Home Đầu tư Coin IOTA coin (MIOTA) là gì? Tổng quan kiến thức về IOTA coin mới nhất 2020 dành cho các nhà đầu tư

IOTA coin (MIOTA) là gì? Tổng quan kiến thức về IOTA coin mới nhất 2020 dành cho các nhà đầu tư

0
IOTA coin (MIOTA) là gì? Tổng quan kiến thức về IOTA coin mới nhất 2020 dành cho các nhà đầu tư

Có thể nói, IOTA là một đồng tiền điện tử sở hữu những tính năng vượt trội. Chính vì thế mà đồng coin này đã tạo được sức hút cực lớn đối với giới đầu tư. Hơn nữa, IOTA coin còn là một cuốn sổ kế toán được phân phối công khai mới với mục tiêu kích hoạt Internet-of-Things thông qua nền kinh tế máy, chia sẻ kinh tế và sở hữu dữ liệu và thông tin chi tiết mới cho nhân loại.

Với những ưu điểm vượt trội như thế, liệu rằng đồng coin này có thể bứt phá mạnh mẽ để mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư? Hãy cùng Kienthuctrade.net đi tìm câu trả lời nhé!

IOTA là gì?

Hiện tại, có hàng tỷ thiết bị đang được kết nối với nhau thông qua mạng Internet. Thế giới dường như nhỏ bé hơn nhờ hệ thống này, nó giúp con người kết nối với nhau dễ dàng hơn, các dịch vụ trở nên thông suốt hơn. Tuy nhiên, có 1 vấn đề chưa được giải quyết, đó là các giao dịch rất nhỏ giữa các thiết bị IOT với nhau. IOTA ra đời để giải quyết vấn đề này.

IOTA la gi?

IOTA là một cuộc cách mạng trong việc giao dịch và truyền dữ liệu Internet Of Things. Sử dụng công nghệ sổ cái phân tán mới – Tangle.

Sử dụng IOTA, lần đầu tiên con người và máy móc có thể trao đổi tiền hoặc dữ liệu cho nhau mà không mất phí giao dịch, thông qua một môi trường phi tập trung.

Đây chính là mảnh ghép còn thiếu để nền công nghiệp sử dụng Robot phát triển và đạt được tiềm năng thật sự của nó. Đây sẽ là xương sống của IOT, mang lại khả năng tương tác thật sự giữa tất cả thiết bị.

IOTA giải quyết vấn đề gì?

Dưới đây là một số vấn đề mà các dự án Blockchain hiện nay đang gặp phải mà team dev muốn giải quyết:

  • Khả năng mở rộng quy mô thấp.
  • Phí giao dịch cao.
  • Tốc độ giao dịch và xử lý chậm chạp.
  • Yêu cầu tài nguyên cao: Phần cứng và năng lượng cao.
  • Khả năng truyền dữ liệu qua các thiết bị kém an toàn.

Giải pháp của IOTA là gì?

Dự án IOTA đã dựa trên công nghệ sổ cái phân tán và Tangle để giải quyết sự thiếu hiệu quả của công nghệ Blockchain hiện nay. Đây chính là liên kết còn thiếu cho Internet of Things và Web 3.0.

Giai phap cua IOTA la gi?

Dưới đây là một số tính năng của phương pháp trên:

  • Khả năng mở rộng quy mô tăng cao.
  • Miễn phí giao dịch (gửi 1$ nhận 1$, gửi 1,000,000$ nhận 1,000,000$).
  • Hoạt động mạng tăng làm giảm thời gian giải quyết giao dịch.
  • Yêu cầu tài nguyên thấp, được thiết kế để các thiết bị nhỏ như cảm biến được tham gia.
  • Tất cả dữ liệu được mã hóa cho phép truyền, lưu trữ dữ liệu của các thiết bị trở nên an toàn.
  • Giao dịch ngoại tuyến, không cần thiết bị kết nối mạng.

IOTA coin là gì?

IOTA coin (hay còn gọi là MIOTA) là một cuốn sổ kế toán được phân phối công khai, sử dụng một phát minh mới ở cốt lõi của nó. Công nghệ blockchain của IOTA mang một cấu trúc dữ liệu mới dựa trên đồ thị theo chu kỳ được chỉ định, hoạt động khá khác so với các blockchain khác.

