Home Đầu tư Coin Stablecoin là gì? Có những loại Stable coin nào? Ưu và Nhược điểm của Stablecoin là gì? Tại sao thị trường lại cần Stablecoin?

Stablecoin là gì? Có những loại Stable coin nào? Ưu và Nhược điểm của Stablecoin là gì? Tại sao thị trường lại cần Stablecoin?

0
Stablecoin là gì? Có những loại Stable coin nào? Ưu và Nhược điểm của Stablecoin là gì? Tại sao thị trường lại cần Stablecoin?

Stablecoin – một chủ đề gây nhiều tranh cãi nhất trong cộng đồng tiền điện tử khoảng vài tháng trở lại đây, liên tục là những công ty, tập đoàn lớn trên thế giới phát hành các đồng Stable coin khác nhau. Vậy Stablecoin là gì? Có những loại Stable coin nào? Ưu và nhược điểm ra sao? Hãy cùng kienthuctrade.net  tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. StableCoin là gì?

Stablecoin (đồng tiền ổn định) là một đồng tiền kỹ thuật số phát triển trên nền tảng Blockchain và có giá trị ổn định, giá của Stable coin được neo vào một tài sản ổn định khác như vàng hay tiền pháp định (USD, EUR, VNĐ). Đồng tiền này phải có tính chất toàn cầu, ít biến động và phi tập trung, tức là không bị bất cứ ngân hàng trung ương, tổ chức nào kiểm soát.

Tether (USDT) là đồng Stablecoin phổ biến nhất hiện nay, hầu hết các sàn giao dịch đều sử dụng USDT như một thị trường giao dịch, tính về vốn hóa thị trường thì Tether đang xếp hạng 9 trên CoinMarketCap.

Nhưng chính Tether cũng đã gây ra nhiều tranh cãi về việc nó có phải là một Stablecoin tốt nhất hay không, khi tổng cung của đồng tiền này liên tục tăng vào những tháng gần đây và nhiều người cho rằng sự sụt giảm của thị trường thời gian gần một phần lớn là do Tether.

Một số đặc tính cần có của một đồng Stablecoin:

  • Giá cả ổn định
  • Khả năng mở rộng
  • Tính bảo mật cao
  • Phi tập trung
  • Được bảo trợ và kiểm tra nghiêm ngặt

Hiện tại, trên thị trường tiền điện tử chưa có đồng tiền nào đáp ứng được các tiêu trí trên, nhưng có khá nhiều dự án đang phát triển để hướng đến đạt được những đặc tính này.

2. Có những loại Stable coin nào?

Hiện tại trên thị trường có 3 loại Stable coin như sau:

2.1. Stablecoin – tài sản nợ

Có nghĩa là phát hành tài sản nợ do một bên thứ ba trung gian uy tín đứng ra bảo lãnh, bên trung gian này sẽ đảm bảo quy đổi 1 đồng Stablecoin sang 1 tài sản khác theo tỷ lệ cố định. Ví dụ như Tether được công ty Tether Limited bảo đảm đổi sang USD theo tỷ lệ 1:1.

Một số đồng Stablecoin điển hình như: TetherTrueUSD, Stably, Arccy

2.2 Stablecoin – tài sản thế chấp

Có nghĩa là thế chấp bằng một đồng tiền điện tử khác trên Blockchain. Ví dụ đồng bit.USD của Bitshare – sàn giao dịch phi tập trung, bit.USD được tạo ra bằng cách có 1 lượng đồng BTS tương ứng bị khóa lại (thế chấp).

Một số đồng Stablecoin điển hình như: BitShares, Maker, Havven, Sweetbridge, Augmint

2.3 Stablecoin – không được thế chấp

Có nghĩa là đồng tiền có chơ chế điều tiết cung cầu, cơ chế hoạt động là khi giá giảm nó sẽ giảm lượng cung để giá tăng lên, ngược lại khi giá tăng thì nó giảm lượng cung để giá giảm xuống.

Một số đồng Stablecoin điển hình như: Basecoin, Carbon, Fragments, Kowala

3. Stablecoin hoạt động như thế nào?

Có một vài loại stablecoin, mỗi loại có cách ổn định giá theo những cách khác nhau. Dưới đây là một số loại phổ biến nhất của stablecoin.

