Home Đầu tư Coin Token Swap là gì? Tầm quan trọng của Swap Token và Cách thực hiện hoán đổi Token? Rủi ro khi thực hiện Swap Token là gì?

Token Swap là gì? Tầm quan trọng của Swap Token và Cách thực hiện hoán đổi Token? Rủi ro khi thực hiện Swap Token là gì?

0
Token Swap là gì? Tầm quan trọng của Swap Token và Cách thực hiện hoán đổi Token? Rủi ro khi thực hiện Swap Token là gì?

“Token Swap” hay “Hoán đổi Token” là những thuật ngữ đang khá phổ biến trong thị trường tiền điện tử thời gian gần đây, điển hình là sự kiện Binance Chain và trước đây là mạng lưới đình đám TRON.

Quá trình hoán đổi token là việc làm vô cùng quan trọng mà người dùng cần phải thực hiện nếu họ đang giữ token của mạng lưới chuẩn bị hoán đổi. Bài ngày hôm nay kienthuctrade.net  sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem Token Swap là gì? Tại sao lại phải thực hiện hoán đổi token? Cách thực hiện như thế nào? Nhé.

1. Token Swap là gì?

Hiện tại cũng đã có một số bài viết giải thích về khái niệm Token Swap rồi, nhưng nó khá khó hiểu vì phần lớn là dịch từ các blog crypto nước ngoài và thiên về hướng kỹ thuật. Mình sẽ cố gắng giải thích cho các bạn hiểu theo nghĩa đơn giản hơn như sau:

Thông thường khi một dự án tiền điện tử mới hình hành thì tất cả các ý tưởng mới chỉ là trên giấy (sách trắng hay Whitepaper), những dự án như thế này sẽ sử dụng nền tảng blockchain có sẵn nào đó để phát hành và phân phố token, blockchain được sử dụng phổ biến nhất vẫn là Ethereum và các token này được gọi chung là ERC-20.

Sau một thời gian cụ thể, có thể là vài tháng hoặc 1,2 năm, đội ngũ phát triển dự án xây dựng xong blockchain riêng, lúc này toàn bộ token sẽ được chuyển từ blockchain Ethereum sang blockchain riêng, quá trình này được gọi là “Token Swap”.

Tất nhiên, trước đó thì các nhà phát triển sẽ phải chạy thử nghiệm (testnet), nếu blockchain này chạy ổn định và không phát sinh lỗi thì mới phát hành phiên bản chính thức (mainnet) và công bố ngày hoán đổi token.

Phát hành mainnet được xem là dấu mốc vô cùng quan trọng của một dự án tiền điện tử, nó khẳng định dự án đang làm việc thực sự và hiện thực hóa được những ý trưởng trên giấy ban đầu vào thực tế.

Quá trình này thường sẽ ảnh hưởng rất tích cực tới giá của đồng coin, giống như việc đồng BNB mấy hôm nay bay “tung nóc” sau khi sàn Binance công bố ngày khởi chạy Binance Chain.

Tóm lại: Token Swap hiểu đơn giản giống như bạn đổi từ đồng tiền cũ sang một đồng tiền mới và quá trình này là bắt buộc nếu không đồng tiền cũ sẽ mất giá trị.

Ngoài ra, vẫn còn nhiều bạn hiểu sai về hai khái niệm “token” và “coin“. Coin là dự án đã có nền tảng Blockchain riêng, còn token thì vẫn sử dụng blockchain của nền tảng khác. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết này: Token và Coin là gì?

2. Tôi cần làm gì để thực hiện hoán đổi Token?

Quy trình hoán đổi token của mỗi mạng lưới tiền điện tử là khác nhau, thông thường trước khi thực hiện hoán đổi họ sẽ thông báo lịch trình và thời gian cụ thể cũng như tài liệu hướng dẫn cách thực hiện hoán đổi token cho người dùng. Đối với người dùng đang giữ token thì sẽ có 2 cách:

  • Cách 1: Hoán đổi tự động: Chuyển lên sàn giao dịch có hỗ trợ hoán đổi token đó
  • Cách 2: Hoán đổi thủ công: Tự thực hiện hoán đổi theo hướng dẫn của dự án

Nếu bạn chọn cách 1 thì việc cần làm của bạn chỉ là chuyển toàn bộ số token đang giữ lên sàn giao dịch có hỗ trợ token swap cho dự án đó, còn lại quy trình thực hiện sàn sẽ làm tất cả cho bạn, bạn không cần phải làm thêm bước nào nữa.

