Home Đầu tư Coin Troy Network (TROY) là gì? Chi tiết về tiền điện tử TROY, TROY Token là gì? Có nên đầu tư vào TROY Token hay không?

Troy Network (TROY) là gì? Chi tiết về tiền điện tử TROY, TROY Token là gì? Có nên đầu tư vào TROY Token hay không?

0
Troy Network (TROY) là gì? Chi tiết về tiền điện tử TROY, TROY Token là gì? Có nên đầu tư vào TROY Token hay không?

Dù thị trường đang phát triển ra sao, đi lên hay đi xuống, Binance Launchpad vẫn tích cực ra mắt các dự án IEO để mang lại chút sức sống cho cộng đồng. Lần này, Binance ra mắt dự án thứ 11 với cái tên Troy Network (TROY). Hãy cùng kienthuctrade.net tìm hiểu qua bài viết “ Troy Network (TROY) là gì? Toàn tập về tiền điện tử TROY ” dưới đây nhé!

1. Troy Network (TROY) là gì?

Theo định nghĩa của dự án

TROY Network là một giao thức phi tập trung dùng cho việc giao dịch và thanh toán toàn cầu.

Nó cung cấp dịch vụ môi giới tài chính chỉ cần một tài khoản duy nhất để quản lý tất cả các tài khoản khác cho các nhà đầu tư và tổ chức cá nhân có giá trị lớn. Bao gồm thanh khoản của cả các sàn giao dịch thành viên tập trung và phi tập trung.

Bằng việc kết hợp tính năng nâng cao của public chain với công nghệ Layer 2 làm cho tần suất giao dịch, tính bảo mật, cũng như tốc độ giao dịch và sự riêng tư cao.

Theo định nghĩa của kienthuctrade.net

Troy Network là dự án Blockchain trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi). Ý tưởng của họ là tạo ra cầu nối trung giữa các sàn giao dịch Crypto, các dịch vụ tài chính trong Crypto, các Blockchain nền tảng và các doanh nghiệp, nhà đầu tư ở thị trường truyền thống.

Họ thực hiện việc ấy bằng cách tạo ra bộ giao thức phi tập trung được xây dựng trên nền tảng của Troy Blockchain. Ở phần dưới mình sẽ giải thích rõ hơn về cấu trúc và giải pháp của Troy Network.

TROY Network có thể hiểu là sử dụng 4 lớp cho mạng lưới đó là:

  • Layer 1 được gọi là public chain. Đây là lớp tạo ra sự bảo mật cho hệ thống.
  • Layer 2 được gọi là Offchain dùng để tăng tốc độ giao dịch.
  • Layer 3 là Settlement Network. Đây là mạng lưới dùng để giao dịch hay là tương tác với tất cả các ứng dụng. Ví dụ như nền tảng giao dịch có trên Layer 4 đó là Application Layer. Như vậy với mô hình này thì việc giao dịch với các nền tảng giao dịch tập trung nhưng vẫn đảm bảo độ bảo mật cũng như tốc độ giao dịch, mà thanh khoản lại đảm bảo nhu cầu của người dùng.

2. Những điểm nổi bật của dự án TROY

  • Giao dịch tổng hợp: TROY cung cấp cho người dùng quyền truy cập đầy đủ vào quyền thanh khoản tổng hợp của một nhóm các sàn giao dịch tiền mã hoá. Một số chức năng chính bao gồm định tuyến đơn hàng thông minh, quản lý tài khoản linh hoạt, dịch vụ thanh toán và quản lý rủi ro tự động.
  • Phân tích dữ liệu: TROY hỗ trợ việc đưa ra quyết định của khách hàng với dữ liệu blockchain, dữ liệu giao dịch, dữ liệu thị trường, dữ liệu xã hội và dữ liệu truyền thông được tối ưu hóa bởi AI và các mô hình định lượng.
  • Dịch vụ môi giới đa dạng: TROY cung cấp một loạt các dịch vụ bao gồm chuyển khoản và thanh toán quỹ theo thời gian thực, giao dịch ký quỹ, OTC…
  • Giải pháp quản lý tài sản đầy đủ: TROY được cung cấp bởi dịch vụ truy cập cùng vị trí và độ trễ thấp để cải thiện hiệu suất thuật toán giao dịch tần số cao. Nó cũng cung cấp tiếp xúc với các giải pháp định lượng bằng cách xử lý trực tiếp, đánh dấu chính xác dữ liệu lịch sử và hệ thống đánh giá chiến lược.

3. Troy Network giải quyết vấn đề gì?

Ở phần này mình sẽ nêu ra các vấn đề mà team dev Troy nêu ra đối với cả sàn tập trung và phi tập trung ở thời điểm hiện tại. Từ đó để anh em hiểu rõ ý tưởng của Troy Network.

