Home Chứng khoán Chỉ báo RSI là gì? Từ A Đến Z Về Chỉ Báo RSI Nâng Cao. Mô Hình Tam Giác Của Chỉ Báo RSI. Trendline Của Chỉ Báo RSI

Chỉ báo RSI là gì? Từ A Đến Z Về Chỉ Báo RSI Nâng Cao. Mô Hình Tam Giác Của Chỉ Báo RSI. Trendline Của Chỉ Báo RSI

0
Chỉ báo RSI là gì? Từ A Đến Z Về Chỉ Báo RSI Nâng Cao. Mô Hình Tam Giác Của Chỉ Báo RSI. Trendline Của Chỉ Báo RSI

RSI là gì? RSI là một chỉ báo (indicator) phân tích kỹ thuật thuộc bộ chỉ báo động lượng. Ngày nay, RSI là một trong những chỉ báo phổ biến nhất với các nhà giao dịch chứng khoán…

Tương tự như Forex, chứng khoán cũng cần phân tích chỉ số RSI. Bạn có thể tìm đọc bài phân tích ” Chỉ báo RSI là gì? Hướng dẫn 7 cách giao dịch RSI hiệu quả nhất ” để hiểu những vấn đề cơ bản nhất.

Trong bài viết này, bạn sẽ được tìm hiểu từ A đến Z về chỉ báo RSI nâng cao nhằm mang lại hiệu quả cao nhất để tăng xác suất thành công trong giao dịch chứng khoán.

1. Phân kỳ kín, kỹ thuật xác định điểm mua khi đã chót lỡ tàu

Phân kỳ âm và phân kỳ dương của RSI (phân kỳ thường) là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên mọi thị trường vốn hóa để xác định điểm mua bán có vị thế tốt.

Tuy nhiên bên cạnh phân kỳ thường của RSI thì PHÂN KỲ KÍN là kỹ thuật được các nhà giao dịch chuyên nghiệp sử dụng để xác định điểm vào hàng khi chẳng may bị lỡ mất nhịp mua đầu tiên khi cổ phiếu vào xu hướng tăng mạnh, hay sử dụng để xác định điểm bán tiếp theo trong quá trình đi xuống của cổ phiếu.

Vậy phân kỳ kín được xác định như thế nào ?

1.1 Phân kỳ kín trong xu hướng tăng ( xác định điểm mua tiếp theo )

Sự phân kì kín của RSI xuất hiện khi RSI tạo đáy thấp hơn nhưng giá tương ứng tại đó lại tạo đáy cao hơn. 

VÍ DỤ:

Cổ phiếu VCB trong quá trình tăng giá tạo phân kỳ kín xác định tăng tiếp diễn 2 lần và cũng cho 2 điểm mua tiếp diễn (mũi tên đen), sau 2 điểm mua này giá tiếp tục đà tăng, sau đó tạo phân kỳ âm (mũi tên tím) cho điểm bán và giá đã đi xuống ngay sau đó.

1.2 Phân kỳ kín trong xu hướng giảm ( xác định điểm bán tiếp theo )

Sự phân kì kín của RSI trong xu hướng giảm, được mô tả rõ ràng khi: RSI tạo đỉnh cao hơn nhưng giá tương ứng tại đó lại thấp hơn.

VÍ DỤ:

Trong xu hướng giảm của cổ phiếu BID đã 2 lần tạo phân kỳ kín cho 2 điểm bán sau quá trình hồi phục của cố phiếu, sau 2 điểm bán này cổ phiếu đã tiếp tục đà đi xuống của mình

TÓM LẠI:

Phân kỳ kín trong xu hướng tăng cho điểm mua gia tăng thì RSI tạo đáy thấp hơn nhưng giá tương ứng tại đó lại tạo đáy cao hơn. 

Phân kỳ kín trong xu hướng giảm cho điểm bán tiếp theo thì RSI tạo đỉnh cao hơn nhưng giá tương ứng tại đó lại thấp hơn.

LƯU Ý:

CHỈ SỰ DỤNG PHÂN KỲ KÍN KHI ĐÃ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC TREND CỦA CỔ PHIẾU (RẤT QUAN TRỌNG) 

2.  Mô hình tam giác của RSI

Chúng ta đều biết và thường xuyên sử dụng các mô hình của giá để làm căn cứ ra quyết định mua bán cổ phiếu, tuy nhiên lại ít ai biết chỉ báo RSI cũng có mô hình, tuy ít xuất hiện nhưng một khi xuất hiện lại cho tín hiệu rất đáng tin cậy.

Sử dụng mô hình của RSI để mua bán có thể đem lại lợi nhuận nhanh chóng ngay sau khi mua. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một trong các mô hình xuất hiện khá nhiều trên thị trường chứng khoán Việt Nam đó là mô hình tam giác của RSI.

CÁCH VẼ: Nối các đỉnh của RSI lại với nhau để được cạnh trên (ít nhất là 2 đỉnh, càng nhiều đỉnh càng đáng tin cậy – bản thân người viết sử dụng 3 đỉnh trở lên). Nối các đáy của RSI lại với nhau để được cạnh dưới (ít nhất là 2 đáy).