Tất nhiên, trước đó sàn cũng sẽ thông báo thời gian cụ thể để người dùng biết mà chuyển token lên ví sàn trong thời gian quy định. Sau khi quá trình hoán đổi token kết thúc, sàn sẽ tạo một ví mới tương thích mới blockchain mới và chuyển toàn bộ số token mới vào ví cho bạn. Lúc này bạn có thể giao dịch (nếu sàn hỗ trợ niêm yết) hoặc rút về ví riêng (ví chính thức của dự án).

Còn nếu bạn chọn cách 2 thì sẽ phức tạp hơn, bạn sẽ phải tự mình thực hiện hoán đổi token theo hướng dẫn của dự án, quy trình này không hề đơn giản và sẽ không phù hợp với những người mới. Đây là lý do phần lớn người dùng đều chọn cách 1 và mình cũng khuyến nghị bạn nên sử dụng cách 1 để xử lý quá trình này đơn giản hơn.

3. Tại sao một dự án cần phải chuyển dịch token?

Thông thường, dự án được thay đổi bằng cách sử dụng Blockchain Ethereum để gây quỹ và phân phối token. Các token được phân phối ở giai đoạn này thường đóng vai trò là “placeholder” cho user khi dự án đi vào hoạt động.

Lợi ích nổi bật của dự án là các trader không cần phải khóa vốn. Thay vào đó, họ có thể giao dịch các placeholder đó trên các sàn trong khi phát triển công nghệ của mình.

Do đó, khái niệm “chuyển dịch token” xuất hiện, nhằm mô tả quá trình số dư (của chủ sở hữu token) được chuyển từ ví Ethereum sang một ví tương thích mới của dự án. Sau khi chuyển dịch, token đã được “chuyển” từ Blockchain này sang Blockchain khác một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là quá trình chuyển dịch token không chỉ liên quan đến công tác khởi chạy Blockchain trực tiếp, mà còn liên quan đến các dự án chuyển từ giao thức này sang giao thức khác.

Ví dụ, chuyển dịch token của start up Storj được thực hiện bởi quyết định chuyển từ giao thức Bitcoin sang Ethereum do nhiều vấn đề về khả năng mở rộng

4. Tại sao cần quan tâm token swap?

Nếu bạn đang hold các token kỹ thuật số để chuyển sang một Blockchain mới, điều quan trọng là phải tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn token swap vì token cũ của bạn có thể bị đóng băng và không thể truy cập được nếu bạn không đăng ký hoặc lưu trữ token trên sàn giao dịch, những sàn mà không có khả năng thay bạn xử lý quy trình token swap.

Do đó, điều quan trọng là nhà đầu tư phải luôn cập nhật tin tức về các ICO cũng như các loại tiền mã hóa mà bạn đã đầu tư để đảm bảo rằng bạn không vô tình mất tiền do token swap.

5. Cách thức hoán đổi token

Đối với user và nhà đầu tư, mức độ tham gia quá trình token swap thường phụ thuộc vào nơi lưu trữ token. Với nhiều người thường lưu trữ token trên sàn, khả năng thực hiện nhiều bước để tham gia hoán đổi token rất thấp.

Cụ thể hơn, sàn giao dịch Binance cho biết họ sẽ xử lý tất cả các yêu cầu kỹ thuật của quy trình cho việc chuyển dịch EOS, Tron, ICON và Ontology.

Ngoài ra, với những user chuyên lưu trữ token trong ví điện tử, họ cần phải bắt đầu quá trình một cách thủ công. Họ phải đăng ký token để gửi token của họ từ một blockchain trước đó sang một mạng lưới mới.

Thực tế, quy trình này đòi hỏi một key dành riêng cho dự án (key EOS…) và gửi token đến key address (nơi lưu trữ token sau khi mua) trước khi khởi chạy Mainnet.