Một số vấn đề của sàn tập trung “CEX” mà Troy Network nêu ra:

Không bảo mật: Khi anh em đăng ký tài khoản ở sàn tập trung. Anh em xác minh thân phận ở đó, anh em gửi tiền của anh em vào đó. Và bỗng một ngày sàn đó bị hack, toàn bộ thông tin của anh em sẽ được bán công khai ở một nơi nào đó và tài sản của anh em cũng không cánh mà bay. Cho dù là anh em đã làm toàn bộ các bước bảo mật cho tài khoản.

Dễ bị thao túng: Các sàn tập trung có thể bơm thổi giá của một loại token nào đó, nhằm mưu lợi cho sàn và người dùng buộc phải theo giá của sàn đó mà không thể làm gì được.

Người dùng không có toàn quyền sử dụng tài sản: Hiểu đơn giản nhất là khi anh em đã gửi tiền lên sàn thì coi như anh em đã đặt toàn bộ niềm tin của anh em vào sàn rồi. Khi đó sàn có thể khóa nạp/rút tài sản của anh em, mà anh em cũng đành phải ngậm ngùi đợi tới lúc sàn mở lại thôi.

Hãy tưởng tượng anh em mua một coin giá X nhưng lúc nó tăng lên giá Y thì sàn lại khóa. Vậy là anh em phải ấm ức nhìn nó rớt xuống giá Z lúc đó sàn mới mở lại để anh em giao dịch.

Khối lượng giao dịch giả: Với các sàn tập trung thì việc này rất thường xuyên xảy ra. Các lệnh ảo của sàn có thể đẩy khối lượng giao dịch gấp đôi, gấp ba lần so với thực tế.

Những vấn đề này đối với sàn phi tập trung (DEX) anh em không còn phải lo lắng nữa:

  • Khi giao dịch tại sàn phi tập trung thì cũng giống như việc anh em giao dịch giữa các ví của những người khác thôi, chứ anh em không cần phải gửi tiền vào sàn mới có thể giao dịch được.
  • Vì là giao dịch trực tiếp trên Blockchain của coin đó nên sẽ không có chuyện thao túng bơm thổi được nữa.
  • Và cũng vì là giao dịch trực tiếp tại ví, nên vấn đề tài sản của người dùng vẫn là của người dùng. Hơn nữa sàn phi tập trung không yêu cầu KYC nên anh em cũng không phải lo việc lộ thông tin của mình.

Nhưng bên cạnh đó thì những vấn đề cố hữu của sàn phi tập trung DEX là:

  • Tốc độ giao dịch kém: Vì là giao dịch trên Blockchain, nên khi Blockchain đó bị nghẽn thì việc xác nhận các lệnh của anh em sẽ rất lâu.
  • Trải nghiệm với người dùng chưa tốt: Vì còn khá là mới mẻ nên việc sử dụng sàn phi tập trung còn khá rắc rối với người dùng.
  • Thanh khoản thấp: Do 2 vấn đề ở trên, nên việc giao dịch rất thấp, khiến cho thanh khoản rất nhỏ. Các sàn phi tập trung không thể hỗ trợ các giao dịch lớn với số lượng nhiều và liên tục được. Do đó giao dịch trên các sàn này chủ yếu là các giao dịch nhỏ và lẻ tẻ.
  • Các công cụ giao dịch đơn giản, ít lựa chọn cho trader. Chủ yếu là Limit Order và Market Order.
  • Không có giao dịch giữa crypto với fiat trên sàn DEX.

Xem thêm: Sàn Mitrade là gì? Sàn Mitrade có uy tín không? Sàn Mitrade Có Lừa Đảo Không?

4. Giải pháp của Troy Network là gì?

TROY Network ra đời để kết hợp tính năng của 2 bên là sàn tập trung và phi tập trung. Có nghĩa là TROY Network sử dụng công nghệ của Layer 1 và Layer 2.

Với sự kết hợp của 2 layer này, Troy sẽ có các ưu điểm sau:

  • Layer 1: Tính bảo mật và phân tán.
  • Layer 2: Tốc độ giao dịch.

Và với việc sử dụng Settlement Network, khi đó các lệnh giao dịch của người dùng tại Troytrade sẽ tự động khớp với các lệnh giao dịch từ các sàn giao dịch đối tác.

Có nghĩa là anh em có thể đặt lệnh ở Troytrade nhưng vẫn có thể giao dịch tại các sàn giao dịch khác. Giảm thiểu các rủi ro khi các Blockchain được hard fork. Phá bỏ được các rào cản của khả năng không mở rộng được Blockchain của các sàn giao dịch phi tập trung.