3.1 Stablecoin được hỗ trợ bởi tiền fiat

Loại phổ biến nhất của stablecoin là được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền tệ fiat với tỉ lệ 1: 1. Chúng còn được gọi là những stablecoin được tiền fiat đảm bảo. Một đơn vị phát hành trung tâm (hoặc ngân hàng) nắm giữ một lượng tiền fiat dự trữ và phát hành một lượng token tương ứng.

Chẳng hạn, đơn vị phát hành có thể nắm giữ một triệu đô la và phân phối một triệu mã token với giá trị một đô la mỗi mã. Người dùng có thể tự do giao dịch những mã này như với các mã token hoặc tiền điện tử khác vào bất cứ lúc nào, những người nắm giữ có thể đổi chúng tương đương với USD.

Rõ ràng ở đây có một mức độ rủi ro đối tác cao mà không thể giảm thiểu được: đơn vị phát hành phải được tin cậy. Không có cách nào để người dùng xác định một cách tự tin rằng liệu đơn vị phát hành có giữ tiền dự trữ hay không. Tốt nhất là đơn vị phát hành có thể cố gắng minh bạch nhất có thể khi công bố kiểm toán. Tuy vây, hệ thống như này không đạt trustless.

Binance cung cấp hai loại stablecoin được hỗ trợ bởi fiat – BUSD, được hỗ trợ bằng đồng đô la Mỹ và BGBP, được hỗ trợ bằng đồng bảng Anh.

3.2 Algorithmic stablecoin

Algorithmic stablecoin không được hỗ trợ bởi tiền fiat hoặc tiền điện tử. Thay vào đó, nó hoàn toàn nhờ vào thuật toán và hợp đồng thông minh để quản lý nguồn cung cấp mã token được phát hành. Về mặt chức năng chính sách tiền tệ của nó rất giống với cách các ngân hàng trung ương quản lý tiền tệ quốc gia.

Về cơ bản, một hệ thống algorithmic stablecoin sẽ giảm nguồn cung cấp  mã token nếu giá giảm xuống dưới giá của đồng tiền fiat mà nó dựa vào. Nếu giá vượt quá giá trị của đồng tiền fiat, mã token mới sẽ được đưa vào lưu thông để giảm giá trị của stablecoin.

Bạn có thể nghe thấy loại mã token này được gọi là non-collateralized stablecoins. (stable coin được thế chấp). Điều này là không chính xác về mặt kỹ thuật, vì chúng được thế chấp – mặc dù không giống như hai loại trước. Trong trường hợp có một sự kiện thiên nga đen, algorithmic stablecoins có thể có một số loại tài sản thế chấp để xử lý các động thái thị trường biến động đặc biệt.

4. Tại sao thị trường lại cần Stablecoin?

Ethereum là 2 Cryptocurrencies phổ biến nhất thời điểm hiện tại, nhưng giá của chúng biến động liên tục hằng ngày. Sự biến động của Cryptocurrencies có thể tốt cho những nhà đầu tư và cả đầu cơ, nhưng trong dài hạn nó sẽ cản trở sự đón nhận của thế giới đối với loại tiền tệ mới này. Đây là một vấn đề lớn trong thị trường tiền điện tử, Stablecoin xuất hiện để có thể giải quyết vấn này.

Đối với trader hay investor họ có thể chuyển tài sản sang stablecoin để tránh khỏi sự biến động của tiền điện tử mà không cần nhất thiết phải đổi sang Fiat. Stablecoin được ví như một chiếc cầu nối giữa thị trường tiền điện tử với thị trường tài chính truyền thống. Việc chuyển đổi từ Fiat sang tiền điện tử được dễ dàng hơn rất nhiều khi có sự xuất hiện của Stablecoin.

Phân loại Stablecoin trên thị trường

Có 3 loại stablecoin chính, mỗi loại có cách ổn định giá theo những cách khác nhau.