Các dự án sẽ xuất hiện nhiều khoảng thời gian trì hoãn, thời điểm mà user có thể hoán đổi các token của mình. Một số dự án như EOS, có nhiều “deadline khá khó khăn” mà sau đó, các token trên Blockchain cũ sẽ bị “đóng băng” và không thể được truy cập vào.

Nhìn chung, quá trình chủ sở hữu token đăng ký token trước hạn chót token swap nhằm đảm bảo token đó sẽ được di chuyển sang Blockchain mới còn được gọi là “mapping”.

Ví dụ, để hoán đổi token EOS, holder cần đăng ký địa chỉ ví ETH nơi họ nắm giữ token EOS tại khóa public EOS nhằm đảm bảo rằng token của họ sẽ được hoán đổi.

Ngoài ra, một số sàn giao dịch như Binance, Bitfinex và Kraken đã giúp khách hàng xử lý quy trình hoán đổi token EOS.

6. Rủi ro khi thực hiện Swap Token là gì?

Rủi ro đầu tiên mà chúng ta có thể thấy là “thực hiện hoán đổi token muộn“, nếu bạn thực hiện hoán đổi sau thời gian dự án thông báo thì rất có khả năng toàn bộ số token của bạn sẽ trở nên “vô giá trị“.

Sau một khoảng thời gian nhất định, quá trình token swap được thực hiện thành công, các token cũ sẽ bị hủy bỏ hoàn toàn, các sàn giao dịch cũng sẽ hủy token đó, ví ngừng hoạt động, và token đó sẽ là vô giá trị.

Chính vì vậy, nếu bạn đang giữ một token nào đó thì cần phải theo dõi các kênh thông tin của dự án đó, như website chính thức, kênh Telegram, Twitter, Facebook, Reddit,..

Để cập nhật thông tin về sự kiện Token Swap nếu có, và tiến hành chuyển đổi trong thời gian mà dự án quy định để đảm bảo số token của bạn được chuyển sang token mới mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì.

Ngoài ra, nếu bạn tự thực hiện hoán đổi token cũng có thể dẫn tới một vài rủi ro như làm sai các bước, chủ dự án luôn muốn người dùng của mình hoán đổi thành công sang token mới.

Vì thế, hãy đọc hướng dẫn thật kỹ và hỏi support dự án về các vấn đề chưa hiểu, xong mới bắt đầu thực hiện. Tốt nhất, bạn nên chọn cách 1 là chuyển lên sàn hỗ trợ để đơn giản hóa và tránh rủi ro.

mamnonviety.edu.vn

7. Một số dự án đã thực hiện hoán đổi token thành công

Đã có khá nhiều dự án Blockchain hoàn thành việc hoán đổi token trong năm 2018 và đầu năm 2019. Dưới đây mình sẽ liệt kê một số dự án đã thực hiện swap thành công và các dự án sắp tiến hành swap:

Dự án đã hoán đổi thành công:

  • EOS (EOS)
  • TRON (TRX)
  • ICON (ICX)
  • Vechain (VET)
  • Ontology (ONT)

Dự án chuẩn bị hoán đổi token:

  • Zilliqa (ZIL)
  • Waltonchain (WTC)
  • QuarkChain (QKC)

Ngoài ra, bạn có thể theo dõi lịch trình token swap cũng như các sự kiện quan trọng khác của các dự án tiền điện tử trên trang CoinMarketCal.

Lời kết

Trên đây là bài viết “Token Swap là gì? Tầm quan trọng của Swap Token và Cách thực hiện hoán đổi Token?“, mình hi vọng nó sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về quy trình quan trọng này.

Mình cũng lưu ý, không phải dự án nào cũng có ý định hoán đổi token của họ, tùy vào mục đích và ứng dụng token của dự án mà họ mới thực hiện hoán đổi. Và việc swap cũng là tín hiệu tốt về tăng giá, các trader có thể kiếm lời từ trade coin, nếu nắm được thông tin sớm. Đừng quên LikeShare và đánh giá 5 sao để ủng hộ kienthuctrade.net nếu bạn thấy bài viết này bổ ích nhé.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé. Chúc các bạn thành công.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here