Bên cạnh đó còn có tính năng cross-chain, có nghĩa là có thể giao dịch chéo các chuỗi Blockchain khác với nhau.

5. TROY Token là gì?

TROY là một dạng của Utility Token. TROY là ERC-20, được phát triển trên Blockchain của Ethereum. Trong hệ sinh thái của TROY, người dùng sẽ dùng TROY như một phương tiện để chi trả cho phí giao dịch.

Tại thời điểm ra mắt, TROY là ERC-20, team dev của dự án có kế hoạch Mainnet và chuyển nó sang Blockchain riêng của họ vào Q3/2020.

Ở phần dưới, mình sẽ nói chi tiết hơn về mục đích sử dụng của TROY token.

6. Thông tin cơ bản về đồng TROY Token

  • Ticker: TROY
  • Blockchain: Ethereum (TGE)
  • Token type: ERC-20
  • Contact: Updating..
  • Total supply: 10,000,000,000 TROY
  • Circulating supply: 1.165.000.000 TROY
  • Initial circulating supply: 740,000,000 TROY (7.4% tổng cung)

7. Token Allocation TROY Token

8. Token Sale TROY Token

Total hard cap: 13,500,500$

Hiện TROY vẫn chưa được mở bán. Thông tin về các vòng bán trước đó chưa được công bố. Khi nào có các thông tin chính thức, mình sẽ update cho anh em.

9. Token Release Schedule TROY Token

Hiện vẫn chưa có mở bán TROY Token nên lịch trình về TROY Token sẽ được cập nhật sau.

10. TROY Token được dùng để làm gì?

Ở trong hệ sinh thái TROY Network thì TROY Token đóng vai trò vận hành và lưu thông cho hệ sinh thái TROY Network. Và những nhân tố hoạt động bên trong mạng lưới TROY là:

  • Những trader có thể sử dụng các chế độ giao dịch tại Troy Trade.
  • Broker-dealer: Những nhà môi giới cung cấp các dịch vụ thanh toán, xác minh và giao dịch nhằm giảm chi phí xác minh cũng như chi phí giao dịch để cải thiện hiệu quả giao dịch.
  • Các Marker: Những người sẽ tăng thêm tính thanh khoản cho các cặp giao dịch.
  • Mạng lưới Relayer sẽ chịu trách nhiệm cập nhật và khóa các lệnh giao dịch kịp thời. Relayer Network gồm có các node và supernode.Với supernode thì cần phải giữ TROY token trong một khoảng thời gian nhất định. Các node thường thì không cần nhưng được dùng để phát hiện các lỗi trong giao dịch. Nếu có lỗi thì token sẽ được chia cho node phát hiện ra, nếu không thì node đó sẽ bị đưa vào blacklist.
  • Liquidity backer là những người cung cấp vốn cho việc thanh khoản cho các mạng lưới giao dịch của Troy.
  • Information feeder (cung cấp thông tin): Cung cấp các thông tin cơ bản về dữ liệu giao dịch của onchain và offchain.

Như hình trên ta có thể thấy rằng các trader có thể đặt lệnh mua bán với các Broker-dealer hoặc đặt lệnh mua bán thông thường.

Các Broker-dealer, Market Maker và các sàn giao dịch đối tác của Troy sẽ cập nhật các lệnh giao dịch qua mạng lưới Relayer. Sau đó mạng lưới Relayer sẽ cập nhật các lệnh đạt yêu cầu vào Order book. Liquidity backer sẽ cung cấp vốn cho Market Maker và Broker-dealer

Vậy từ đây ta có thể thấy được các mục đích sử dụng của TROY token là:

  • Vận hành hệ sinh thái của TROY Network.
  • Dùng để làm phần thưởng cho Relayer Network để khuyến khích các lệnh giao dịch nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
  • Được dùng để làm chi phí giao dịch và thanh toán.
  • Và được stake làm supernode cho mạng lưới Relayer.

11. Phí giao dịch TROY Token

TROY là ERC-20 token thời gian đầu, nên bất kể giao dịch nào thực hiện anh em sẽ phải chịu 1 phần nhỏ phí tx fee do mạng lưới của Ethereum thu để trả cho các miner.

Ngoài ra, khi giao dịch trên sàn, anh em sẽ chịu thêm các khoản phí rút nạp và exchange fee của sàn.

12. Cách kiếm và sở hữu đồng TROY Token

Theo cách thiết kế token kể trên, anh em có thể sở hữu đồng TROY token bằng cách:

  • Trở thành các Relayer để nhận TROY rewards.
  • Stake TROY để làm supernode và nhận TROY reward.
  • Hoặc mua trực tiếp trong IEO hay sau khi token lên sàn.

13. Đào TROY Token như thế nào?

