Home Kiến thức trading Stop Loss là gì? Hướng dẫn chi tiết cách đặt stop loss và take profit hiệu quả, Những sài lầm thường gặp với stop loss

Stop Loss là gì? Hướng dẫn chi tiết cách đặt stop loss và take profit hiệu quả, Những sài lầm thường gặp với stop loss

0
Stop Loss là gì? Hướng dẫn chi tiết cách đặt stop loss và take profit hiệu quả, Những sài lầm thường gặp với stop loss

Lệnh Stop Loss là lệnh mà các trader chuyên nghiệp hay trader mới vào nghề cũng cần phải biết và phải sử dụng khi trade coin hoặc trade forex, chứng khoán. Thật ra nó cũng tương tự như Stop Limit, nhưng stop loss chỉ được dùng cho việc cắt lỗ hay dừng lỗ.

Stop Loss giúp hạn chế sự thua lỗ, một giải pháp bảo toàn vốn không thể thiếu. Bên cạnh đó, lệnh Take Profit – chốt lời cũng hay được sử dụng.

Vậy chúng ta cũng tìm hiểu nhé!

1. Stop Loss là gì?

Khái niệm: Stop loss là dừng lỗ động sẽ di chuyển mỗi khi giá di chuyển một khoảng nào đó. Thêm một cách có thể hiểu là dừng lỗ động sẽ tự động “theo sát” giá khi giá di chuyển theo hướng tăng lợi nhuận. Tính năng này cho phép chúng ta chốt mức lợi nhuận và giúp kiểm soát lệnh một cách bán tự động.

Chính xác là bạn có thể thiết lập dừng lỗ dịch chuyển lên 5 pip mỗi khi giá dịch chuyển lên 5 pip – rất hữu dụng khi bạn không thể canh lệnh liên tục đúng không nào. Ngoài ra, dừng lỗ của bạn dịch chuyển tự động và giá lại di chuyển theo hướng ngược lại, dừng lỗ sẽ giữ nguyên vị trí và khi bị chạm, nó sẽ đóng lệnh – dừng lỗ động có thể là một chiến lược hiệu quả để giảm thiểu mức thua lỗ.

Lợi nhuận mục tiêu là một phần quan trọng của quản trị giao dịch. Lợi nhuận mục tiêu là mức giá đã xác định trước sẽ thoát lệnh cho một lệnh có lợi nhuận. Trước khi đặt lệnh, bạn phải xác định mức lợi nhuận mục tiêu ở đâu. Vì nó giúp bạn tự động thoát khỏi thị trường tại mức giá đã định, dù cho bạn không ngồi trước màn hình tại thời điểm giá di chuyển tới mức đó.

Biểu đồ trên đây cho thấy một lệnh mua có đặt mức lợi nhuận mục tiêu. Ngay khi giá chạm mức lợi nhuận mục tiêu, lệnh sẽ được đóng tại giá tốt nhất có thể.

2. Những sai lầm nghiêm trọng về Stop loss

2.1. Không đặt Stop loss

Lý do bạn không đặt Stop loss là gì?

“Đặt stop loss làm gì để cho sàn nó quét”
“Tôi sẽ chốt lệnh bằng tay khi thị trường diễn biến xấu”.

Đây là 2 câu trả lời tôi được nghe nhiều nhất từ những người không đặt Stop loss khi giao dịch Forex.

Lý do thứ nhất: “Đặt Stop loss làm gì để cho sàn nó quét”.

Đây là một lý do cực kỳ, cực kỳ phổ biến mà tôi tin rằng bạn cũng đã từng không ít lần được nghe.

Lấy ví dụ, giả sử bạn đang ở đài quan sát Skyview của tòa Landmark 81 và nhìn xuống phía dưới, bạn sẽ nhìn thấy gì?

Tại sao bạn thấy những thứ như tòa nhà Bitexco hay sông Sài Gòn, … mà không thấy tôi đang đi bộ ngay phía dưới?

Câu trả lời là “KÍCH THƯỚC”!

Cũng như vậy, về lý thuyết, sàn Forex chắc chắn biết toàn bộ thông tin về lệnh giao dịch của bạn, cặp tiền bạn chọn là gì, thời gian bạn giao dịch là lúc nào, bặn đặt Stop loss và Take profit ở đâu..v.v..

Tuy nhiên để lệnh giao dịch của bạn nổi bật trong hàng trăm nghìn lệnh giao dịch mỗi ngày trên hệ thống thì kích thước (khối lượng giao dịch) của bạn phải đủ lớn.

Đủ lớn là bao nhiêu? Tôi không chắc nhưng những nhà giao dịch cá nhân như bạn và tôi khó có thể đạt đến kích thước “nổi bật” đó.