Việc tạo ra IOTA nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho người dùng như giao dịch nhanh chóng và phí giao dịch hiện bằng không.

IOTA coin la gi?

Thông tin cơ bản về đồng IOTA (MIOTA)

Ticker: IOTA
Contract: Không có. MIOTA được tạo trên nền tảng riêng biệt.
Blockchain: Tangle (một biến thể của Blockchain)
Token Type: Utility
Total Supply: 2,779,530,283 IOTA
Circulating Supply: 2,779,530,283 IOTA

Token Allocation IOTA

Tất cả 2,779,530,238 IOTA được ra đời cùng một lúc nên không có phân phối Token như các dự án khác.

Dự án ICO nhằm huy động vốn diễn ra vào 24/11/2015 – 20/12/2015, chỉ có khoảng 5% số lượng ICO được bán ra.

Token Sale IOTA

ICO diễn ra vào 24/11/2015 – 20/12/2015.

Price ICO: 1 IOTA = 0.00059$

Bonus 15% cho người mua đầu tiên.

Sau ICO, dự án huy động vốn được 590,000$.

Token Release Schedule IOTA

Toàn bộ 2,779,530,238 IOTA được ra đời trong một lúc nên không có kế hoạch trả Token. Token sau khi ra đời được trả về các nhà đầu tư mua ICO ngay lập tức.

Chỉ có khoảng 5% số Token IOTA được phân phối cho những người tham gia crowdsale như một lời cảm ơn của team dev vì đã giúp tài trợ vốn để phát triển dự án.

Mục tiêu chính của IOTA:

  • Nghiên cứu và bảo đảm lớp giao thức nền tảng, tạo ra kiến ​​thức mới để mang lại lợi ích cho hệ sinh thái đằng sau nền kinh tế.
  • Phát triển phần mềm sản xuất cho cộng đồng, đối tác và hệ sinh thái để sử dụng và mở rộng.
  • Giáo dục và thúc đẩy công nghệ và sử dụng các trường hợp cho các thế hệ mới để hiểu và để đảm bảo sự thành công của Quỹ.
  • Chuẩn hóa và đảm bảo sự trưởng thành và áp dụng rộng rãi của nền kinh tế.

IOTA (MIOTA) có gì nổi bật?

Ở phần này, mình sẽ giải thích cho các bạn cách thức hoạt động cũng như công nghệ và sản phẩm của dự án.

Nhắc đến IOTA thì điểm đặc biệt của dự án chính là công nghệ của nó. Đây là đồng coin không sử dụng công nghệ Blockchain, IOTA được xây dựng dựa trên công nghệ Tangle (biến thể Blockchain).

Vậy Tangle là gì? Nó có ưu điểm gì so với Blockchain? Tangle hoạt động như thế nào? Các bạn hãy theo dõi bên dưới.

Tangle là gì?

Tangle là cấu trúc dữ liệu trung tâm của IOTA. Blockchain có giới hạn về khả năng xử lý giao dịch do tất cả người tham gia cần đồng ý chuỗi dài nhất và loại bỏ các chuỗi khác. Mặt khác, Tangle cho phép các nhánh hợp nhất với nhau, giúp cho khả năng xử lý giao dịch nhanh hơn.

Tangle sử dụng công nghệ DAG. Các điểm thể hiện các giao dịch, cạnh thể hiện sự chấp thuận. Khi có một giao dịch mới, nó được thêm vào như một điểm mới.

Với mỗi giao dịch được thực hiện trên hệ thống, nó sẽ xác thực hai giao dịch trước nó bằng cách thực hiện một tính toán POW nhỏ. Điều đó có nghĩa là, càng có nhiều giao dịch thì tốc độ xử lý của hệ thống các nhanh hơn.

Tangle la gi?

IOTA vs BITCOIN

Giao dịch trên blockchain Bitcoin được gom vào trong các khối, và được xác minh bởi các thợ đào. Nó sẽ giới hạn số giao dịch trong một khối, dẫn đến những cuộc tranh luận về cách mở rộng mạng Bitcoin

IOTA vs BITCOIN

IOTA được thiết kế hướng tới việc loại bỏ sự phụ thuộc vào thợ đào và có thể mở rộng mạng lưới dễ dàng. Sẽ không có khái niệm thợ đào xác minh giao dịch như các Blockchain khác. Mỗi giao dịch khi được thực hiện, người khởi tạo giao dịch sẽ phải thực hiện một số tính toán POW đơn giản để xác thực cho hai giao dịch trước đó. Về cơ bản, phần thưởng cho việc xác thực đó chính được giao dịch miễn phí.