Stablecoin thế chấp bởi tiền pháp định (fiat -collateralized)

Đây là loại stablecoin đơn giản và truyền thống. Stablecoin phát hành tài sản nợ do một bên thứ ba trung gian uy tín đứng ra đảm bảo, bên trung gian này sẽ đảm bảo quy đổi 1 đồng Stablecoin sang 1 tài sản khác theo tỷ lệ cố định.

mamnonviety.edu.vn

Ưu điểm

  • 100% cố định giá
  • Đơn giản
  • Tránh được các rủi ro về hack, bởi vì các tài sản đảm bảo không tồn tại trên Blockchain
  • Miễn nhiễm với các biến động trên thị trường vì được đảm bảo bằng một lượng tiền pháp định đang lưu trữ trong ngân hàng

Nhược điểm

  • Tập trung — cần sự tin tưởng vào một trung tâm lưu trữ ( sẽ có các rủi ro về trộm cắp, rủi ro đạo đức )
  • Quá trình chuyển đổi chậm và tốn nhiều chi phí
  • Cần một kiểm toán để đảm bảo sự minh bạch

Stablecoin thế chấp bởi crypto (crypto-collateralized)

Stablecoin thế chấp bởi crypto chỉ khác loại stablecoin thế chấp bởi tiền pháp định ở chỗ, chúng ta sử dụng một đồng cryptocurrency làm tài sản đảm bảo, thay vì dùng USD, EUR,… hay Vàng. Khi làm theo kiểu này thì mọi thứ đều diễn ra trên blockchain, không cần tới sự xuất hiện của tiền pháp định, ngân hàng hay một trung tâm lưu trữ tập trung.

Lưu ý, khi giá của tài sản thế chấp giảm quá thấp thì stalecoin bị thanh lý. Tất cả quá trình sẽ được thực hiện bằng blockchain, hoàn toàn tự động và phi tập trung.

Ưu điểm

  • Phi tập trung
  • Rất minh bạch
  • Có thể sử dụng làm đòn bẩy
  • Có thể chuyển đổi Stablecoin sang tài sản Crypto thế chấp một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí

Nhược điểm

  • Sẽ tự động thanh lý Stablecoin khi giá tài sản thế chấp giảm vượt ngưỡng cho phép
  • Biến động giá cao hơn hình thức thế chấp bằng Fiat
  • Bị ràng buộc vào giá trị của một đồng Crypto
  • Không đạt được hiệu quả trong sử dụng vốn
  • Phức tạp với nhiều người

Stablecoin không thế chấp (non-collateralized)

Đây là đồng tiền có cơ chế điều tiết cung cầu. Cơ chế hoạt động của nó chính là khi giá token giảm xuống dưới giá trị của đồng tiền fiat mà nó dựa vào thì hệ thống sẽ giảm nguồn cung cấp để giá có thể tăng. Ngược lại, khi giá vượt quá giá trị của đồng tiền fiat, mã token mới sẽ được đưa vào lưu thông để giảm giá trị của stablecoin.

Ưu điểm

  • Không cần tài sản đảm bảo
  • Phi tập trung và độc lập

Nhược điểm

  • Yêu cầu sự tăng trưởng đều đặn
  • Dễ bị tổn thương nhất khi thị trường suy giảm
  • Khó để phân tích sự an toàn của hệ thống
  • Quá phức tạp

5. Giá của Stablecoin

Stablecoin là một tài sản tự định giá bởi chính nó hơn là một tài sản có giá được quyết định bởi cung cầu. Việc cố định giá Stablecoin cũng gần tương tự như việc cố định giá một đồng tiền pháp định. Nó yêu cầu rất nhiều từ người phát hành, họ phải có một năng lực tài chính đủ mạnh để có thể chống lại các cuộc tấn công đầu cơ, hay phải có một đội ngũ chuyên gia tài chính dày dặn kinh nghiệm để đối phó với các sự cố sẽ diễn ra bất kì lúc nào.

6. Đồng coin nào thống trị Stablecoin?

Tether (USDT) là đồng Stablecoin phổ biến nhất hiện nay. Trải qua quá trình phát triển đầy khó khăn để thống trị thị trường tiền điện tử, USDT (Tether) chính là bến đỗ an toàn mà các trader tìm đến để cách chống lại các đợt biến động của Bitcoin và altcoin. Đây là một đồng coin có tính thanh khoản cực cao với một cộng đồng người dùng rất lớn, được hỗ trợ hầu hết trên các sàn giao dịch.

