal Delegates: Các đại diện pháp lý tham gia đặt giá thầu. Các đại diện pháp lý cũng có thể đóng vai trò advisors giúp hướng dẫn các Issuers làm đúng quy trình và tuân thủ luật pháp.
  •  KYC Providers: Xác nhận danh tính thực sự của bên tham gia, thực hiện thẩm định để được công nhận và có quyền tham gia các STO họ được phép tham gia.
  • Developers: Các kỹ sư phần mềm tạo hoặc xem xét các hợp đồng cung cấp việc phát hành các STOs.

14. Mục đích sử dụng của POLY Token trong hệ sinh thái Polymath

Investors: Trả phí KYC, phí khi muốn đầu tư vào token ST-20 trên nền tảng Polymath…

Issuers: Trả cho các nhà làm luật (Legal Delegates)…

Legal Delegates: Có thể kiếm POLY bằng cách cách cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho Issuers phát hành STOs.

KYC providers: Có thể kiếm POLY bằng cách cung cấp dịch vụ KYC cho các bên liên quan.

Developers: Có thể kiếm POLY bằng cách codes cho các dự án trên Marketplace.

15. Phí giao dịch POLY token

Khi giao dịch trên sàn anh em sẽ chịu phí rút nạp, phí giao dịch. POLY token cũng là 1 ERC-20 nên Transaction Fees cũng được tính khi chuyển token trong mạng lưới Blockchain Ethereum.

Token chuẩn ST-20 cũng xây dựng Blockchain của Ethereum. Nên khi di chuyển giữa các ví, anh em cũng phải chịu Transaction Fees

16. Cách kiếm và sở hữu POLY token

Ở thời điểm hiện tại (19/10/2020), cách phổ biến nhất để sở hữu POLY là mua nó thông qua các sàn giao dịch như Binance, Houbi, Bittrex…

Hoặc anh em có thể trở thành các Legal Delegates hoặc KYC Providers bên trong hệ sinh thái của Polymath để nhận POLY Token Rewards.

17. Tương lai của POLY Token

Nhìn vào mục đích sử dụng của POLY trong hệ sinh thái Polymath có thể thấy cả Investors và Issuers đều cần POLY Token khi tham gia vào Polymath.

Vì vậy, nhu cầu mua sẽ tăng khi có nhiều dự án được gọi vốn trên nền tảng Polymath và nhiều nhà đầu tư tham gia việc mua bán các token đó.

Giải pháp của Polymath đưa ra không quá mới mẻ. Ở thời điểm hiện tại cũng có khá nhiều dự án đang giải quyết bài toán tương tự như Ownmarket (CHX), Swarm (SWM)… mà kienthuctrade.net đã có bài phần tích trước đây.

Như vậy, trong dài hạn Polymath sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi định hướng phát triển của họ trong tương lai.

Trong thông báo chính thức vào 13/05, Polymath sẽ hợp tác với Charles Hoskinson để build một project mà họ miêu tả là “A Purpose-Built Security Token Blockchain”.

Anh em quan tâm tới POLY Token nên theo dõi sự kiện này của họ trên các kênh thông tin chính thức.

18. Có nên đầu tư vào POLY token?

Trước khi trả lời câu hỏi trên, mình muốn điểm lại một số thông tin quan trọng liên quan tới dự án và POLY token để anh em có thể tìm hiểu kĩ hơn sau đó tự đưa ra quyết định đầu tư của mình.

Sản phẩm

Polymath Platform đã đi vào hoạt động. Team đang lên kế hoạch phát triển Polymesh.

Roadmap

Polymath không public bất kỳ roadmap nào. Chúng ta chỉ có thể xem thông qua github của nhóm và các thông báo trên các kênh thông báo chính thức.

Gần đây, team thông báo chính thức là họ đã ngừng lập kế hoạch và phát triển 2 sản phẩm mới. Thay vào đó, họ tập trung vào phát triển cách để đưa chứng khoán lên Blockchain với dự án có tên là Polymesh.

Thị trường

Theo thông tin team trình bày trong Whitepaper, thị trường tiềm năng của họ là rất lớn.

Ngân hàng Thế giới ước tính rằng chỉ riêng tại các thị trường mới nổi, đã có tới 445 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm khoảng 40% GDP. Chỉ riêng Hoa Kỳ là nhà của 30,2 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mainnet

Dự án phát triển trên ERC-20 của Ethereum, đã đi vào hoạt động năm 2018.

  • Bản update core mainnet V1.3.0 vào 08/2018.
  • Bản update core mainnet V2.0.0 vào 11/2018.

Token

POLY token là Utility Token trong hệ sinh thái của Polymath.

Số lượng dự án STO trên Polymath

Hiện tại, theo thông báo chính thức của team đã có 12 dự án có hơn 5 địa chỉ ví nắm giữ. Trong số đó có 2 dự án đã bắt đầu trả cổ tức cho cổ đông nắm giữ token.

Các dự án đáng chú ý:

  • buying.com
  • MinedBlock Token
  • SANA Token

Partner đáng chú ý

Charles Hoskinson hợp tác với Polymath để phát triển dự án Polymesh.

Funding Platform SeriesOne hợp tác với Polymath sử dụng security token protocol của Polymath.

Lời kết

Trên đây là bài viết ” Polymath (POLY) là gì? Toàn tập về tiền điện tử POLY ” , Hy vọng bài viết vừa rồi của mình đã giúp anh em có cái nhìn tổng quan hơn về dự án Polymath.

Còn anh em, anh em nghĩ thế nào về đồng coin sau bài viết này. Hãy chia sẻ ý kiến của anh em ở phần comment nhé. Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ kienthuctrade.net nhé.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here