Home Đầu tư Coin Position Trading là gì? Một số kĩ thuật vào lệnh Position Trading, Có nên giao dịch theo Position Trading không?

Position Trading là gì? Một số kĩ thuật vào lệnh Position Trading, Có nên giao dịch theo Position Trading không?

0
Position Trading là gì? Một số kĩ thuật vào lệnh Position Trading, Có nên giao dịch theo Position Trading không?

Nếu bạn nghĩ rằng các nhà giao dịch theo phương pháp Swing Trading thường là người giữ lệnh lâu nhất, thì có lẽ khi biết đến Position Trader bạn sẽ ngỡ ngàng đấy. Rất nhiều Position Trader sẽ nhìn vào đồ thị tuần hoặc tháng để có được nhận định về xu hướng của thị trường.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Kienthuctrade.net tìm hiểu về trường phái Postion Trading là gì? Ưu nhược điểm cũng như hướng dẫn chi tiết cách giao dịch theo phương pháp Postion Trading nhé!

1. Position Trading là gì?

Position là phương thức giao dịch dài hạn, thường được các nhà giao dịch áp dụng để giao dịch chứng khoán và Forex cũng như crypto. Thời gian nắm giữ lệnh mua/ bán được cho là dài nhất trong 4 phương thức giao dịch cơ bản trên. Một Position Trader có thể giữ lệnh vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí đến cả năm, và Position có những đặc điểm như sau:

2. Đặc điểm của phương thức giao dịch Position Trading

Có thể dễ dàng nhìn thấy position khác hẳn với 3 phương thức còn lại. Vì thời gian giữ lệnh dài nên Position không chịu ảnh hưởng bởi biến động từ thị trường (tin tức xấu, giá cả hàng hóa lên xuống).

Các Position Trader thường không để tâm nhiều đến kết quả của giao dịch. Thường sau khi phân tích kỹ thị trường họ đặt lệnh và chờ nó đi đúng xu hướng thì họ có lợi nhuận. Còn nếu đi không đúng thì họ sẵn sàng mất tiền mà không lo ngại gì.

Xem thêm: Sàn DK Trade, Đánh Giá Tổng Quan, Ưu Và Nhược Điểm Sàn DK Trade Mới Nhất, Sàn DK Trade có lừa đảo không, Sàn DK Trade có uy tín không?

Các Trader sử dụng phương thức giao dịch này thường là những Trader có nhiều khoản tiền nhàn rỗi (nhiều hàng hóa). Vì thời gian chờ 1 lệnh khớp lệnh khá lâu lên bắt buộc phải đặt nhiều lệnh trên nhiều hàng hóa khác nhau để giúp gia tăng số lệnh (hoặc có thể gia tăng giá trị mỗi lệnh), để tối đa hóa mức ổn định được với Position.

Có một cách khác nữa giúp các trader có thể sống sót đó là vừa dùng phương thức Position trading vừa sử dụng kết hợp thêm 1 phương thức giao dịch trong ngắn hạn (Day Trading, Swing Trading, Scalping Trading) để kiếm thêm các khoản lợi nhuận ngay trong tuần.

3. Hạn chế của Position Trading

Vì là giao dịch dài hạn nên Position sẽ khiến cho các nhà đầu tư bị chôn vốn trong khoản thời gian dài (vài tháng đến một năm) cho đến khi khớp lệnh và thu hồi vốn. Chưa kể các lệnh dài hạn có khả bị đảo ngược xu hướng gây lỗ hoặc gây mất thời gian đối với những nhà giao dịch mới vào nghề khi chưa đủ “cứng” để làm quen với giao dịch.

Muốn đặt được nhiều lệnh hơn, các nhà giao dịch cần tham gia vào nhiều cặp sản phẩm tài chính khác trong rổ hàng hóa/ tiền tệ.

Mà mỗi cặp hàng hóa lại có những đặc tính riêng nên sẽ mất thời gian để các nhà giao dịch hiểu/ phân tích về chúng (khung thời gian giao dịch, yếu tố ảnh hưởng của từng cặp hàng hóa).

4. Một số kĩ thuật giúp trader có thể vào lệnh dễ dàng với Position Trading

Dấu hiệu để vào lệnh trong khoảng hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ (Support), kháng cự (Resistance) khi biểu đồ nến trên màn hình của bạn đang hoạt động theo xu hướng tương tự giống biểu đồ trên. Tức sau một thời gian giảm đột ngột thì trường bắt đầu có những giao động có chu kỳ.

Bạn có thể kẻ 2 đường thẳng Resistance và 2 đường thẳng Support. Nếu như giá đang giao động trong khoảng hỗ trợ (Support) bạn có thể đặt lệnh mua để chờ giá tăng và ngược lại nếu giá đang giao động nằm trong khoảng 2 đường kẻ kháng cự (Resistance) bạn có thể đặt giá bán để khi giá giảm bạn sẽ có lợi nhận.

Điểm phá vỡ (Breakout) quá cao có thể đánh giá giảm

Nến xanh biểu thị cho giá tăng, còn nến đỏ biểu thị cho giá giảm. Điểm phá vỡ (Break) là điểm giá lên quá cao vượt giá đỉnh của đỉnh trước theo xu hướng tăng (mũi tên trên hình là đỉnh). Nhưng trong trường hợp dưới đây, giá không tăng mà lại giảm.

