Home Chứng khoán Khối lượng giao dịch chứng khoán là gì? Phân tích khối lượng giao dịch chứng khoán – kỹ năng của các cao thủ giao dịch bậc thầy

Khối lượng giao dịch chứng khoán là gì? Phân tích khối lượng giao dịch chứng khoán – kỹ năng của các cao thủ giao dịch bậc thầy

0
Khối lượng giao dịch chứng khoán là gì? Phân tích khối lượng giao dịch chứng khoán – kỹ năng của các cao thủ giao dịch bậc thầy

Khối lượng giao dịch là một thành phần quan trọng đối với mỗi nhà đầu tư khi xem xét một cổ phiếu nào đó trên thị trường. Nhìn nhận biến động khối lượng có thể giúp chọn những điểm mua bán cổ phiếu hiệu quả.

Vậy khối lượng giao dịch chứng khoán là gì? Cách các pro phân tích như thế nào ? Trong bài viết này Kienthuctrade.net sẽ phân tích chi tiết từ A – Z để bạn đọc có cái nhìn cặn kẽ về lĩnh vực này.

1. Khối lượng giao dịch (volume hay vol) là gì?

Khối lượng giao dịch (volume hay vol) là số lượng đơn vị cổ phiếu được giao dịch trong khoảng thời gian nhất định.

Khối lượng giao dịch khớp lệnh là khối lượng cổ phiếu đã được khớp lệnh trong 1 thời gian giao dịch nhất định, thể hiện bên mua đã mua 1 lượng cổ phiếu, lượng này cũng chính là lượng cổ phiếu bên bán đã bán ra.

2. Vai trò và ý nghĩa của khối lượng giao dịch là gì?

  • Thể hiện tính thanh khoản của thị trường: cổ phiếu nào có khối lượng giao dịch lớn, thì thuận tiện cho việc mua bán hơn, điều này cũng giúp cho việc mua bán cổ phiếu trên sàn gần với giá thị thực của nó hơn, và biểu đồ phân tích kỹ thuật ít bị nhiễu hơn.
  • Khối lượng giao dịch có vai trò quan trọng trong phân tích kỹ thuật, nhờ nó mà nhà đầu tư có cái nhìn rõ nét hơn về thị trường hiện tại và đưa ra nhận xét đúng cho hướng đi của thị trường, cũng như có sự lựa chọn thời điểm mua hay bán cổ phiếu chuẩn hơn

3. Mối tương quan giữa giá và khối lượng giao dịch chứng khoán là gì?

Theo quy luật cung cầu của thị trường giá sẽ tăng khi cầu lớn hơn cung (người đặt lệnh mua nhiều hơn người đặt lệnh bán), và ngược lại giá giảm khi cung lớn hơn cầu (người đặt lệnh bán nhiều hơn người đặt lệnh mua).

Giải thích chung sự tương quan giữa giá và khối lượng giao dịch có 5 trường hợp lớn.

  • Giá tăng khối lượng giao dịch tăng.

Khối lượng tăng và giá tăng cho thấy thị trường đang rất sôi nổi, người mua người bán nhiều, số lượng người mua kỳ vọng giá sẽ đi xa hơn nữa, đa phần mọi người đều tham gia vào lúc này.

Điều này thưởng xảy ra khi cổ phiếu ở trong giai đoạn tăng giá hoặc mới bước vào một chu kỳ tăng giá khỏi nền tích lũy hay đảo chiều tăng giá sau khi test cung thành công.

VD: Cổ phiếu VCS breck khỏi nền tích lũy kèm khối lượng lớn, xác nhân một xu hướng tăng giá mới. chúng ta nên tham gia vào phiên này.

  • Giá giảm khối lượng giao dịch giảm.

Thị trường lúc này ảm đạm, người muốn mua bán ít dần, sự lên xuống của hàng hóa không còn được quá chú ý, giá sẽ di chuyển chậm dần để chờ đợi dòng tiền vào thị trường, trong giai đoạn này, giá sẽ di chuyển chậm và chờ đợi một bước chuyển mình. Điều này thường xảy ra khi cổ phiếu ở vào trạng thái tích lũy hoặc đang ở vùng đáy ngắn hạn.

VD. VNINDEX giảm điểm với khối lượng thấp cho thấy đà bán ra đã chững lại và đã đảo chiều sau đó.

