Home Đầu tư Coin Perpetual Protocol (PERP) là gì? Chi tiết về tiền điện tử PERP, PERP Token là gì? Có nên đầu tư vào PERP Token?

Perpetual Protocol (PERP) là gì? Chi tiết về tiền điện tử PERP, PERP Token là gì? Có nên đầu tư vào PERP Token?

0
Perpetual Protocol (PERP) là gì? Chi tiết về tiền điện tử PERP, PERP Token là gì? Có nên đầu tư vào PERP Token?

Trong bài viết hôm nay, kienthuctrade.net sẽ cùng các bạn tìm hiểu về đồng Perpetual Protocol (PERP) – một trong những đồng Coin mà đã được khá nhiều DEV của các dự án lớn nhắc đến trong thời gian gần đây.

Trong bài biết này chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 phần chính:

  • Perpetual Protocol là gì, ý tưởng và sản phẩm của dự án ra sao?
  • Các thông tin liên quan về Token chính của dự án mà chúng ta đầu tư vào?
  • Cuối cùng chúng ta sẽ kết hợp các yếu trên lại xem xét một cách tổng quan lại xem PERP Token có đáng để đầu tư hay không?

Bắt đầu nào . . .

1. Perpetual Protocol (PERP) là gì?

Perpetual Protocol là một Protocol cho phép phát hành các hợp đồng tương lai không kỳ hạn của mọi tài sản (decentralized perpetual contract trading).

Mục tiêu của Perpetual Protocol là “Decentralized” perpetual Contract. Nó cho phép bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, thời điểm nào cũng có thể truy cập và sử dụng nền tảng để Trading mà không cần thông qua bên thứ 3.

2. Perpetual Protocol (PERP) giải quyết vấn đề gì?

Khi mà anh em Trade trên các sàn giao dịch tập trung (CEX) thì anh em sẽ kết nối thị trường thông qua bên trung gian (sàn giao dịch). Tiền của anh em sẽ được giữ bởi sàn (Custodial) cho dù anh muốn hay không.

Do mô hình tập trung như vậy nên các sàn giao dịch CEX thường là mục tiêu hàng đầu cho các Hackers tấn công. Đến những Top CEX trong ngành đều bị Hacker qua nên mình nghĩ vấn đề không phải “sàn này, sàn kia có bị hack hay không?” mà là “khi nào?”.

Ngoài vấn đề bảo mật, thì sàn CEX còn vướng phải các vấn đề liên quan đến việc gian lận Users. Anh em Traders trên Bitmex từng bị kill bởi râu nến bất hợp lý thì sẽ hiểu hơn vấn đề mình đang nói.

Perpetual Protocol được tạo ra để giải quyết hầu hết các vấn đề trên:

  • Trustless: Anh em sẽ truy cập vào thị trường mà không cần một bên trung gian.
  • Non-Custodial: Tiền của anh em, anh em sẽ tự giữ và không cần ký gửi cho bên nào cả.
  • Transparency: Mọi thứ sẽ được vận hành thông qua Smart Contract trên Ethereum và quản lý bởi DAO trong tương lai.
  • Permissionless: Dù anh em là ai, ở bất kỳ đâu, thời điểm nào cũng có thể truy cập và sử dụng PLatform của Perpetual Protocol mà không bị hạn chế quyền bởi bất kỳ ai.

3. Giải pháp của Perpetual Protocol (PERP) là gì?

Để giải quyết vấn đề trên thì Perpetual Protocol không chỉ cần một Platform chạy được mà nó còn phải đơn giản, dễ sử dụng và thân thiện với người dùng mới.

3.1 Core Product

Cốt lõi của Perpetual Protocol là giao thức của dự án. Nó bao gồm hai phần chính:

  • Virtual Automated Market Makers (Virtual AMMs): Một mô hình AMM được lấy cảm hứng Uniswap.
  • Liquidity Reserve: Dự trữ thanh khoản để thế chấp cho Virtual AMMs.

Mình sẽ giải thích từng phần để anh em dễ hiểu:

Đối với các DEX thay vì sử dụng Order Book kết nối Buyers và Sellers thì 2 bên được kết nối với nhau trên chuỗi (On-chain) Ethereum bằng các Liquidity Pool. Liquidity Pool cho phép người dùng Swap Token một cách phi tập trung và không bị quản lý, công nghệ này được gọi là AMMs (Automated Market Maker).

Mặc dù đây là một ý tưởng khá hay nhưng mà AMMs chủ yếu phục vụ cho Swap token không thể áp dụng được cho các hợp đồng tương lai không kỳ hạn (Perpetual Contract).