Bởi bị nếu nối các điểm đáy của nến ta có thể thấy giá sẽ giảm ở một điểm giao nào đó.

Các trader thường hay mắc phải lỗi xác định điểm phá vỡ bị sai

Điểm phá vỡ đúng với dấu hiệu Pullback

Đây là điểm giá bị phá vỡ mà bạn có thể đặt lệnh tăng, tuy nhiên thị trường vẫn có thể có một Pullback (nến đỏ). Điều này khiến cho các bạn giao dịch ngắn hạn bị lỗ vì giá sẽ giảm trong một khoản nhỏ, trước khi tăng mạnh.

Xác định đúng điểm dừng lỗ với đường trung bình động MA

Chỉ số MA hầu như rất quen thuộc đối với các Trader mới vào nghề. Nhờ vào chỉ báo này, các nhà giao dịch dài hạn position có thể dễ dàng đưa ra quyết định giao dịch một cách chính xác hơn.

Thông thường khi nào đường MA tiếp xúc với nến thì thị trường sẽ đổi chiều, giá sau đó cũng sẽ thay đổi theo

Nhận biết co thắt biến động

Các nến xanh đỏ biến động được biểu diễn như những nến ngắn, không tạo hay đi theo một xu hướng rõ ràng của thị trường. Lúc này bạn nên kết hợp với đường MA và xu hướng của thị trường để xem thử giá có tăng hay không.

5. Có nên giao dịch theo Position Trading không?

Để đánh giá khía cạnh này, ta cần xác định được những ưu điểm và nhược điểm của nó.

Ưu điểm

  • Các trade thắng thường có được một mức reward khá cao
  • Cần rất ít thời gian phân tích chart, thậm chí chỉ cần khoảng 30’ mỗi ngày
  • Thích hợp ngay cả với những người có một công việc full-time
  • Ít áp lực hơn hẳn so với các kiểu trading còn lại

Nhược điểm

  • Vì giao dịch dài hạn theo kiểu mua và nắm giữ nên vốn của trader bị chôn vào giao dịch đó. Nếu giữa chừng họ đóng lệnh rút vốn thì coi như phá vỡ mọi kế hoạch ban đầu đã đề ra và không đạt được mục tiêu.
  • Vì thị trường luôn biến động khó lường nên nếu chẳng may giá đi ngược xu hướng dự đoán thì giao dịch đó bị lỗ nặng, ít thì bị chôn vốn và không có lãi.

6. Khó khăn với các Trader Việt Nam khi muốn trở thành Position Trader

Một điều rất khó khăn đối với một Trader tại Việt Nam, và các Trader ở các nơi khác nhau trên thế giới khi theo đuổi phong cách Position Trading đó chính là PHÍ SWAP – PHÍ QUA ĐÊM.

Position Trading đòi hỏi các vị thế giao dịch sẽ phải được duy trì rất lâu, vài tháng cho tới vài năm. Nhưng nếu duy trì lệnh giao dịch lâu như thế, có thể Swap sẽ ngốn hết tài khoản của Trader.

Mình lấy ví dụ:

Phí Swap với lệnh Giao dịch Gold theo vị thế Long (BUY) hiện tại là khoảng 10points.

Ngày X3 Swap là ngày thứ tư. Việc X3 Swap nghĩa là: 1 tuần Broker sẽ thu đủ 7 ngày phí Swap. 1 năm thu đủ 360 ngày Swap.

Nói một cách khác đi thì bạn giữ lệnh với vị thế Long cặp XAU/USD thì bạn sẽ mất 360pips một năm.

Như vậy, với mỗi Lot giao dịch, bạn sẽ mất $3600 phí Swap một năm. Quá ghê gớm.

Nếu tỷ giá đi ngược chiều yếu thương của bạn 300pip và bạn giữ lệnh 1 năm, Broker yêu cầu bạn ký quỹ $1000 cho mỗi Lot giao dịch (Đòn bẩy 100:1) thì bạn sẽ phải có tổng khoảng:

$1000 (Ký quỹ) + $3000 (Gồng lỗ) + $3600 (Phí Swap) + $1000 (Tránh Stop Out) = $8600 vốn.

Quá ghê gớm đúng không.

Nếu như bạn có thể tìm được một Broker miễn phí phí Swap cho bạn, đổi lại, họ sẽ thu Commission thì bạn mới có thể theo đuổi và hướng tới trở thành một Position Trader được.

Như vậy, Position Trading không phải là phong cách giao dịch dành cho mọi cá nhân. Đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ thì lại càng không. Đây là một phong cách giao dịch dành cho các quỹ, hoặc là những người giàu có đủ tiền để gồng lỗ.

Lời kết

Trên đây là bài viết ” Position Trading là gì? Một số kĩ thuật giúp trader có thể vào lệnh dễ dàng với Position Trading ” , Hy vọng bài viết vừa rồi của mình đã giúp các bạn hiểu hơn về phương pháp Position Trading. Chúc các bạn giao dịch thành công.

Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ kienthuctrade.net nhé. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !