Home Đầu tư Coin Solana là gì? Những điều chưa biết về Solana mới nhất 2020, có nên đầu tư vào Solana?

Solana là gì? Những điều chưa biết về Solana mới nhất 2020, có nên đầu tư vào Solana?

0
Solana là gì? Những điều chưa biết về Solana mới nhất 2020, có nên đầu tư vào Solana?

Sau khi có thông báo “Tether hợp tác với Solana“, SOL token đã pump 50% chỉ trong 1 giờ và chiếm trọn “spotlight” từ cộng đồng.

Trong bài viết này, kienthuctrade.net sẽ đào sâu về công nghệ của Solana và những đánh giá chung từ cộng đồng dành cho Solana.

1. Solana là gì? 

Hiểu đơn giản, Solana là một nền tảng Blockchain có hiệu suất cao, không bị kiểm soát (permissionless), hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh.

Solana là một giao thức blockchain base-layer công khai được xây dựng với mục đích tối ưu hóa cho khả năng mở rộng.

Mục tiêu của nó là cung cấp một nền tảng cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng phi tập trung (dApps) mà không cần thiết kế xung quanh các điểm nghẽn về hiệu suất.

Solana dự định sẽ làm nổi bật các giao dịch đặt lệnh tự động, thời gian thanh toán nhanh tính bằng giây, chi phí giao dịch thấp và hỗ trợ tất cả các ngôn ngữ hợp đồng thông minh tương thích LLVM.

Để tìm hiểu chi tiết về Solana và tokenomics của kienthuctrade.net sẽ cập nhật cho anh em ở bài viết sau.

CEO của sàn giao dịch FTX – Sam Bankman Fried gọi Solana là một nền tảng tuyệt vời và khẳng định “nó nhanh hơn 10,000 lần và rẻ hơn 1,000,000 lần so với Ethereum”.

2. Lịch sử của dự án

Tên của dự án bắt nguồn từ chính bãi biển cùng tên tại California – bãi biển Solana nơi mà CEO của dự án Anatoly Yakovenko sinh sống. Anatoly đã sống tại đây từ bé, và dành ít nhất là 12 năm để làm việc trong mảng phát triển công nghệ tại Qualcomm.

Xuất phát từ 1 kỹ sư/nhà khoa học tại Qualcomm, Anatoly chỉ thực sự quan tâm đến Crypto từ 2017. Lúc mà cả thị trường đang FOMO, ông nhận ra rằng tốc độ của Blockchain thực sự rất tệ, và đồng thời ông cũng nhận ra việc thuật toán SHA256 của Bitcoin cũng có thể được dùng để tạo ra 1 “chiếc đồng hồ” trên Blockchain.

Tại sao lại là “đồng hồ”? Anatoly đã vẽ ra 1 lý thuyết, đó là ông “đóng khung thời gian” vào từng transaction 1 trên Blockchain. Bằng cách này, ông có thể tạo ra 1 Blockchain vừa có khả năng scale nhanh, vừa có khả năng bảo mật tốt. Và thế là, whitepaper của Solana đã ra đời từ tháng 11-2017.

Xem thêm: Sàn giao dịch forex CMC Markets là gì? Sàn giao dịch CMC Markets lừa đảo hay uy tín?

3. Vậy điều gì đã làm nên sự đột phá của Solana? 

Mình nghĩ anh em nên hiểu sơ qua về 8 tính năng này của Solana – Cũng là những đổi mới tạo nên sự khác biệt giữa Solana so với hàng trăm Blockchain khác trong crypto world.

3.1 Proof-of-history (PoH) 

Thách thức đặt ra cho mạng lưới phân tán là tìm kiếm sự đồng nhất về thời gian và trình tự các sự kiện xảy ra.

Các node trong mạng lưới lại không tin tưởng các nguồn dữ liệu thời gian ngoại bộ hoặc bất kỳ thời gian nào xuất hiện thông báo.

Solana tuyên bố tạo ra một nguồn thời gian mã hoá không tín nhiệm (trustless) và an toàn được gọi là Proof of History.

PoH là Verifiable Delay Function (VDF) hiểu nôm na là một tính năng trễ có thể xác nhận, yêu cầu một số bước tuần tự cụ thể để đánh giá, nhưng tạo ra một output duy nhất có thể được xác minh hiệu quả và công khai.

VDF này lấy một loạt dữ liệu (input) và đưa ra (output) có kích thước cố định. Bằng cách sử dụng hàm này trong một vòng lặp, lấy output trước đó làm input, các phần thông tin này cùng nhau đại diện cho cấu trúc dữ liệu cho biết lượng thời gian trôi qua.

Do đó, do thứ tự đáng tin cậy về mặt mật mã của các sự kiện được mã hóa trong blockchain, tất cả các node đều có thể nhận và tin cậy thứ tự của cấu trúc mà không cần phải xác minh lại hoặc chứng kiến trực tiếp. Điều này có thể làm giảm chi phí truyền tải và cung cấp khả năng tối ưu hóa cao.

3.2 Cơ chế đồng thuận Tower Byzantine Fault Tolerance (BFT)

Tower BFT tận dụng PoH của Solana làm đồng hồ trước đồng thuận để giảm chi phí. Sau khi ⅔ người xác thực đã bỏ phiếu cho một số thứ tự sự kiện, Tower BFT  sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Nó được chuẩn hóa và không thể khôi phục lại.

Mainnet Solana dự định vận hành theo delegated Proof-of-Stake (dPoS), token holder có thể tham gia vào quá trình sản xuất block và kiếm phần thưởng bằng stake token và trở thành một validator.

3.3 Turbine

Thông thường, trong một hệ thống phân tán, việc tăng số lượng node sẽ làm tăng lượng thời gian cần thiết để truyền tất cả dữ liệu đến tất cả các nodes. Turbine là một giao thức truyền block giải quyết vấn đề này.

Với sự góp mặt của Turbine, thay vì tự chuyển giao một lượng đến thông tin đến 1000 lần, thì Turbine sẽ chia nhỏ các thông tin thành nhiều phần nhỏ, chuyển giao mỗi phần thông tin cho các validator khác nhau.

Khi đến lượt, mỗi validator lại truyền packet đó tới một nhóm peers gọi là vùng lân cận (các neighborhood). Mỗi vùng lân cận chịu trách nhiệm truyền một phần dữ liệu đến từng vùng lân cận bên cạnh.

Nếu mỗi neighborhood có 200 nodes, thì một mạng lưới 3 cấp bắt đầu với một leader duy nhất từ đầu có thể đạt tới 40.000 validators trong 2 bước.

3.4 Gulf Stream

Đối với mỗi quy trình sản xuất block, các network leader tiếp theo cũng sẽ được xác định tùy theo stakes của họ. Clients và validators có thể chuyển tiếp các giao dịch đến leader dự kiến trước thời hạn.

Điều này cho phép validators thực hiện các giao dịch trước thời hạn, giảm thời gian xác nhận, chuyển đổi leaders nhanh hơn và giảm áp lực bộ nhớ đối với validators từ pool giao dịch chưa được xử lý.

3.5 Sealevel

Sealevel là một công cụ xử lý giao dịch hyper-parallelized được thiết kế để mở rộng quy mô theo chiều ngang trên GPU và SSD. Tất cả các blockchains khác đều là máy tính đơn luồng. Solana là chain duy nhất hỗ trợ thực hiện giao dịch song song (không chỉ xác minh chữ ký) trong một shard duy nhất.

Sealevel có thể tìm tất cả các giao dịch không chồng chéo xảy ra trong một block và thực hiện chúng song song đồng thời tối ưu hóa cách đọc và ghi trạng thái được sắp xếp trên một dãy RAID 0 SSD.

Sealevel là VM sắp xếp lịch giao dịch, nó không thực hiện các giao dịch trong VM. Thay vào đó, Sealevel xử lý các giao dịch được thực thi trên phần cứng bằng cách sử dụng mã bytecode gọi là Berkeley Packet Filter (BPF). Nó được thiết kế cho các bộ lọc gói hiệu suất cao, có thể xử lý 60 triệu packets/giây trên mạng 40 gigabit trong một thiết bị chuyển mạch duy nhất.

3.6 Pipeline

Quá trình xác thực giao dịch trên mạng Solana sử dụng pipelining. Khi có một luồng dữ liệu input cần được xử lý theo một quy trình và có phần cứng khác nhau chịu trách nhiệm cho từng bước. Quy trình này được biết như là Pipeline.

Cơ chế này đảm bảo tất cả các phần của phần cứng luôn hoạt động hiệu quả.

Trên Solana network, Transaction Processing Unit (TPU) hiểu đơn giản là bộ xử lý giao dịch tiến hành thông qua việc tìm nạp dữ liệu tại kernel, xác minh chữ ký tại GPU, banking ở CPU level và các ghi chép ở phần kernel.

Vào thời điểm TPU bắt đầu gửi các block tới các validators, nó đã được tìm nạp trong các gói tiếp theo, xác minh chữ ký và bắt đầu gửi tokens.

3.7 Cloudbreak

Trong hệ thống phân tán, bộ nhớ được sử dụng để theo dõi các tài khoản và có thể gặp khó khăn trong việc duy trì hiệu suất do thiếu dung lượng bộ nhớ và tốc độ truy cập bị hạn chế.

Cloudbreak được thiết kế để tối ưu hóa khả năng đọc và ghi đồng thời trên cấu hình RAID 0 của SSD. Mỗi ổ đĩa bổ sung thêm vào dung lượng lưu trữ có sẵn cho các chương trình on-chain, đồng thời tăng số lượng đọc và ghi nhớ đồng thời chương trình có thể thực hiện.

3.8 Archiver

Trên Solana, việc lưu trữ dữ liệu được giảm tải từ validators đến mạng lưới của các nodes được gọi là trình lưu trữ (Archivers). Trình lưu trữ không tham gia vào đồng thuận.

4. Thông tin tổng quan về dự án Solana

Solana là một blockchain single-layer có tốc độ giao dịch cao. Hiện nó đang hỗ trợ công suất tối đa 65 nghìn giao dịch mỗi giây và tốc độ tạo khối 400ms.

Đội ngũ kỹ thuật cốt lõi đến từ Qualcomm, một hãng sản xuất chip nằm trong danh sách Fortune 500 (bảng xếp hạng 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ). Tính đến thời điểm viết bài, dự án có hơn 80 trình xác nhận của bên thứ ba đang hoạt động và hơn 50,000 thành viên cộng đồng trên các nền tảng như Telegram, Reddit và Twitter.

Solana đã huy động được hơn 25 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm Multicoin Capital, Foundation CapitalDistributed Global, Blocktower Capital, NGC Capital và Rockaway Ventures.

5. Ưu điểm của Solana

Solana được phát triển định hướng tập trung vào việc cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, nó là một dự án mã nguồn mở được xây dựng trên toàn cầu mang tới khả năng mở rộng mạnh mẽ nhưng vẫn đảm bảo tính phi tập trung và bảo mật. Đi cùng với đó là một số ưu điểm:

  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình: bạn có thể phát triển Solana bằng các ngôn ngữ C, C++, Rust, Move, tích hợp máy chủ ảo linh hoạt.
  • Tốc độ giao dịch và tạo khối cực nhanh.
  • Không lo ngại về vấn đề mở rộng của blockchain.
  • Bảo mật cấp độ doanh nghiệp.

6. Token Economics

Nhắc lại một lần nữa thì SOL là native token của Solana Blockchain và thường được với một số mục đích như sau:

6.1 Staking và thanh toán phí

Solana sử dụng thuật toán đồng thuận Delegated Proof of Stake để khuyến khích các token holder xác thực giao dịch. Tất cả các khoản phí sẽ được thanh toán bằng SOL và sẽ được burn để giảm tổng cung của Solana.

Cơ chế giảm lạm phát này khuyến khích nhiều holder tham gia hơn, dẫn đến tăng cường bảo mật mạng lưới.

6.2 Quản trị (governance) 

Được sử dụng với mục đích voting (bầu chọn) trong tương lai.

Chẳng hạn, nếu các sản phẩm tài chính được xây dựng trên giao thức Solana, SOL sẽ đóng vai trò thế chấp cơ bản cho các ứng dụng (tương tự như MakerDAO dùng ETH để thế chấp cho DAI).

7. Cộng đồng nói gì về Solana? 

“Vấn đề là không có cách nào để xây dựng bất kỳ cơ sở hạ tầng có khả năng mở rộng có ý nghĩa nào mà không cần sharding. Giao thức non-sharded duy nhất có thể làm được là @SolanaLabs.” – Alex Skidanov, CEO of Near Protocol.

“Solana là nền tảng gần gũi nhất với các nhà phát triển blockchain ‘world computer’ được hình thành trong những ngày đầu của tiền điện tử.” – Kyle Samani, Co-Founder & Managing Partner of Multicoin Capital.

“Đội ngũ Solana đã nỗ lực hết mình với lộ trình phát triển để tạo ra những điều ấn tượng! Chúng tôi mong đợi high transaction chain, các sản phẩm và dịch vụ mới phát triển cho tương lai của công nghệ blockchain” – Joe Lallouz, CEO of Bison Trails.

“Không cần nói nhiều, tôi yêu công nghệ của Solana (Solana Blockchain)” – Wolfgang Albrecht, CEO of Staking Facilities.

“Tôi cực kỳ hài lòng với Greg và đội ngũ đã nắm bắt được các mục tiêu và khả năng truyền tải” – Executive of Fortune 200 telco.

Disclaimer: Bài viết chỉ mang mục đích cung cấp thông tin về Solana (SOL) và không được xem là lời khuyên đầu tư. Đầu tư cryptocurrency là hình thức đầu tư rủi ro, anh em chỉ tham gia với số vốn có thể mất được.

Lời kết

Trên đây là bài viết ” Solana là gì? Những điều anh em chưa biết về Solana mới nhất 2020 “. Solana đang trên đà phát triển mạnh mẽ để song hành cùng Ethereum Blockchain và những blockchain khác với những giải pháp tối ưu có lợi cho người dùng.

Vấn đề còn lại là thời gian và những kế hoạch phát triển sắp tới của Solana với cộng đồng. Sau khi hiểu rõ hơn Solana qua bài viết trên, anh em nghĩ gì về Solana?

Nếu anh em có thắc mắc hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại commnet cho kienthuctrade.net ngay nhé. Chúng mình sẽ trả lời anh em sớm nhất. Like,share bài viết này nếu anh em thấy hay và hữu ích.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé .Thân chào và hẹn gặp các bạn ở những bài viết sau!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here