Home Đầu tư Coin Lighning Network Là Gì? Lightning Network của Bitcoin là một mạng lưới rất tập quyền? có nên dùng Lightning Network?

Lighning Network Là Gì? Lightning Network của Bitcoin là một mạng lưới rất tập quyền? có nên dùng Lightning Network?

0
Lighning Network Là Gì? Lightning Network của Bitcoin là một mạng lưới rất tập quyền? có nên dùng Lightning Network?

Lightning Network (LN) đang ngày càng trở nên tập quyền hơn, với nhiều hub được hình thành. Đây là phát hiện của một nghiên cứu được đăng tải lên trang web arXiv vào hồi đầu tháng 2 vừa qua.Hãy cùng kienthuctrade.net tìm hiểu về Lightning Network  trong bài viết dưới đây nhé !

Lưu ý: Đây là một nghiên cứu độc lập nên những nguồn tham khảo thông tin và cả cách thức phân tích số liệu vẫn chưa được đánh giá tính xác thực.

Một nhóm các học giả từ Thụy Sĩ, Pháp, Ý và Canada là tác giả của nghiên cứu trên. Jian Hong-Lin và Kevin Primicerio đã tiến hành phân tích, cộng tác với họ là nhà nghiên cứu Christian Decker của Blockstream Inc. – người đã thiết kế mô hình nghiên cứu.

1. Lighning Network Là Gì?

Lightning Network (LN) là một khái niệm được xây dựng bởi Joseph Poon và Thaddeus Dryja vào năm 2015.

Ý tưởng chính phía sau dự án này là tạo nên một giao thức thanh toán có thể sử dụng làm giải pháp ngoài chuỗi cho vấn đề mở rộng mạng lưới hiện đang là một thách thức đối với hệ thống của Bitcoin.

Không những thế, khái niệm này còn có thể áp dụng rộng rãi với cả các hệ thống tiền mã hóa khác.

Lightning Network xuất hiện trong hoàn cảnh cả Bitcoin lẫn nhiều loại tiền mã hóa khác đang thực sự gặp phải một số giới hạn.

Trong thời điểm hiện tại, công nghệ blockchain của Bitcoin chỉ có thể thực hiện từ 2 đến 7 giao dịch mỗi giây (TPS). Cùng với sự phát triển rộng rãi của hệ sinh thái tiền mã hóa, ngày càng có nhiều người tham gia vào mạng lưới, số lượng các giao dịch được khai báo lên blockchain cũng tương ứng theo đó mà tăng dần.

Khi mạng lưới nghẽn càng nhiều, hiệu suất tổng thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng cực xấu đến tính ứng dụng thực tiễn của Bitcoin trong vai trò một loại tiền tệ số toàn cầu.

Trước thực tế đó, LN đã được phát minh cho thấy nỗ lực xóa bỏ hoàn toàn sự cố nghẽn mạng xảy ra với công nghệ blockchain của Bitcoin.

2. Giao dịch thực sự sau khi đóng kênh Lightning

Số tiền thực sự được chuyển khi kênh này đóng lại. Thuật toán máy tính sẽ dùng bảng cân đối được kí gần nhất để quyết định “chia tiền”. Nếu Tí và Tèo đóng kênh sau khi thực hiện một giao dịch trên, Tí sẽ có 2 BTC và Tèo có 4 BTC.

Chỉ sau khi kênh được đóng, thông tin về số dư ban đầu và cuối cùng mới được chuyển lên blockchain Bitcoin. Cách mạng Lightning vận hành là cho phép người dùng thực hiện rất nhiều giao dịch bên ngoài chuỗi chính. Và sau đó ghi nhận chúng vào một giao dịch cuối cùng.

Cái hay hơn ở chỗ là khi công nghệ này phổ biến, không cần thiết phải thiết lập kênh cho từng người để gửi tiền. Mà có thể gửi cho những ai đang kết nối với người đang dùng chung kênh. Tức tính chất bắc cầu. Hệ thống sẽ tự tìm con đường ngắn nhất nối thông người gửi và người nhận.