TROY token hiện không có cơ chế đào như BTC hay ETH, nhưng TROY token có thể staking trong mạng lưới Relayer.

14. Ví lưu trữ TROY Token

Vì TROY là token ERC-20 nên anh em có thể lưu trữ tại bất kỳ ví nào hỗ trợ ERC như: Metamask, Mycrypto, Myetherwallet. Còn có ví cứng như ledger, trezos.

Ngoài ra, anh em có thể lưu trữ trên sàn nào giao dịch TROY.

15. Sàn giao dịch TROY Token

Ở thời điểm hiện tại, sàn giao dịch sôi động nhất đang giao dịch Troy là Binance.

16. Tương lai của đồng TROY Token

TROY Network là sự kết hợp công nghệ giữa Layer 1 và Layer 2 dùng để cải thiện tốc độ cũng như tăng tính bảo mật cho việc giao dịch giữa các sàn.

Đây là một bước đi khá hay nhưng không kém phần mạo hiểm. Vì việc làm này không mới, có chăng chỉ mới hơn là có thể ở TROY Network mà có thể giao dịch được với các sàn khác.

Như vậy thì TROY ở trong hệ sinh thái của TROY Network được dùng staking trong mạng lưới Relayer và dùng để chi trả phí giao dịch khi giao dịch tại Troy Trade.

Nếu nền tảng giao dịch của Troy Trade thu hút được lượng người dùng lớn, thì khi đó sẽ nhiều người sử dụng token Troy để trả cho các phí giao dịch và mua token Troy để tham gia vào mạng lưới của Relayer khiến cho nhu cầu sử dụng TROY token sẽ lớn hơn.

Và, khi mà lượng giao dịch càng lớn thì các supernode của Relayer phải càng tăng để đáp ứng được lượng giao dịch đó. Nên nhu cầu sử dụng TROY sẽ rất cao.

17.1 Có nên đầu tư vào TROY Token

Phần này mình sẽ chỉ ra một số keypoint của dự án ảnh hưởng trực tiếp tới TROY token. Anh em nên tìm hiểu kĩ hơn & tự đưa ra nhận định của mình:

17.1 Product

Sản phẩm của TROY Network chính là một nền tảng sàn giao dịch phi tập trung hợp tác với sàn tập trung. Khi đó thì token TROY sẽ được dùng để làm phí giao dịch. Còn được dùng chi trả cho mạng lưới Relayer để khuyến khích việc cập nhật các giao dịch và việc đồng bộ sẽ nhanh chóng, chính xác hơn.

Chú ý: Troy Trade vẫn đang được team dev phát triển, họ dự kiến sẽ ra mắt vào Q3/2019. Tính tới thời điểm thực hiện bài viết (02/09/2019), họ chưa ra mắt chính thức bất kể sản phẩm nào. Anh em quan tâm nên bán sát lộ trình phát triển của dự án để nắm rõ hơn.

17.2 Về mặt model hoạt động

Người dùng có thể giao dịch sàn ở giao dịch của TROY mà vẫn có thể giao dịch với các sàn đối tác như Binance, Huobi, BitMEX…

Với việc có các đối tác là các sàn giao dịch lớn như vậy, cộng với nền tảng sàn phi tập trung, thì nếu lượng giao dịch của TROY Network trở nên lớn thì sẽ làm cho token TROY được dùng nhiều hơn cho phí giao dịch.

Điểm nổi bật của Troy Network là kết hợp được cả sàn DEX & CEX và TROY Token là thứ được dùng xuyên suốt trong hệ sinh thái đó.

17.3 Về mặt token

TROY là Utility Token. Nó được dùng để làm phí giao dịch, stake làm node cho mạng lưới Relayer và được dùng để chi trả cho mạng lưới Relayer.

Mình xin nhấn mạnh lại là tất cả những gì họ đang cho chúng ta thấy đều đang là ý tưởng. Sản phẩm chính thức để hoạt động và TROY token được sử dụng vẫn chưa ra mắt. Anh em quan tâm thì nên tìm hiểu kĩ hơn, đặc biệt là quá trình phát triển của dự án.

Hy vọng anh em sẽ đưa ra được quyết định của bản thân.

Lời kết

Trên đây là bài viết ” Troy Network (TROY) là gì? Toàn tập về tiền điện tử TROY ” , Hy vọng bài viết vừa rồi của mình đã giúp anh em có cái nhìn tổng quan hơn về dự án TROY Network cũng như TROY token.

Còn anh em, anh em nghĩ thế nào về đồng coin sau bài viết này. Hãy chia sẻ ý kiến của anh em ở phần comment nhé. Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Shaređánh giá 5 sao để ủng hộ kienthuctrade.net nhé.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here