Home Đầu tư Coin AMM là gì? Tổng quan về cơ chế AMM, Tại sao các sàn giao dịch AMM lại tồn tại? Rủi ro và hạn chế của AMM là gì?

AMM là gì? Tổng quan về cơ chế AMM, Tại sao các sàn giao dịch AMM lại tồn tại? Rủi ro và hạn chế của AMM là gì?

0
AMM là gì? Tổng quan về cơ chế AMM, Tại sao các sàn giao dịch AMM lại tồn tại? Rủi ro và hạn chế của AMM là gì?

Automated Market Maker (AMM) là công cụ tạo lập thị trường tự động và thường hoạt động trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX), nơi mà mọi thứ diễn ra tự động mà con người không thể can thiệp, Sàn giao dịch phi tập trung có AMM thường dựa trên các công thức toán học để định giá giá trị của một Token.

Sàn DEX chắc không còn xa lạ với anh em nữa. Và một trong những yếu tố chính làm nên sự bùng nổ của các sàn chính là việc sử dụng cơ chế AMM. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích để hiểu thêm về AMM nhé !

1. AMM là gì ?

AMM (Automated market maker) là phương thức giao dịch sử dụng thuật toán để tính toán giá token ngay tại thời điểm mua.

Cơ chế AMM không có khái niệm người bán, thay vào đó, smart contract sẽ đóng vai trò là trung gian. Người bán bỏ tài sản vào một nơi gọi là liquidity pool, sau đó người mua sẽ swap tài sản họ đang có với tài sản trong pool thông qua smart contract.

AMM thường gặp ở các sản phẩm DEX (Decentralized exchanges) như: Uniswap, Bancor, Mooniswap… Tuy ở các sàn, cơ chế AMM có thay đổi đôi chút để thu hút người dùng, nhưng nhìn chung thì khá giống nhau.

Xem thêm: Sàn Exness là gì? Sàn giao dịch Forex Exness, Sàn Giao Dịch Uy Tín Và An Toàn Nhất, Lựa chọn cho nhà đầu tư chuyên nghiệp

2. Tại sao các sàn giao dịch AMM lại tồn tại?

AMM là giải pháp cho những hạn chế của các Blockchain hợp đồng thông minh, đặc biệt là Ethereum. Trước khi AMM trở nên phổ biến, các nền tảng giao dịch phi tập trung được xây dựng trên Ethereum, như EtherDelta hay 0x luôn ứng dụng các cơ chế sổ lệnh truyền thống.

Tuy nhiên, họ gặp những vấn đề về thanh khoản, chẳng hạn như việc đặt lệnh sẽ tiêu tốn nhiên liệu hoặc sẽ cần thời gian chờ đợi xác nhận khối. Thông lượng (TPS) thấp của Ethereum cũng hạn chế số lượng giao dịch nhận được trước khi Blockchain chạm mức quá tải.

Điều này thực sự là vấn đề đối với các nhà tạo lập thị trường – nhà cung cấp thanh khoản thông qua sổ lệnh giao dịch. “Tạo ra” một thị trường thực sự đòi hỏi sự linh hoạt theo giá liên tục thay đổi. Khi một lệnh cần cả kinh phí và thời gian để thực hiện, người ta có thể lỗ nhiều hơn mức chênh lệch giá mua bán – sự khác biệt giữa giá chào bán cao nhất và giá mua thấp nhất.

AMM giúp việc cung cấp thanh khoản trở nên tiết kiệm và đơn giản hơn thông qua một quá trình đơn giản và hoàn toàn tự động – như chính cái tên của nó. Thậm chí những người dùng phổ thông cũng có thể thực hiện việc cung cấp thanh khoản, dễ dàng hơn rất nhiều so với các sàn giao dịch truyền thống có thể cần đến những kiến thức về kỹ thuật cao hơn.

3. Qúa trình phát triển của AMM

Một trong những sàn đưa AMM lên đỉnh cao chính là Uniswap với các hidden gem x10; x100. Tuy nhiên, Kyber Network (2018) và Bancor (2017) mới là những người đầu tiên áp dụng AMM.

Khác với Uniswap, ở Kyber Network, đây là mô hình AMM tập trung (centralized), nên chỉ có team và Market maker mới có quyền kiểm soát pool, không ai được đóng góp vào pool.

Tháng 11/2019, Uniswap chính thức sử dụng cơ chế AMM phi tập trung (decentralized). Nó cho phép bất kì ai cũng có thể đóng góp vào pool làm tăng tính thanh khoản. Sau đó, những người đóng góp vào pool (providers) cũng được hưởng một phần phí giao dịch khi có giao dịch trên Uniswap được thực hiện.

Nếu trên Uniswap, anh em chỉ có thể đưa ETH kèm 1 token khác vào 1 pool, thì Balancer có một sự cải tiến đáng kể: Cho phép người dùng có thể thêm tận 8 token khác nhau giúp việc swap được thuận tiện hơn.