3. Đặc điểm của công nghệ này

Đây là câu trả lời của mạng Lightning về cuộc tranh luận mua một cốc cà phê với Bitcoin. Nhìn sơ qua, thực hiện như vậy qua các kênh của Lightning Network sẽ hiệu quả. Vì thanh toán sẽ diễn ra ngay tức khắc mà không phát sinh chi phí nào.

Tuy nhiên, vấn đề bảo mật, đáng được cân nhắc. Phải nhớ rằng mạng Lightning diễn ra tại lớp phía trên của blockchain, nhưng không có sự bảo mật như chuỗi gốc. Vì vậy, khả năng cao là ứng dụng này chỉ dùng cho các giao dịch nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Chuyển tiền số lượng lớn vẫn cần sự bảo mật từ tính phi tập trung và vẫn sẽ cần thực hiện trên chuỗi gốc.

Một tính năng khá hay ho đang được thử nghiệm trên Lightning Network là hoán đổi chéo chuỗi (cross-chain atomic swaps). Có nghĩa là đổi token giữa các blockchain khác nhau. Hiểu đơn giản là cách hoán đổi bất kì loại coin nào sang một loại coin khác mà không cần sàn giao dịch.

Nếu công nghệ này được áp dụng, sẽ khiến cho các sàn tiền điện tử tập trung cũng như các rắc rối trong giao dịch trở nên lỗi thời. Thử nghiệm đổi token đầu tiên giữa blockchain Bitcoin và Litecoin đã thành công.

4. Ai phát triển mạng Lightning?

Lightning Network được mô tả lần đầu tiên trong sách trắng của Joseph Poon và Thaddeus Dryja năm 2015 – phiên bản hiện tại của sách trắng đọc tại đây. Hiện có ba nhóm đang cùng phát triển mạng Lightning là: Blockstream, Lightning Labs và ACINQ, cũng như các thành viên khác trong cộng đồng Bitcoin.

Mỗi startup trên đang làm việc để áp dụng giao thức Lightning viết bằng các ngôn ngữ khác nhau.

Ngoài ra, có nhiều phiên bản khác cũng đang được phát triển. Danh sách đầy đủ có thể xem trên GitHub. Nhiều cuộc thử nghiệm cho thấy các phiên bản này có thể tương tác với nhau. Có nghĩa là hợp tác với nhau một cách thoải mái không sợ xung đột.

5. Khi nào, ở đâu, và tại sao sử dụng Lightning Network?

Cộng đồng tiền mã hoá khá phấn khích với ứng dụng của mạng Lightning. Ban đầu nó được thiết kế riêng cho Bitcoin, nhưng công nghệ này hiện cũng được phát triển cho một loạt các loại tiền ảo khác, như Stellar, Litecoin, Zcash, EthereumRipple.

Bitcoin đã được gửi nhận qua các giao thức của Blockstream, Lightning Labs và ACINQ. Chứng minh rằng cả ba phiên bản này có thể tương tác với nhau. Một bản thông số kĩ thuật cụ thể của Lightning cũng được công bố.

Yêu cầu kĩ thuật này thực sự là bước tiến lớn cho mạng lưới, giúp các nhà phát triển ứng dụng có thể đưa mạng Lightning vào các ngôn ngữ lập trình khác.

6. Mạng lưới vẫn đang trong giai đoạn phôi thai

Tuy nhiên, phải nói rằng công nghệ này vẫn đang trong giai đoạn sơ khởi. Hiện tại vẫn chưa có phần mềm ngoài đời thực nào giúp người dùng của mạng lưới tạo giao dịch.

Phiên bản hiện tại vẫn còn nhiều lỗi. Các nhà phát triển khuyến cáo người dùng sử dụng môi trường testnet của Bitcoin và chưa nên gửi nhận bằng coin thật.