Nhưng chính Tether cũng đã gây ra nhiều tranh cãi về việc nó có phải là một Stablecoin tốt nhất hay không, khi tổng cung của đồng tiền này liên tục tăng vào thời gian gần đây và nhiều người cho rằng sự sụt giảm của thị trường thời gian gần một phần lớn là do Tether. Đã có rất nhiều tranh cãi xoay quanh thông tin cho rằng Tether không có đủ lượng tiền Fiat (tiền pháp định) để đảm bảo cho số USDT họ phát hành

7. Vậy Stablecoin sẽ ảnh hưởng thế nào tới thị trường Việt Nam?

Giống như cuộc cạnh tranh trong thị trường gọi xe, nếu chỉ có mỗi Grab thì Grab sẽ độc quyền,…và làm tất cả những gì mình muốn. Nhưng khi có sự xuất hiện của Go-Viet, Bee, hay Uber,… thị trường sẽ có sự canh tranh.

Đồng thời người dùng được hưởng những ưu đãi khuyến mãi nhiều hơn, giá cả hợp lý hơn. Và trong crypto cũng thế, BitcoinVN News tin rằng khi xuất hiện nhiều Stablecoin thì nhà đầu tư sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn.

Bên cạnh đó sẽ giúp cho khoản đầu tư của họ dễ dàng thanh khoản hơn. Sự minh bạch rõ ràng từ các đồng uy tín sẽ bảo vệ được nhà đầu tư khỏi những tác động tiêu cực.

8. Các trường hợp ứng dụng stablecoin

Collateralized stablecoin (được thế chấp) cho đến nay là loại phổ biến nhất trong thực tế. Ví dụ về các đồng tiền này bao gồm USD Tether (USDT), True USD (TUSD), Paxos Standard (PAX), USD Coin (USDC), và Binance USD (BUSD).

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp của hai loại khác như đề cập trên hiện đang có sẵn trên thị trường. Bitshares USD và DAI là crypto-collateralized coin, trong khi Carbon và (hiện không còn tồn tại) Basis là ví dụ về algorithmic stablecoin.

Danh sách này chỉ là một phần nhỏ. Thị trường cho các đồng tiền kỹ thuật số ổn định là rất rộng, được chứng minh bằng sự phát triển của hàng trăm dự án stablecoin.

Để tìm hiểu sâu về stablecoin, hãy xem báo cáo của Binance Research: Sự phát triển của Stablecoin.

9. Ưu và nhược điểm của các đồng Stablecoin?

9.1 Ưu điểm của Stable coin

  • Tính ổn định về giá khi giao dịch
  • Hỗ trợ các nhà đầu tư và trader “tránh bão” khi thị trường giảm giá mà không cần phải đổi sang tiền Fiat (USD, VNĐ,..)

9.2 Nhược điểm của Stable coin

  • Thao túng nguồn cung Stable coin và thao túng thị trường tiền điện tử như Tether
  • Người dùng có nguy cơ không được hỗ trợ bởi bất cứ tài sản nào
  • Có xu hướng tập trung hơn là phi tập trung

Lời kết

OK. Trên đây là những thông tin về đồng Stablecoin mà mình muốn chia sẻ với các bạn. Nói chung thì những đồng Stable coin như USDT vẫn là đồng coin rất cần thiết trong thị trường tiền điện tử, với giá trị ổn định sẽ giúp nhà đầu tư không phụ thuộc vào pháp định và quy đổi sang BTC, ETH, XRP,..nhanh chóng và ngược lại bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro tiềm ẩn về tính không tập trung và bị kiểm soát bởi các tổ chức và thao túng thị trường như Tether, hiện tại, đã có một số dự án Stablecoin ra mắt đáp ứng được đầy đủ các tiêu chi cần có của một đồng Stablecoin.

Nếu bạn cảm thấy bài viết “Stablecoin là gì? Có những loại Stable coin nào? Ưu và Nhược điểm của nó là gì?” hữu ích thì đừng quên LikeShare và đánh giá 5 sao để ủng hộ kienthuctrade.net nhé. Chúc bạn thành công.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here