Chính vì được miễn phí giao dịch, IOTA có thể xử lý các giao dịch cực bé (thường thấy ở các thiết bị IOT). Còn với Bitcoin, tình trạng tắc nghẽn giao dịch thường xảy ra, đẩy phí giao dịch lên khá cao, có thời điểm lên tới $40. Việc thanh toán những khoản nhỏ là bất khả thi trên mang Bitcoin. Đội ngũ phát triển tin rằng, IOTA sẽ thúc đẩy sự phát triển của IOT.

Xem thêm: Bitcoin là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết khi đầu tư Bitcoin

Ưu điểm của IOTA

Dựa vào thiết kế của hệ thống, chúng ta có thể nhận thấy 3 ưu điểm lớn nhất của IOTA so với các đồng tiền ảo khác:

  • IOTA có khả năng bảo mật rất cao, nó đã thiết lập hệ thống điều phối nhằm tránh bị tấn công trong các cuộc giao dịch.
  • IOTA có sự kết nối nhanh và phí giao dịch bằng không chính là một điều ít có đồng coin nào làm được. Ngoài ra IOTA có mối quan hệ hợp tác với 20 tổ chức để khai thác lợi nhuận một cách an toàn nhất.
  • Một công nghệ của IOTA đáng học hỏi đó chính là cải tiến hết mức có thể nhằm giảm thiểu sự biến đổi khí hậu.

IOTA Coin được dùng để làm gì?

Như những gì mình trình bày ở trên, anh em có thể thấy các giao dịch trên mạng lưới của IOTA là free. Tuy nhiên, theo như thông báo của team dev thì IOTA sẽ thu phí giao dịch trong hệ sinh thái của Internet of Things. Còn phí bao nhiêu thì vẫn chưa được đề cập tới.

Dự án cũng không có các Node xác nhận giao dịch như các dự án khác. Mọi giao dịch muốn diễn ra thì người thực hiện giao dịch phải đồng thời xác nhận 2 giao dịch ngẫu nhiên trong mạng lưới. Đây là quyền và nghĩa vụ của người dùng.

Đồng coin IOTA được tạo ra để phục vụ quy mô trong thế giới Internet of Things mà team dev muốn hướng tới. Vì vậy, IOTA sẽ được dùng làm phí giao dịch cho mạng lưới.

Sau đây là một ví dụ để anh em hình dung IOTA được dùng như thế nào trong mạng lưới Internet of Things:

IOTA gần đây đã thông báo rằng họ đã xây dựng một cơ sở sạc xe hơi ở Hà Lan, cho phép mọi người tự động trả tiền điện mà họ sử dụng bằng IOTA. Chiếc xe điện sẽ được gắn một đồng hồ tự động tính toán lượng điện đã được sử dụng và sau đó nó sẽ thanh toán. Điều này có thể áp dụng cho tất cả mọi thứ cần truyền dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác.

Trong tương lai, khi các sản phẩm dịch vụ của dự án được hoàn thành và cho ra mắt thì đồng coin IOTA sẽ được dùng để thanh toán các dịch đụ đó.

Phí giao dịch đồng IOTA (MIOTA)

Khi giao dịch trên mạng lưới của IOTA, anh em sẽ không phải tốn một khoản phí giao dịch nào cả.

Vì thế anh em chỉ phải chịu phí exchange fee: phí rút nạp, phí giao dịch do các sàn thu.

Cách kiếm và sở hữu đồng IOTA (MIOTA)

Ở thời điểm hiện tại, ICO đã bán hết. Tất cả Token được ra đời cùng một thời điểm. Vì vậy sẽ không có các chương trình Airdrop & Bounty như các dự án Blockchain khác.

Anh em nào muốn kiếm IOTA chỉ có thể mua trên các sàn giao dịch niêm yết IOTA. Ví dụ: OKEx, Binance, Huobi, CoinEx…

Ví Lưu trữ IOTA

IOTA được lưu trữ tại 2 ví là GUI Light Wallet và Nostalgia Light Wallet

GUI Light Wallet: ví này được tích hợp giao diện người dùng (GUI). Sau khi vào tuỳ chọn Light Wallet cho riêng mình, bạn có thể kết nối với các public node khác.