Để có thể phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Bitcoin, Lightning Network vẫn cần phải chứng minh tính an toàn và khả dụng. Việc kiểm thử rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Nên các chuyên gia cho rằng một mạng Lightning thực sự hoàn hảo có thể vận hành sau vài tháng đến vài năm nữa.

Còn lí do tại sao nên sử dụng, câu trả lời rất đơn giản: Khả năng mở rộng. Nếu nó thực sự giải quyết được vấn nạn chính của Bitcoin, gần như sẽ được áp dụng cho các loại tiền điện tử khác.

Khi việc này xảy ra, có khả năng công nghệ hoán đổi chéo chuỗi sẽ được phát triển sâu hơn. Tiến thêm một bước nữa đến môi trường giao dịch phi tập trung thực sự cho tiền điện tử.

7. Cơ chế hoạt động

Lightning Network gồm có một hệ thống giao dịch off-chain được xây dựng trên nền tảng blockchain của Bitcoin. Hệ thống này vận hành ở cấp độ mạng ngang hàng (P2P), tính ứng dụng của nó dựa trên nguyên lí tạo ra các kênh thanh toán 2 chiều, qua đó người dùng có thể thực hiện các giao dịch tiền điện tử liền mạch.

Sau khi hai bên đã đồng thuận tạo ra một kênh thanh toán, họ có thể chuyển tiền qua lại giữa các ví của nhau.  Mặc dù việc thiết lập các kênh thanh toán như vậy sẽ liên quan đến các giao dịch trên chuỗi (on-chain transaction), nhưng bù lại tất cả các giao dịch được thực hiện trong kênh đó đều là off-chain, và sẽ không cần tới sự đồng thuận của toàn hệ thống.

Nhờ đó, các giao dịch này có thể được thực thi một cách nhanh chóng thông qua hợp đồng thông minh, cùng với đó là mức chi phí phát sinh thấp đi kèm với tốc độ giao dịch ở mức độ cao hơn rất nhiều.

Để thiết lập một kênh thanh toán, 2 bên tham gia cần khởi tạo một ví đa chữ ký có trữ sẵn một số tiền nhất định. Số tiền này chỉ có thể được truy cập một khi đôi bên đồng thời cung cấp khóa cá nhân (có thể là 2 hoặc nhiều bên, tùy trường hợp).

yduocvinhphuc.edu.vn

Điều này nhằm đảm bảo không bên nào có thể truy cập được số tiền đó khi chưa có được sự đồng thuận của tất cả các bên còn lại.

Cụ thể hơn, chúng ta có thể xem xét một ví dụ như sau: Giả sử, Alice muốn sử dụng Lightning Network để giao dịch Bitcoin với Bob. Trước tiên, họ cùng thiết lập một kênh thanh toán, sử dụng ví đa chữ ký.

Khi đó, kênh thanh toán sẽ mang tính chất một hợp đồng thông minh, còn ví đa chữ kí sẽ chính là một két bảo hiểm để lưu giữ lượng tiền muốn giao dịch. Trong suốt quá trình tồn tại của kênh thanh toán này, Alice và Bob muốn tạo ra bao nhiêu giao dịch off-chain tùy thích.

Ngay sau mỗi giao dịch, Alice và Bob đồng thời phải ký và cập nhật bảng cân đối của riêng họ, bảng này có nhiệm vụ ghi chép lại số lượng coin của mỗi bên đang giữ. Khi giao dịch hoàn tất.

Kênh thanh toán có thể được đóng lại, bảng cân đối cuối cùng sẽ được khai báo lên blockchain. Hợp đồng thông minh của LN sẽ đảm bảo rằng mỗi bên sẽ nhận được chính xác số lượng bitcoin của mình dựa theo bảng cân đối phiên bản cuối cùng.