  • Giá tăng khối lượng giao dịch giảm.

Trong xu hướng tăng: Được xem là một tính hiệu giảm giá, khối lượng giảm thể hiện nhà đầu tư đang dần tránh xa hàng hóa vì giá cao, cho thấy sẽ có thể xuất hiện đảo chiều. Thường xuất hiện ở giữa chu kỳ tăng giá khi cổ phiếu sắp bước vào giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn.

Trong xu hướng giảm: điều này thể hiện xu hướng giảm có thể sẽ tiếp tục, khi nhà đầu tư chưa chú ý tới hàng hóa.

  • Giá giảm khối lượng giao dịch tăng

Trong một xu hướng giảm: là một tín hiệu đảo chiều, từ giảm qua tăng.ta có câu hỏi “ai là người mua nhiều như vậy?” khi giá đi đến vùng có thể mua được, do tác động của tin tức, các phân tích kỹ thuật có được vùng giá đó,.. một lượng lớn nhà đầu tư sẽ nhảy vào thị trường, khối lượng tăng cao khi xu hướng giảm báo hiện có thể thị trường đã đến lúc đảo chiều.

Trong xu hướng tăng: lúc này ta đặt ngược lại câu hỏi “ai là người bán nhiều như vậy” cũng có thể do tác động của tin tức, các phân tích kỹ thuật,.. mà đã xuất hiện vùng giá nên bán, các nhà đầu tư bắt đầu chấp nhận bán giá thấp hơn một ít.

  • Giá đi ngang khối lượng giao dịch tăng vọt

Lúc này giá đang trong phiên tích lũy thị trường bắt đầu chú ý tới hàng hóa hơn, các nhà đầu tư cũng bắt đầu gom hàng vào thời điểm này, đây là một tính hiệu tốt để mua hàng.

Sử dụng mối tương quan giữa giá và khối lượng theo lý thuyết chung về phân kỳ và hội tụ tổng quát.

  • Giá và khối lượng phân kỳ, tức là chiều của khối lượng và giá ngược nhau, một bên tăng một bên giảm và ngược lại, thì xu hướng sẽ nhanh chóng đảo chiều.

  • Giá và khối lượng hội tụ, tức là giá cùng chiều với khối lượng, cùng tăng hoặc cùng giảm thì xu hướng sẽ tiếp tục bền vững

4. Xác định chu kỳ của cổ phiếu qua giá và khối lượng giao dịch.

Có rất nhiều quan điểm nhầm lẫn về vol, đặc biệt là các cách tư duy máy móc về cách hoạt động của volume, ví dụ như sau:

  • Vol tăng giá tăng là ngon rồi đây.
  • Giá giảm mạnh nhưng vol tăng mạnh : Tát ao rồi, xúc nhanh còn kịp…
  • Giá tăng vol quá kém: Chết mẹ kéo ảo rồi

 =>>> Bên trên là những suy nghĩ sai lầm, hoặc chỉ đúng 1 phần rất nhỏ. Để kết luận về vol, ta cần theo dõi cụ thể ngày giao dịch đó, đặt trong bối cảnh nào, tâm lí nào, từ đó mới kết hợp giá và khối lượng để suy ra ý nghĩa của giao dịch.

4.1 Chù kỳ tích lũy của cổ phiếu.

Ở giai đoạn này, thường là lúc những nhà đầu tư có tầm nhìn xa họ gom hàng, giá sẽ không biến động lớn, vol giao dịch cạn kiệt dần. Tức là nhà đầu tư tổ chức họ có thể khống chế giá ở 1 vùng nền thấp, làm bà con rất chán nản bán ra. Khi VOL nhỏ đi dần, tức lực bán yếu dần, cạn cung giá rẻ.

VD: Cổ phiếu SHB trong thời gian tích lũy với khổi lượng giao dịch thấp.

4.2 Giai đoạn đẩy giá

Giai đoạn này thì tùy trường hợp, có lúc vol to ở điểm break và vài phiên sau, tức xác nhận tay to tham chiến đẩy giá, cũng có lúc tiết cung nên vol không hề lớn ở giai đoạn đầu.