Vì vậy Perpetual Protocol đã tạo nên Virtual Automated Market Makers (Virtual AMMs): Về cơ bản nó sử dụng công thức x * y = k giống như Uniswap, với một số đặc điểm chính như sau:

  • vAMMs được dùng làm cơ chế để tính toán xác định giá cả, không dành cho Swap Token.
  • Không có Assets thực được lưu trữ bên trong chính vAMMs. Assets thực được lưu trữ trong Pool khác và được quản lý bằng Smart Contract.
  • Không cần liquidity providers cung cấp thanh khoản cho vAMMs.
  • “K” có thể được điều chỉnh thủ công.
  • Bài giải thích chi tiết hơn về các thành phần liên quan anh em có thể đọc ở đây.

3.2 End Users

Đối với anh em Traders (End Users) anh em không cần hiểu với mấy cái phức tạp mình vừa nói ở trên, vì cơ bản sản phẩm cuối cùng của Perpetual Protocol giống như các Future Platform mấy sàn CEX khác vậy.

Anh em có thể xem thử Platform của Perpetual Protocol ở đây.

4. PERP Token là gì?

PERP là Native Token của trong hê sinh thái Perpetual Protocol và được dùng với các mục đích sau:

  • Staking: PERP holders có thể stake PERP trong Staking Pool để nhận Staking Reward (PERP) và một phần phí giao dịch (50% phí giao dịch sẽ được chia sẻ cho Stakers, 50% còn lại sẽ được gửi vào quỹ bảo hiểm). Ngược lại các PERP holders cũng gánh chịu một phần rủi ro vì PERP Token trong Staking Pool có thể sẽ được dùng như quỹ bảo hiểm khi có xảy ra các tổn thất ngoài ý muốn.
  • Governance: Ngoài ra PERP còn được dùng để quản trị hệ sinh thái Perpetual Protocol trong tương lai.

Anh em có thể xem xét chi tiết về PERP Token ở đây.

Xem thêm: Hướng Dẫn Nạp tiền sàn Mitrade, Rút Tiền sàn Mitrade

5. Một số thông tin cơ bản về PERP Token

  • Token Name: PERP Token
  • Ticker: PERP
  • Blockchain: Ethereum
  • Contract: Chưa công bố
  • Token type: Native
  • Token Standard: ERC-20
  • Total Supply: 200,381,215 PERP
  • Circulating Supply: Chưa lưu thông trên thị trường

Sau 4 năm, mạng lưới sẽ có một tỷ lệ lạm phát cuối cùng. Tỷ lệ này có thể được cập nhật Vote trên mạng lưới, nên tạm thời mình sẽ để Total Supply là 200,381,215 PERP cho đúng với thông tin mà dự án cung cấp.

6. Token Allocation PERP

  • Inflationary rewards: 50.1%.
  • Team and advisors: 18%.
  • Ecosystem: 15.1%.
  • Strategic investors: 11.2%.
  • Seed investors: 3.1%.
  • Public Sale: 2.5%.

7. Token sale PERP

Dưới đây là một số thông tin về Token Sale của PERP Token:

  • Seed Round: Binance Labs là Seed investors của Perpetual Protocol. Theo thông tin từ dự án thì Binance Labs đã đầu từ vào dự án của họ tầm khoảng 2 năm trước, thông tin về giá cả chi tiết không được tiết lộ.
  • Private Sale (Strategic investors): Vừa diễn ra vào tháng 5 với giá 0.08$/PERP.
  • Public sale: Chưa diễn ra và chưa có thông tin liên quan.

8. Token Release Schedule

  • Inflationary rewards: Được  phân phối trong vòng 4 năm. Sau 4 năm, mạng lưới sẽ có một tỷ lệ lạm phát cuối cùng, tỷ lệ này có thể được cập nhật Vote trên mạng lưới. Anh em có thể tham khảo biểu đồ trực quan dưới đây:

  • Ecosystem: Token được mở khóa dần khi Mainnet Launch (dự kiến sep, 2020), mở khóa trong vòng 36 tháng.
  • Strategic investors: Token được mở khóa dần khi Mainnet Launch (dự kiến sep, 2020), trả hàng quý trong vòng 12 tháng.
  • Seed investors: Token được mở khóa dần khi Mainnet Launch (dự kiến sep, 2020), trả hàng quý trong vòng 12 tháng.
  • Public Sale: Không khóa.
  • Team and advisors: Khóa 6 tháng và trả hàng quý trong vòng 30 tháng

Anh em có thể tham khảo biểu đồ trực quan dưới đây:

9. Kiếm PERP token như thế nào?

Thời điểm mình viết bài viết này Perpetual Protocol vẫn chưa ra thông tin chi tiết về Public Sale.

Nếu anh em quan tâm dự án thì có thể theo dõi và cập nhật tin tức của dự án ở đây.

10. Ví lưu trữ PERP token

PERP là token ERC-20 nên anh em có thể lưu trữ nó trên các ví hỗ trợ tiêu chuẩn này của Ethereum như:

  • Ví Coin98 Wallet: Đây là sản phẩm ví multi-chain của đội ngũ Coin98 Finance. Cho phép lưu trữ hầu hết các token của các blockchain phổ biến hiện nay như Bitcoin, Ethereum (ERC-20,..).
  • Ví Myetherwallet, Mycrypto, Metamask.