Bạn hiểu ý tôi chứ!

Còn về việc “sàn quét Stop loss”, có 2 vấn đề:

Thứ nhất là vấn đề chuyên môn: giá đi qua điểm Stop loss của bạn rồi quay lại xu hướng bạn đã vào lệnh, nếu điều đó lặp đi lặp lại nhiều lần thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là xem lại chiến lược giao dịch mình và trả lời câu hỏi:

Lý do khiến bạn đặt Stop loss tại đó là gì? Liệu Stop loss như vậy đã hợp lý hay chưa? Tại sao rất nhiều lần giá vừa chạm Stop loss rồi lập tức quay đầu?

Hãy cố gắng tìm ra đáp án cho những câu hỏi đó, tôi tin rằng bạn sẽ nhận ra rất nhiều vấn đề ở hệ thống cũng như kiến thức giao dịch của mình.

Thứ hai là vấn đề từ sàn Forex: tôi gặp không ít người khá chủ quan và có ít sự quan tâm đến việc chọn sàn giao dịch.

Bạn có tin được không, một người anh mà tôi quen, trước kia đã thua lỗ đến mấy trăm nghìn đô khi giao dịch ở một sàn môi giới thu phí commission đến 30$/lot với spread trung bình của cặp EURUSD là 2.5 pip.

Làm sao chúng ta có thể giành được chiến thắng khi vừa phải chiến đấu với thị trường, vừa phải chiến đấu với chính sàn giao dịch của mình?

Chưa kể, với những sàn môi giới Forex chỉ tập trung vào việc hút sạch tài khoản của những khách hàng thiếu kinh nghiệm như vậy thì khó tránh khỏi việc sàn còn sử dụng thêm những chiêu trò khác.

Về vấn đề đến từ sàn môi giới, tiên trách kỷ, hậu trách nhân!

Lỗi của sàn môi giới là làm ăn không đàng hoàng, còn lỗi của bạn là thiếu trách nhiệm với những đồng tiền xương máu của chính mình (đừng trách vì tôi buộc phải nói thẳng).

Tôi đã giao dịch sàn IC Markets trong nhiều năm và có một tình huống mà tôi không bao giờ quên, đó là giá chỉ cách Stop loss của tôi 0.2 pip (2 points) nhưng không hề “bị quét”.

Đây là tình huống thực tế xảy ra với bản thân tôi, và nó phản ánh đúng bản chất của những sàn Forex uy tín.

Họ sống nhờ phí giao dịch của khách hàng và đứng cùng phía với lợi ích của khách hàng (khách hàng càng có lợi nhuận thì càng giao dịch lâu dài, sàn môi giới càng thu được nhiều phí giao dịch, đó rõ ràng là một sự hợp tác win-win).

Tóm lại, với lý do đầu tiên, bạn sẽ không cần lo lắng về chúng nếu bạn chọn đúng sàn giao dịch uy tín.

Lý do thứ hai: “Tôi sẽ chốt lệnh bằng tay khi thị trường diễn biến xấu”.

Nghe có vẻ ổn đấy chứ?

Tôi nhớ về quãng thời gian đầu giao dịch Forex, tôi thậm chí chẳng thèm quan tâm Stop loss là gì chứ đừng nói là tìm cách đặt Stop loss hiệu quả. Tôi tự đặt ra mức thua lỗ tối đa là 50$ cho mỗi lệnh và tôi sẽ cắt lệnh bằng tay khi nó âm về mức đó.

Nhưng bạn biết đấy, khi mức lỗ đã đến 50$, tôi phân vân có nên cắt hay không và hầu hết là “con tim” đều chiến thắng “lý trí”, tôi tiếp tục giữ lệnh.

Tôi hy vọng rằng giá có thể trở lại vị trí vào lệnh để chốt lệnh hòa. “Nếu xuống âm 200$ thì chốt sau cũng được” – Tôi tự an ủi mình như thế.

Khi mức lỗ tăng lên thành 200$, như thường lệ tôi lại tự tìm ra những lý do để động viên bản thân: Khúc này cản mạnh, chẳng lẽ không hồi, chờ nó hồi lên chút, âm tầm 100$ rồi chốt, vớt vát được thêm từng nào hay từng đó.

Nhưng đời không như là mơ, thị trường luôn ưa thích những kẻ cứng đầu (như tôi) và luôn sẵn lòng “vui vẻ” dạy cho tôi thêm một bài học.

Khi mức lỗ ngày càng lớn, 200$, 300$ và hơn nữa. Tôi quyết định, đã vậy thì giữ cho tới chết, đến đây rồi chẳng lẽ lại cắt (gọi là vừa ngu vừa lỳ).