Tổng kết lại, các bên tham gia thực tế khi đó sẽ chỉ phải tương tác với mạng lưới blockchain của Bitcoin 2 lần. Một lần để mở kênh thanh toán, lần tiếp theo là đóng nó lại. Điều này có nghĩa là tất cả các giao dịch khác phát sinh trong kênh thanh toán sẽ không trực tiếp được thực hiện trên chuỗi chính.

8. Điều hướng mạng lưới (Network Routing)

Ngay cả khi các bên tham gia không sở hữu một kênh thanh toán trực tiếp, họ vẫn có thể chuyển và nhận Bitcoin thông qua các kênh thanh toán liên kết.

Điều này cho phép Alice có thể chuyển khoản cho Charlie khi cả 2 người này không cần thiết phải cùng nhau thiết lập một kênh thanh toán trực tiếp, miễn là giữa họ tồn tại một tuyến mạng có đủ số lượng thanh toán.

Vì vậy, nếu Alice hiện đang có một kênh thanh toán với Bob, Bob có một kênh với Charlie, Alice có thể chuyển khoản được cho Charlie thông qua Bob. Việc điều hướng thanh toán như vậy cần có sự tham gia của nhiều node Lightning Network, tuy nhiên các hợp đồng thông minh có thể đảm nhận được công việc khai thác các tuyến khả dụng tối ưu nhất.

9. Ưu điểm của Lightning Network

  • Dự án LN hiện vẫn đang nghiên cứu các giải pháp off-chain để giải quyết vấn đề mở rộng mạng lưới. Một khi thành công, lưu lượng trên hệ thống blockchain của Bitcoin sẽ được giảm tải.
  • Bằng cách sử dụng kênh thanh toán 2 chiều, LN có khả năng cho phép các giao dịch được thực hiện gần như ngay lập tức.
  • LN có thể áp dụng được cho các thanh toán vi mô đến mức độ 1 sts. Hơn nữa, các thanh toán vi mô tự động có thể áp dụng được trong nền kinh tế máy móc thay thế con người khi các giao dịch được thực hiện trực tiếp bởi các thiết bị điện tử mà không cần có sự can thiệp của con người.

10. Một số hạn chế của Lightning Network

  • Không giống như các giao dịch on-chain, các khoản thanh toán bằng LN không thể thực hiện được khi người nhận ở trạng thái offline.
  • Người tham gia mạng lưới bắt buộc phải giám sát kênh thanh toán thường xuyên nhằm bảo vệ tài khoản của mình (tuy nhiên các yếu tố rủi ro này có thể được khắc phục nhờ sự hỗ trợ từ các dịch vụ giám sát ngoài).
  • LN không phù hợp với các thanh toán khối lượng lớn. Do khối lượng ví đa chữ ký trên mạng lưới là rất lớn (về cơ bản là ví chia sẻ), khả năng cao là các ví này sẽ không cung cấp đủ số dư khi thực hiện vai trò làm trung gian của các giao dịch lớn.
  • Việc mở và đóng các kênh thanh toán sẽ liên quan đến việc tương tác với các giao dịch on-chain, do đó các công việc đòi hỏi thủ công sẽ nhiều hơn đi kèm với việc gia tăng chi phí giao dịch.

11. Mô hình lõi ngoại vi (Core-periphery model)

Nhóm nghiên cứu đã thu thập thông tin từ Lightning Network trong khoảng thời gian 18 tháng, từ ngày 18 tháng 1 năm 2018 đến ngày 13 tháng 7 năm 2019. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã phân tích mạng thanh toán theo phân phối các nodes và tài sản của chúng.

Họ phát hiện ra rằng mạng lưới này đang cho thấy các hệ số Gini cao cả về mức độ tập trung của các nodes và phân phối tài sản. Đáng chú ý, các giá trị này lại tăng lên khi có những nodes mới tham gia vào mạng lưới.

Phân phối Bitcoin (BTC) giữa các nodes trong mạng cũng được phát hiện là cực kỳ không đồng đều. Chỉ số Gini lên tới 0,88, tương ứng với 10% số nodes nắm giữ đến 80% BTC.