11. Sàn hỗ trợ giao dịch Perpetual Protocol (PERP)

Hiện tại PERP Token chưa lưu thông trên thị trường.

12. Tương lai của PERP Token

Thị trường Perpetuals là một trong những thị trường hoạt động sôi nổi nhất trong Crypto Space, 24h liên tục, 7 ngày/ 1 tuần. Với Vol trung bình trên $10B/ngày.

Nói đến đây thì anh em cũng hiểu thị trường mà Perpetual Protocol nhắm tới là lớn thế nào.

Nhìn lại PERP Token thì đây là Native Token của dự án. Trong dài hạn, tương lai của Perpetual Protocol phụ thuộc vào độ lớn mạnh của hệ sinh thái, số lượng người Trade trên Platform Perpetual Protocol.

Khi đó, Incentives cho Holders sẽ càng lớn hơn, dẫn tới giá trị của PERP sẽ tăng lên, về dài hạn giá cả sẽ theo giá trị.

13. Có nên đầu tư vào PERP Token?

Để giúp anh em tự trả lời cho câu hỏi này mình sẽ liệt kê một số điểm chính của dự án để anh em có góc nhìn tổng quan về nó.

13.1 Ý tưởng và sản phẩm

Trong mảng Derivative Defi, chúng ta có nhiều phân khúc khác nhau như: Options, Margin, Futures và một số sản phẩm derivative sáng tạo khác không thuộc 3 loại trên.

Ý tưởng của Perpetual Protocol rất đơn giản và dễ hiểu – một sàn Futures DEX (Perpetual Contract Trading). Ý tưởng không khó để hình dung nhưng để triển khai vào thực thế thì ở thời điểm hiện tại mình không thấy nhiều sản phẩm nổi bật ở phân khúc này.

Anh em có thể thử Trade trên Platform của Perpetual Protocol ở đây. Sản phẩm đang trong giai đoạn Testnet.

13.2 Team

Dự án không giới thiệu nhiều về Team, Background, cũng như các dự án trước đây mà các thành viên từng đảm nhiệm. Trên trang chủ chỉ giới thiệu ngắn gọn là “dự án được Build bởi một nhóm Dev đến từ Đài Loan”.

13.3 Investors

Chúng ta cũng không có nhiều thông tin liên quan đến những ai và những tổ chức nào đã đầu tư vào Perpetual Protocol. Một cái tên được đề cập tới duy nhất là Binance Labs (Seed Investors).

13.4 Tokenonics

Nhìn chung 2 Use Case của PERP Token là các Buy Demand của Buy Demand. Vì nó làm tăng nhu cầu mua và sở hữu PERP Token để Stake và hưởng Incentive từ hệ sinh thái của Perpetual Protocol.

Khi anh em Stake PERP trong Staking Pool, phần thưởng của anh em đến từ 2 nguồn. Thứ nhất là phần thưởng lạm phát của mạng lưới, thứ hai là phí giao dịch.

Phần thưởng phí giao dịch anh em có thể được thưởng ngay sau khi kết thúc một chu kỳ (7 ngày). Phần thưởng lạm phát mạng thì sẽ bị khóa 1 năm.

Ngoài ra, khi Mainnet Launch Team sẽ chạy LP (Providing liquidity) để Rebase lại Funding payment và trading fees (80% bị khóa trong 1 năm, 20% được trả ngay). Anh em xem chi tiết ở đây.

Nhìn chung, Team cũng có động thái hạn chế nguồn cung lưu thông của PERP ban đầu. Nếu không có những chính sách trên thì có thể PERP sẽ là một phiên bản tương tự của CRV Token.

13.5 Roadmap

Perpetual protocol sẽ Mainet trong thời gian sắp tới có thể là tháng 9 hoặc trễ hơn là tháng 10.

Team có kế hoạch phát triển các tính năng mới như: Cross margin account, Layer 2 scaling, Leveraged tokens nhưng chưa có Timeline cụ thể.

Lời kết

Trên đây là bài viết ” Perpetual Protocol (PERP) là gì? Toàn tập về tiền điện tử PERP “. Hy vọng bài viết vừa rồi của mình đã giúp anh em có cái nhìn tổng quan hơn về dự án Perpetual Protocol cũng như đồng coin PERP.

Còn anh em, anh em nghĩ thế nào về đồng coin sau bài viết này. Hãy chia sẻ ý kiến của anh em ở phần comment. Nếu anh em thấy bài viết hay và hữu ích đừng quên Like,shaređánh giá 5 sao bài viết để ủng hộ kienthuctrade.net nhé.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé .Thân chào và hẹn gặp các bạn ở những bài viết sau!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here