Vậy là ban đầu với mức lỗ dự tính tối đa chỉ 50$, bây giờ tôi đang phải ngâm lỗ đến mấy trăm $ mà không có cách giải quyết nào khác ngoài “thắp hương cầu nguyện”.

Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại trong một thời gian dài khiến tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

Chỉ số ít trong những lần “ngâm lỗ” tôi may mắn “về bờ” thành công, còn lại hầu hết tôi đều phải chịu những cái kết đắng lòng, không lỗ nhiều thì cũng…cháy.

Vì vậy tôi đã đưa ra một trong những quyết định sáng suốt nhất trong sự nghiệp giao dịch Forex của mình, đó là BẮT BUỘC PHẢI ĐẶT STOP LOSS, CÒN CÁCH ĐẶT SAO CHO ĐÚNG THÌ SẼ HỌC DẦN.

Vậy là từ một kẻ không biết lệnh dừng lỗ là gì, sau khi đã nếm đủ đòn đòn roi, ôm trong lòng bao nhiêu bài học xương máu, tôi đã buộc mình trở thành một “STOP LOSS MAN” (tôi tự đặt như thế), để tự vả vào mặt mình câu nói:

“Là một thằng đàn ông, đừng quên Stop loss”

– S I N

Nếu bạn thích thì có thể dùng câu CHÂM NGÔN của tôi (nếu bạn không cảm thấy nó lố bịch). Hãy làm sao để bạn luôn luôn ghi nhớ điều đó.

Kể từ khi quyết định sử dụng Stop loss một cách cực đoan, tôi ít nhiều đã thấy sự chuyển biến tích cực trong những kết quả giao dịch của mình.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều những sai lầm về cách đặt Stop loss mà tôi cần phải giải quyết.

Tôi sẽ nói cho bạn ngay sau đây:

2.2. Những sai lầm khi đặt Stop loss là gì?

#1. Đặt Stop loss quá gần

Việc lựa chọn cách đặt Stop loss gần giúp tôi thua lỗ ít hơn trong mỗi giao dịch, nhưng nó khiến tôi dính Stop loss nhiều hơn bình thường.

Không ít lần tôi lâm vào tình cảnh “oái oăm”, giá vừa chạy qua Stop loss là quay đầu chạy thẳng đến Take profit luôn, tôi tự nhủ “Chuyện quái quỷ gì vậy? Chả lẽ thị trường có mắt?”.

Chúng ta biết rằng thị trường luôn luôn chuyển động lên xuống liên tục tạo thành những con sóng. Việc xác định đúng xu hướng thị trường nhưng đặt Stop loss quá gần khiến bạn chịu một thua lỗ trước khi thị trường mang lại lợi nhuận cho bạn.

Vì vậy, chúng ta cần đặt Stop loss đủ để tạo “không gian” cho những con sóng nhỏ dao động trước khi giá chạy đến điểm chốt lời.

#2. Đặt Stop loss quá xa

Việc đặt Stop loss quá xa mang lại cho tôi cảm giác an tâm rằng khó dính Stop loss hơn. Điều này đúng, tuy nhiên việc đặt Stop loss quá xa làm tài khoản tôi thua lỗ nhiều hơn mỗi lần dính Stop loss.

Sau này, tôi nhận ra một điều:

“khi chiến lược đã sai thì Stop loss xa bao nhiêu cũng không đủ”.

Một điều nữa, việc đặt Stop loss quá xa sẽ khiến cho bạn rất khó để có một tỷ lệ Risk:Reward tốt bởi nó sẽ cần đến một hệ thống giao dịch tốt và sự kiên nhẫn khủng khiếp từ bạn.

Và khi “tỷ lệ Risk:Reward không đủ tốt, lẽ dĩ nhiên bạn sẽ rất khó kiếm được lợi nhuận trong dài hạn.

#3. Dời và Thả Stop loss

Thời điểm đầu sử dụng Stoploss, mỗi khi thị trường chạy ngược hướng với giao dịch của mình, tôi vẫn thường dở một thói xấu đó là DỜI Stop loss ra xa và đôi lúc là THẢ luôn Stop loss.

Hành động thả Stop loss này chẳng khác gì việc giao dịch không có Stop loss như đã nói phía trên. Hậu quả của việc không đặt Stop loss là gì thì đối với việc thả stop loss cũng y như vậy.

Nếu bạn đã giao dịch và thường xuyên dời Stop loss như tôi trước đây, chắc bạn cũng nhiều lần cảm thấy hoang mang vì “dời Stop loss bao nhiêu thì giá chạy theo Stop loss bấy nhiêu, cho đến tận lúc cháy tài khoản”.