Nostalgia Light Wallet: ví này hoạt động với cơ chế PoW kích hoạt trên máy chủ mà IOTA đang hoạt động. Bạn chỉ cần điều khiển thông qua tập tin nostalgia.html bằng trình html editor.

Hiện nay IOTA đã cho ra đời 3 loại ví mới gồm: Trinity, Nelium và CarrIOTA.

Trinity ((tên cũ là UCL): Loại ví này được tất cả mọi người trong cộng đồng IOTA mong đợi sau thông báo nâng cấp ví của đội ngũ IOTA vào tháng 10/2017. Nó mang những tính năng cụ thể như:

  • Giao dịch tự động mà không cần reattach
  • Có thể thực hiện nhiều giao dịch cùng một lúc.
  • Tự động tạo seed và lưu trữ: seed được xem như là mật khẩu của ví IOTA.
  • Tự động chọn nút (node)
  • Snapshot liên tục: khi xài ví cũ, đôi khi người dùng sẽ thấy IOTA trong ví có số dư bằng 0, đó là do nó chưa có tính năng này.
  • Có bảo mật 2 lớp
Trinity

Nelium: đây là ví trên điện thoại di động và sẽ có những tính năng nâng cấp tương tự Trinity. Thời gian ra mắt của Nelium vẫn chưa được công bố, vì vậy mọi người có thể subscribe để dùng thử bản beta của Nelium.

Nelium

CarrIOTA: đây là bản nâng cấp của Trinity. Nó mang những tính năng như:

  • Nó có thể quản lý nhiều ví trong một ứng dụng (gia đình, doanh nghiệp, mua sắm, v..v…).
  • User administration (giống như máy tính đặt chế độ admin và user, trong đó user bị hạn chế truy cập).
  • Có thể truy cập bất cứ lúc nào mà không cần nhập seed (mật khẩu) mà vẫn đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  • Giao dịch tự động (theo định kỳ hoặc trừ nợ từ bên thứ ba thông qua lớp API trong mạng lưới tangle của IOTA).
  • Có thể chuyển đổi giữa IOTA và tiền mặt.
  • Hệ thống bảo mật tuyệt đối: chỉ có người sở hữu mới thấy được seed.
  • Có thể chạy như ứng dụng hoặc như một dịch vụ 24/7 trên một máy chủ
  • Có thể chạy trên hệ điều hành Linux.
CarrIOTA

Sàn giao dịch IOTA coin

Hiện tại IOTA được giao dịch ở nhiều sàn giao dịch lớn như Binance, Bitfinex, Huobi…

Tuy nhiên, theo Kienthuctrade.net, tốt nhất là bạn hãy chia vốn của mình thành nhiều phần và mua đồng tiền coin này ở ít nhất 2 sàn giao dịch khác nhau. Để mua đồng IOTA thì bạn có thể mua Bitcoin hoặc Ethereum sau đó chuyển lên các sàn rồi mua.

Có nên đầu tư không?

MIOTA là một đồng tiền khá tiềm năng, đây là đồng tiền lớn thứ 15 toàn thị trường, tổng vốn hóa 1.2 tỷ USD và hiện đang được giao dịch với mức giá 0.43 USD.

Nên nhớ rằng, thời điểm mới huy động vốn vào tháng 12/2015. 1 IOTA = 0.00059 USD, tức là x737 lần so với mức giá hiện tại

Trong tương lai, cá nhân mình vẫn tin đây là đồng coin tiềm năng. Nó có thiết kế đột phá với nhiều tính năng quan trọng, giải quyết được nhiều hạn chế của Blockchain và cung cấp giải pháp giúp thiết bị IOT phát triển mạnh mẽ.

Lời kết

Qua bài viết này, hi vọng bạn đã có thể hiểu IOTA là gì và những tiềm năng của nó. Theo đánh giá của Kienthuctrade.net thì IOTA là đồng coin khá thú vị, nó thú vị từ các tính năng cho đến sứ mệnh của nó.

Đừng quên truy cập chuyên mục “coin” của Kienthuctrade.net để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về thị trường tiền điện tử nhé!

Chúc các bạn có những đầu tư sáng suốt và hiệu quả nhất!

Bài viết cùng chủ đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here