CÁCH DÙNG: Khi RSI break khỏi mô hình tam giác sẽ cho chúng ta ĐIỂM MUA.

MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ MÔ HÌNH TAM GIÁC CỦA RSI

Chỉ báo RSI của cổ phiếu PHR đi trong mô hình tam giác trong một thời gian khá dài, sau khi RSI break khỏi mô hình cho điểm mua thì giá đã tăng rất mạnh ngay sau đó.

Chỉ báo RSI của cổ phiếu GTN đi trong mô hình tam giác trong một thời gian khá dài, sau khi RSI break khỏi mô hình cho điểm mua thì giá đã tăng mạnh ngay sau đó.

Chỉ báo RSI của cố phiếu MPC đi trong mô hình tam giác trong thời gian khá dài, sau khi RSI break khỏi mô hình cho điểm mua thì giá đã tăng mạnh ngay sau đó.

Lưu ý khi sử dụng: Thời gian hình thành của mô hình càng dài thì độ tin cậy khi RSI break khỏi mô hình càng cao và mức độ tăng của giá sẽ càng lớn, khi mô hình ngắn thì chỉ nên kỳ vong mức lợi nhuận thấp.

Cắt lỗ khi RSI bị rớt trở lại mô hình sau khi break. CÓ THỂ ÁP DỤNG MÔ HÌNH TRÊN CÁC KHUNG DÀI HƠN NHƯ KHUNG TUẦN HAY KHUNG THÁNG

3. RSI có Trendline, bạn biết chưa ?

  • RSI cũng có trendline

Chúng ta đã biết cách áp dụng các đường trendline của giá. Tuy nhiên RSI cũng có trend line mà ít nhà đầu tư để ý.

Thực tế trendline của RSI đôi khi còn chính xác hơn cả trendline của giá cổ phiếu. Bởi vì giá của một phiên là sự đồng thuận của bên cung và bên cầu tại phiên đó, còn RSI nó bao gồm cả mức độ chênh lệch tạm thời của lực mua và lực bán.

Cuộc chiến giữa bên cung, bên cầu, giữa con bò và con gấu thể hiện ra bên ngoài bởi kết quả, đó là giá. Còn RSI nó thể hiện bản chất bên trong của cuộc chiến, xem bên cung hay cầu đang thắng thế trong cuộc chiến.

Vì vậy chúng ta nên phân tích cả trendine của giá và RSI để có thể tìm được các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự chính xác nhất.

Cách vẽ Trendline của RSI: Nối các đỉnh (ít nhất là hai đỉnh) được trendline kháng cự, nối các đáy (ít nhất là hai đáy) được một trendline hỗ trợ.

Điểm mua: Mua khi RSI phá trendline – nếu đồng thuận với sự phá trendline của giá thì rất đáng tin cậy

Điểm bán: Bán sớm khi sảy ra phân kỳ RSI, bán dứt khoát khi RSI phá trendline

VÍ DỤ:

Xét lịch sử giao dịch của cổ phiếu VHC chúng ta có thể thấy VHC cho điểm mua 1 khi RSI phá TREND 1 đồng thuận với điểm phá trend của giá, VHC tiếp tục cho điểm mua 2 khi RSI phá đường trend dài hơn là đường TREND 2, sau 2 điểm mua này giá đã tăng rất mạnh.

VHC xuất hiện điểm bán theo kỹ thuật khi RSI phá đường TREND 3, sau điểm bán này VHC đã có 3 phiên rũ bỏ khá mạnh trước khi tăng trở lại. Chúng ta có điểm mua trở lại khi RSI phá đường TREND 4 đồng thuận với sự phá trend của giá, sau điểm mua này VHC tiếp tục chu kỳ tăng của mình.

Xét lịch sử giao dịch của cổ phiếu VCB chúng ta có thể thấy VCB cho điểm mua đẹp khi RSI phá trendline đồng thuận với sự phá trend của đường giá, ngay sau điểm mua VCB đã tăng rất mạnh

CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG:

RSI là chỉ số động lượng dùng để phán đoán xu thế mạnh yếu của thị trường, vì vậy về cơ bản nó được sử dụng trong giao dịch ngược chiều trong một thị trường có biên giao động nhất định (sideway), sẽ không hiệu quả khi sử dụng RSI trong một thị trường có xu hướng rõ nét như tăng mạnh hay giảm mạnh. Nên áp dụng với các chỉ báo khác để tăng tính hiệu quả khi sử dụng.

Vậy là Kienthuctrade đã hoàn thành xong bài viết chi tiết về chỉ báo RSI NÂNG CAO. Trong bài viết này, bạn đã hiểu được những phương pháp để sử dụng chỉ báo này một cách hiệu quả.

Tuy nhiên không có gì đảm bảo rằng những phương pháp này hiệu quả đối với tôi thì nó cũng sẽ có hiệu quả đối với bạn, vì vậy, không có cách nào khác là bạn phải tự mình trải nghiệm, rèn luyện thật nhiều để tìm ra cho mình những phương pháp giao dịch phù hợp.

Bạn cần nhớ rằng, đối với mọi công cụ phân tích kỹ thuật nói chung và chỉ báo RSI nói riêng, bạn phải hiểu rõ được bản chất của chúng là gì thì mới có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích về kiến thức trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here