Làm thế nào để giải quyết vấn đề này??

Giả sử bạn đang có 1 lệnh BUY tại điểm A và đặt Stop loss tại điểm B. Hiện tại, giá đang di chuyển mạnh về điểm B và gần chạm Stop loss của bạn.

Câu hỏi dành cho bạn là:

“Nếu bạn chưa có lệnh BUY tại điểm A đó thì bạn có quyết định BUY khi giá về tại điểm B mà bạn đã đặt Stop loss không?”.

Nếu câu trả lời là KHÔNG thì nguyên do gì bạn lại hy vọng việc dời hoặc thả Stop loss sẽ mang lại kết quả khả quan cho bạn?

Rõ ràng khi giá về qua điểm Stop loss mà bạn đã đặt thì mọi phân tích cho kịch bản thị trường ban đầu đã bị phá hủy, vì vậy không có lý do gì để bạn tiếp tục giữ kịch bản này cho một tập phim khác.

Những hành động sai đối với việc đặt Stop loss xuất phát từ 2 nguyên nhân chính:

Nguyên nhân #1: Chưa có chiến lược giao dịch tốt nên chưa xác định được điểm vào lệnh và Stop loss tối ưu. Bạn cần rèn luyện thêm kỹ năng giao dịch, kỹ năng phân tích và tự xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch tốt hơn.

Nguyên nhân #2: Bạn chưa có kỹ năng kiểm soát được tâm lý giao dịch của mình. Những bài viết ở chuyên mục Tâm lý giao dịch của chúng tôi sẽ giúp bạn.

3. Ý nghĩa thực sự của Stop loss là gì?

Stop loss là vị trí mà tại đó khi giá đi qua thì toàn bộ ý tưởng giao dịch của bạn không còn giá trị.

Đó là ý nghĩa thực sự của Stop loss.

Stop loss nên (và phải) được đặt tại vị trí mà khi giá chạm tới thì BẠN ĐÃ SAI và NÊN DỪNG LẠI.

Từ ý nghĩa được nêu ra, có thể nhận thấy, hầu hết các nhà giao dịch Forex không biết cách đặt Stop loss đúng cách. Đây là quy trình phổ biến nhất mà các Forex trader thường làm khi giao dịch và đặt Stop loss:

• Đầu tiên: Xác định vị trí giao dịch.

• Tiếp theo: Vào lệnh với khối lượng (lot) tùy ý.

• Cuối cùng: Đặt Stop loss và Take profit theo mức thua lỗ chấp nhận được và mức lợi nhuận kỳ vọng.

Cách đặt Stop loss này là sai hoàn toàn. Vì Stop loss đặt tại mức thua lỗ chấp nhận được KHÔNG PHẢI là mức giá báo hiệu kế hoạch giao dịch không còn hiệu quả.

4. Xác định Stop Loss và Take Profit hiệu quả

Bên dưới đây là mô tả chi tiết quy trình khi vào lệnh với vai trò của SL và TP, thứ nhất xác định khung thời gian giao dịch chính, thứ 2 sử dụng system để nhận diện tín hiệu forex khi tín hiệu xuất hiện, sau đó xác định các đỉnh và đáy gần nhất, so với điểm dự kiến sẽ vào lệnh ban đầu.

Sau đó cộng hoặc trừ thêm mức chênh lệch spread và khấu hao thêm độ nhiễu của giá, đưa ra các điểm chính xác của SL và TP, và tính ra tỷ lệ LỢI NHUẬN : RỦI RO của lệnh (Tỷ lệ R:R), nếu chấp nhận tỷ lệ R:R thì sẽ vào lệnh ngay, nếu không chấp nhận tỷ lệ R:R thì sẽ bỏ ý định vào lệnh và tìm 1 cơ hội khác.

Vậy nên, việc chọn điểm SL và TP sẽ quyết định đến việc có lựa chọn vào lệnh hay không trên cơ sở tỷ lệ R:R, nên điểm SL và TP là cực kỳ quan trọng, và cách đặt SL và TP cần phải có độ chính xác cao.

– Đỉnh và Đáy thông thường là các ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ, đây chính là các mức cản kỹ thuật.

– Đỉnh và Đáy thường là các mức cản tâm lý.

– Đỉnh và Đáy thường thể hiện cho 1 biên độ giao dộng hay 1 biên độ sóng (wave) trong thị trường có xu hướng. Biểu hiện cho 1 vùng giá đi ngang trong thị trường không có xu hướng (sideway).