Ngoài ra, ở Balancer, providers còn được tùy chỉnh tỉ lệ các token đưa vào pool trong 1 lần chuyển. Ví dụ, trên Uniswap, nếu anh em muốn lấy Hakka nhưng có USDT, anh em phải swap 2 lần: lần 1 USDT -> ETH, lần 2 ETH -> Hakka. Như vậy, tổng phí sẽ tốn gấp đôi, việc này sẽ không xảy ra ở Balancer.

Còn khi muốn góp vào Uniswap pool: Ở Uniswap, anh em phải chuẩn bị token và ETH tỉ lệ 1:1 mới được góp. Còn ở Balancer, tỉ lệ các token như thế nào cũng được.

Liquidity pool ở Curve chỉ cho phép đóng góp stable coin, điều này làm giảm trượt giá khi giao dịch. Việc sử dụng stable coin nhằm giữ giá tài sản cũng có thể thấy trong một vài pool khác không chỉ riêng trên DEX, Hakka pool 1 là một ví dụ.

4. Lợi ích của AMM

  • Trượt giá thấp (đối với các token thanh khoản kém).
  • Độ trễ của giao dịch được tính bằng mili giây thay vì giây.
  • Các thị trường phát triển có tính thanh khoản cao.
  • Giảm thiểu thao túng thị trường, rửa tiền.
  • Tạo thu nhập thụ động cho Liquidity providers.
5. Hợp đồng thông minh tự động hóa giao dịch trên AMM như thế nào ?

Khi giao dịch trên một AMM, người dùng sẽ tương tác với một bể thanh khoản. Cụ thể, khi người dùng yêu cầu hợp đồng thông minh thực hiện một giao dịch, hợp đồng này sẽ gửi mã Token của người dùng, ví dụ như ETH, đến bể thanh khoản. Một công thức toán sẽ xác định số lượng Token đối trọng trên cặp giao dịch – ví dụ như, Dai – mà người dùng sẽ nhận lại trên giao dịch.

Công thức đơn giản nhất sẽ là X nhân Y bằng K, trong đó X và Y là lượng Token trong bể và K là một hằng số cho trước. Phương trình này sẽ có dạng hyperbole: một kiểu hình tiệm cận với cả số vô cực và số 0 tại các cực trị.

Mỗi giao dịch sẽ có mức trượt giá nhất định – mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa kích cỡ lệnh giá và mức giá cuối cùng được thực hiện. Dạng hyperbole này thể hiện độ trượt giá nhỏ hơn đối với các lệnh nhỏ, nhưng khi kích cỡ lệnh lớn hơn, mức trượt giá sẽ tăng phi mã. Uniswap đã luôn sử dụng công thức này, nhưng những nền tảng khác có thể sử dụng các thuật toán phức tạp hơn để có thể chủ động điều chỉnh mức trượt giá.

6. Các Liquidity Pool thường gặp

  • Fed price reserves: Hiểu nôm na là sẽ tham chiếu với giá bên ngoài. Khi token trong pool không được update hoặc cơ chế imbalance được trigger, các giao dịch sẽ tự động dừng lại.
  • Automated price reserves: Liquidity pool sẽ được tạo kèm theo các thuật toán để điều chỉnh giá. Cách làm này sẽ cải thiện hơn Fed price reserves ở điểm không cần so sánh với giá bên ngoài. Đây là cách Uniswap và Balancer đang làm.
  • Bridge reserves: Cách làm này là tập hợp thanh khoản của các nguồn on-chain khác như 0x và Uniswap. Các giao dịch đến từ các nguồn này sẽ không mất phí giao dịch.

7. Khi trở thành Provider, bạn nhận được gì ?

Thông thường, providers sẽ nhận được phần thưởng là phí giao dịch.

Cụ thể, ở U swap, 0.3% phí giao dịch sẽ chia đều cho các thành viên đóng góp vào pool được giao dịch, hay ở Curve là 0.04%.

Tuy nhiên, bên cạnh phí giao dịch, một số sàn sẽ áp dụng tặng thêm native token như BAL (Balancer), Sushi (Sushiswap). Cách này sẽ giúp thu hút người dùng đóng góp vào pool. Vì nếu sàn phát triển mạnh, token có thêm nhiều incentives thì profit sẽ tăng lên rất nhiều.

Ví dụ: Sushi đã x2.5 khi được list sàn Binance.

8. Tương lai của cơ chế AMM

Trước đây, mọi người đều sử dụng Order book giao dịch. Nhưng nhược điểm của Order book là đối với những token có market cap quá bé, giá bid và ask sẽ chênh nhau rất nhiều, dẫn đến thanh khoản kém nếu đặt mức giá không ai muốn bán/mua. AMM ra đời nhằm khắc phục vấn đề này, giá sẽ được tính toán sẵn và mọi người có thể swap cực nhanh.