Đây là giai đoạn nhà cái bắt đầu đẩy lên. Giá cổ phiếu tăng rất mạnh, vol sẽ tăng dần lên vào giai đoạn sau. Tức là cổ phiếu đã ngày càng được sự chú ý và ưa chuộng của nhiều người hơn.

Rất dễ hiểu. Mọi người tưởng vol tăng giá tăng là tốt, thực ra nó chỉ tốt ở giai đoạn này, giai đoạn bắt đầu đẩy giá và giá cổ phiếu chưa đi quá xa.

4.3 Giai đoạn phân phối

Tiếp theo là tới đỉnh phân phối, đỉnh phân phối thường có khối lượng khá cao, tuy nhiên là giá không hề có sự bứt phá, liên tục thất bại khi chinh phục các mốc đỉnh củ.

Tức là người mua muốn mua, người bán cũng rất dứt khoát bán. Và thường bên bán lại là bên tay to rất dứt khoát. Sau giai đoạn này thường giá bắt đầu chu kì điều chỉnh giảm sâu.

4.4 Giai đoạn giảm giá

Sau khi phân phối xong, tay to lúc này đã có lãi. Còn 1 số cổ phiếu còn lại nữa họ chưa bán. Lúc này họ tiến hành phân phối theo sườn dốc phải. Khởi nguồn với những phiên giá bị giảm cực mạnh với vol cực mạnh.

Đây thường được gọi là phiên phân phối đỉnh. Chính thức đi vào nhịp điều chỉnh. Phiên này có thể đánh gãy cả nền giá tích lũy trước đó.

Nhiều người ở những phiên giảm mạnh này tự hỏi sao giá giảm mạnh lại có nhiều người mua vậy, tuy nhiên câu hỏi đó hoàn toàn sai, phải là ông nào bán ra khủng khiếp như vậy.

Trong chu kì điều chỉnh, vol thường lại bắt đầu cạn dần, hàng của các tay to phân phối ra cũng đã hết, dòng tiền đứng ngoài thì sợ sệt chưa dám vào vội.

Vol sẽ cạn dần đến cạn kiệt, các phiên cạn kiệt vol thường đánh dấu sắp có 1 bước chuyển mình mới. 

4.5 Giai đoạn hồi phục

– Phiên washout – tát ao: Đây là 1 phiên giao dịch vô vùng kịch tính diễn ra vào cuối chu kì giảm giá của cổ phiếu, khi giá đã giảm tới các vùng nền chắc chắn, và rẻ đáng để mua vào mạnh mẽ so với các tay to.,

Thường đầu giờ giá giảm kinh hồn để ép nhỏ lẻ nôn sạch trong hoảng loạn hoặc forcesell từ công ty chứng khoán,  giá sàn hoặc sát sàn. Chất lệnh cả đống. Sau đó đột nhiên có những lệnh kinh hồn vào hốt sạch dép của bà con.

Chính là tay to, tự doanh, các nhà đầu tư già dặn kinh nghiệm…vv. Kết phiên thường giá xanh hoặc xanh mạnh trở lại. Tạo 1 chân nến rất dài, có ý nghĩa lực mua đã hoàn toàn thắng thế. Vol giao dịch ở phiên này thường cực kì cao.

– Hồi phục sau đáy: Thường quá trình này có vol rất thấp và giá tăng rất mạnh. Vì sao ư. Vì lúc này mặt bằng giá đã rẻ, những ai muốn bán đã bán hết.

Cung không còn nhiều, mà cầu thì lại rất nhiều do giá rẻ. Đó là lí do các phiên sau đáy có thể gặp hiện tượng vol thấp mà giá thì tăng như điên.

Đó là hiện tượng bình thường. Không thể hiểu máy móc là dòng tiền không vào như 1 số người nói được.  Tuy nhiên vol nên tăng dần theo chiều hồi phục của giá.

Sau khi tăng hồi phục, 1 vòng chu kì mới lại bắt đầu với tích lũy như ban đầu.

Đó là 1 vòng tuần hoàn của giá và khối lượng. Như vậy ta thấy, ở mỗi thời điểm trong chu kì, sự kết hợp giữa giá và khối lượng có 1 ý nghĩa khác nhau. Không thể hiểu 1 cách máy móc như ban đầu sẽ dẫn tới sai lầm nghiêm trọng.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức chứng khoán cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here