– Khi giá chính thức phá vỡ (breakout thực sự) các Đỉnh và Đáy thì 1 biên độ mới thường được thiết lập. Giá sẽ đi xa hơn đáng kể theo hướng breakout đó. Do vậy việc dừng lỗ (stop loss) tại đó là rất an toàn.

– Khi giá di chuyển và tiệm cận vùng Đỉnh – Đáy thì thông thường sẽ có phản ứng (dù nhiều hay ít) tại mức cản đó và sẽ bị dội lại. Do đó, chốt lời (take profit) tại vùng đỉnh – đáy cũng là giải pháp rất an toàn.

– Phương pháp nào cũng có những sai số nhất định. Phương pháp này cũng không ngoại lệ. Bạn có thể từ từ kiểm chứng điều này xem nếu thấy phù hơp với bản thân thì hãy áp dụng, nếu không phù hợp thì chỉ coi đây như là nội dung để tham khảo thôi nhé.

5. Năm bước đặt Stop loss đúng cách

Bước 1: Xác định vị trí giao dịch.

Bước 2: Xác định vị trí Take profit và Stop loss theo đúng ý nghĩa.

Bước 3: Xem xét tỷ lệ Risk:Reward (tỷ lệ SL và TP), nếu tỷ lệ này chấp nhận được thì quyết định vào lệnh. Còn nếu tỷ lệ Risk:Reward không đủ tốt thì tìm vị trí giao dịch khác.

Bước 4: Xác định khối lượng giao dịch (số lot) dựa vào xác định trước số tiền sẽ mất cho lệnh giao dịch này và vị trí điểm Stop loss.

Bước 5: Vào lệnh với các thông số trên.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa các trader chuyên nghiệp và trader nghiệp dư là gì ở ngay bước xác định Stop loss.

Các trader nghiệp dư thì ĐẶT LỆNH TRƯỚC với KHỐI LƯỢNG TÙY Ý, cuối cùng mới xác định vị trí Stop loss.

Các trader chuyên nghiệp thì ngược lại hoàn toàn: Xác định vị trí vào lệnh, vị trí Stop loss và Take profit sau đó mới tính toán khối lượng vào lệnh:

  • Nếu tỷ lệ Risk:Reward không tốt (chẳng hạn SL > TP) thì không vào lệnh và tìm cơ hội khác.
  • Nếu tỷ lệ Risk:Reward chấp nhận được thì quyết định vào lệnh với một khối lượng, sao cho số tiền thua lỗ khi dính Stop loss đã xác định trước.

Ví dụ: cách giao dịch và đặt Stop loss của Forex trader chuyên nghiệp:

Bước 1: Xác định vị trí giao dịch.

Khi quan sát cặp EURUSD trên khung D1, nhận thấy EURUSD chuyển đổi cấu trúc của xu hướng giảm (đỉnh và đáy sau thấp hơn đỉnh và đáy trước) sang cấu trúc của xu hướng tăng (đỉnh và đáy sau cao hơn đỉnh và đáy trước).

Xác định được một kênh giá tăng. Khi giá giảm về chạm kênh giá, chúng tôi dự đoán giá sẽ tạo đáy mới tại đây và tiếp tục xu hướng tăng.

Bước 2: Xác định vị trí Take profit và Stop loss theo đúng ý nghĩa.

Take profit sẽ tại trend line trên của kênh giá, khoảng cách khoảng 440 pip.

Stop loss đặt dưới vùng đáy thứ 2 vì nếu giá giảm qua vùng đáy này thì kênh giá tăng đã bị phá vỡ, và phá vỡ luôn cấu trúc xu hướng tăng (vì đáy mới thấp hơn đáy trước). Toàn bộ ý tưởng hỗ trợ cho giao dịch đã không còn giá trị.

Bước 3: Xem xét tỷ lệ Risk:Reward.

Tỷ lệ Risk:Reward là 100:440 = 1:4.4. Đây là tỷ lệ rất tốt để giao dịch.

Bước 4: Xác định khối lượng giao dịch.

Giả sử tài khoản giao dịch của tôi là 10,000$. Mỗi lệnh giao dịch tôi chỉ chấp nhận thua lỗ 1% tài khoản, tương đương 100$.

Với lệnh BUY EURUSD có Stop loss = 100 pip thì khối lượng giao dịch của tôi sẽ là 0.1 lot.

Bước 5: Đặt lệnh.

Sau các bước tính toán đơn giản và khoa học trên, tôi sẽ quyết định vào lệnh BUY 0.1 lot EURUSD tại giá 1.0570, đặt SL tại 1.0470 (100 pip) và TP tại 1.1010 (440 pip).

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here