Nhìn chung, đây gần như sẽ là điều cần thiết cho các sàn hiện đại. Tuy nhiên, hiện nay chỉ mới có các sàn trên nền tảng Ethereum blockchain nổi tiếng với AMM. Và các sàn này đang gặp rất nhiều nhược điểm về phí cũng như thời gian giao dịch.

Bên cạnh đó, đảm bảo được giá trị tài sản của providers cũng là mối quan tâm hàng đầu. Và đây sẽ là một trong các cải tiến tương lai của AMM.

9. Tại sao AMM lại có thể trở nên phổ biến?

AMM đang giải quyết được rào cản lớn nhất mà quá trình đưa sàn giao dịch phi tập trung đến gần hơn với người dùng phổ thông đang gặp phải: thanh khoản. Khi đó không còn là vấn đề, các lợi ích tự nhiên của một sàn giao dịch phi tập trung sẽ phát huy tác dụng.

Không giống như các sàn giao dịch tập trung truyền thống, không hề tồn tại một “người gác cổng” để sàng lọc các dự án hay người dùng. Giao thức của AMM là một giao thức mở, không yêu cầu người dùng tạo tài khoản riêng hay xác minh danh tính người dùng. Một địa chỉ ví là tất cả những gì chúng ta cần để tương tác với các giao thức.

Đánh giá dưới góc độ dự án, sàn giao dịch phi tập trung là một phương án tuyệt vời để đưa một mã Token vào thị trường và cung cấp thanh khoản. Không hề tồn tại bất kỳ phí niêm yết hay tiêu chuẩn tiếp nhận nào, khiến cho bất kỳ ai, kể cả một người chưa từng tiếp xúc với lĩnh vực này cũng có thể tự thành lập cho mình một bể thanh khoản đối với mọi loại Token.

Phổ thông hóa hoạt động cung cấp thanh khoản cũng sẽ khiến những “fan” hâm mộ dự án cũng như người nắm giữ có thể giúp tạo ra một thị trường thanh khoản với những mã Token mới mà không cần sự trợ giúp của bất kỳ nhà tạo lập thị trường lão luyện nào.

Thêm vào đó, các sàn giao dịch phi tập trung AMM nhìn chung có giao diện tương đối đơn giản, khi không còn hiển thị những quyền chọn lệnh mua bán nâng cao hay các biểu đồ giá trên bảng điều khiển.

10. Rủi ro và hạn chế của AMM là gì?

Ngoài những mặt tích cực, các sản phẩm của AMM vẫn sở hữu những rủi ro và hạn chế nhất định. Xâm nhập mạng và những điểm yếu đã luôn ảnh hưởng đến những sàn giao dịch như Uniswap và Balancer, nơi những nhà cung cấp thanh khoản thỉnh thoảng thấy tiền tự nhiên không cánh mà bay sau các tương tác hợp đồng thông minh phức tạp.

Mặt khác, trader đang để ngỏ chiến lược của mình cho cả thế giới nhìn vào, khiến những kẻ nhanh chân hơn có thể thực hiện lệnh trước và lợi dụng những người dùng khác.

Công cụ tạo lập thị trường tự động cũng không thể tồn tại nếu thiếu đi sổ lệnh truyền thống khi cần kiểm soát chênh lệch giá. Các công thức toán học, dù có sự thiết thực nhất định, cũng không thể hoàn toàn đại diện cho tâm lý thị trường. Các trader kiếm lời trên giá chênh lệch cần cố định giá tài sản trên một AMM, nhưng điều này sẽ phát sinh những khoản mất không tạm thời trên rất nhiều sàn giao dịch.

Tóm lại, các trader này cần sinh lời bằng cách tạo giá cân bằng, nhưng mức lợi nhuận này lại được trích ra từ chính những nhà cung cấp thanh khoản. Dù có nhận được một khoản phí giao dịch, các nhà cung cấp thanh khoản vẫn có thể mất tiền nếu như giá tăng hoặc giảm quá sâu. Sự hao hụt này là “tạm thời” do giá sẽ luôn luôn đảo chiều, nhưng trên thực tế, điều này không phải lúc nào cũng xảy ra.

Dù đang dần được cải tiến, lượng giao dịch và thanh khoản trên các AMM vẫn còn thấp khi so sánh với các sàn giao dịch tập trung lớn nhất. Tắc nghẽn lưu thông nhiên liệu trong mùa hè 2020 cũng thể hiện rằng họ đang sử dụng đến mức nhiên liệu trần, và cần những biện pháp tiêu thụ hợp lý hơn để có thể chuẩn bị sẵn sàng cho những phát triển trong tương lai.

Lời kết

Trên đây là bài viết ” AMM là gì? Tổng quan về cơ chế AMM ” hi vọng sẽ mang nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc, nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên LikeShare và đánh giá 5 sao để ủng hộ kienthuctrade.net nhé.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here