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu cách thức xây dựng mô hình lý tưởng hóa tốt nhất cho mạng lưới. Trong khi các nhà nghiên cứu xác định Mô hình cấu hình nhị phân vô hướng (Undirected Binary Configuration Model – UBCM) là một hướng đi khá sáng sủa, thì Lightning Network hiện tại lại có xu hướng đi ngược lại với cách thức trên, tức là ngày càng tập quyền. Các nhà nghiên cứu kết luận:

Phần mềm này cho thấy Bitcoin Lightning Network đang trở thành một mạng lưới ngày càng tập trung, ngày càng tương thích với cấu trúc lõi-ngoại vi.

Hệ thống UBCM định nghĩa về một mức độ tập trung hóa, điều này sẽ dẫn đến sự hiện diện của một số node trung tâm. Các nhà nghiên cứu cho biết, rằng mạng lưới Lightning Network thực tế dường như quá phụ thuộc vào chúng, điều này có thể khiến nó trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công chia rẽ.

Nghiên cứu này bổ sung thêm cho những phát hiện của BitMEX Research về sự tập trung dữ liệu vào một số node lớn trong mạng lưới LN của Bitcoin.

12. Sự phát triển của Lightning Network

Mạng lưới này hiện đang lưu trữ hơn 11,500 nodes, với dung lượng node trung bình là 1300 USD và dung lượng kênh trung bình chỉ dưới 240 USD. Lightning Network đã đạt mốc 10.000 node vào tháng 9 năm 2019.

Cuộc hành trình từ một ý tưởng đến thứ gì đó hữu dụng cũng là một chặng đường không dễ dàng gì, với những báo cáo về việc người dùng tạm thời bị mất tiền thông qua LN.

Một lỗ hổng cũng đã được phát hiện vào tháng 9, với một số báo cáo cho thấy rằng Lightning Network có thể đã bị lợi dụng bởi hacker để chiếm đoạt tiền của người dùng.

Vào tháng 12, Bitfinex đã thông báo hỗ trợ LN trong việc mua hàng ngay lập tức thông qua Bitrefill.

13. Bạn có nên dùng Lightning Network?

Thực tế ở thời điểm hiện tại, nếu không phải dân chuyên môn, thì chưa thể dùng mạng Lightning được. Nên điều tốt nhất bây giờ, có khi cũng là điều duy nhất bạn có thể làm: Là quan sát.

Chúng ta hãy chờ xem cách công nghệ này đi vào vận hành như thế nào. Nó có thực hiện được những chức năng trên lí thuyết hay không? Giải được bài toán thực tế hay không? Và quan trọng là có an toàn không nữa.

Cũng lưu ý rằng, mạng Lightning không phải là giải pháp duy nhất cho chuyện mở rộng kích thước. Có nhiều đối thủ cạnh tranh với nó. Đơn cử như là Bitcoin Cash (BCH). Cuộc tranh luận giữa hai bên, hai cộng đồng này vẫn còn đang nóng hổi.

Có thể sẽ có một phương án chiếm thế chủ đạo, cũng có thể cả hai cùng tồn tại, hoặc cả hai đều thất bại dưới một công nghệ khác chưa biết đến.

Lời kết

Lightning Network đáng để chờ đợi. Nếu nó đi vào vận hành, tuỳ vào mục đích khi đến với Bitcoin. Nếu là nhà đầu tư dài hạn và chỉ hodl, có thể chẳng cần dùng đến Lightning làm gì. Hiện tại cũng chưa chắc chắn an toàn khi xử lí số tiền lớn.

Nhưng nếu bạn xem Bitcoin như một phương tiện thanh toán, thì mạng Lightning này sẽ khá quan trọng. Thanh toán vi mô, tăng tính ẩn danh, phí rất thấp – Đều là những tính năng hấp dẫn. Và đều là các giải pháp chất lượng cho vấn đề của Bitcoin.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here