Home Chứng khoán Chiến lược nắm giữ cổ tức là gì? Những điều bạn cần biết về chiến lược nắm giữ cổ tức (dividend capture strategy)

Chiến lược nắm giữ cổ tức là gì? Những điều bạn cần biết về chiến lược nắm giữ cổ tức (dividend capture strategy)

0
Chiến lược nắm giữ cổ tức là gì? Những điều bạn cần biết về chiến lược nắm giữ cổ tức (dividend capture strategy)

Chiến lược nắm giữ cổ tức (dividend capture strategy) là một chiến lược giao dịch chứng khoán tập trung vào thu nhập, được sử dụng phổ biến bởi các nhà giao dịch trong ngày.

Trái với phương pháp truyền thống đó là tập trung vào các hoạt động mua và nắm giữ những cổ phiếu trả cổ tức có tính ổn định để tạo ra nguồn thu nhập bền vững từ chứng khoán, chiến lược này mang tính chủ động cao hơn, đòi hỏi các nhà giao dịch phải tiến hành mua và bán cổ phiếu thường xuyên, chỉ giữ chúng trong một khoảng thời gian vừa đủ để có được cổ tức. Đôi khi, cổ phiếu chỉ được nắm giữ chỉ trong khoảng một ngày.

Trong bài viết này, Kienthuctrade.net sẽ phân tích những điều bạn cần biết về chiến lược nắm giữ cổ tức (dividend capture strategy).

1. Các mốc thời gian quan trọng của chiến lược

Các công ty thường trả cổ tức hàng năm hoặc hàng quý, một số trả cổ tức hàng tháng. Các nhà đầu tư sử dụng chiến lược nắm giữu cổ tức thường hướng đến những cổ tức được trả theo năm để có thể thu về một khoản tiền lớn.

Lịch chi trả cổ tức và thông tin về các khoản thanh toán cổ tức được cung cấp cho các nhà đầu tư miễn phí và minh bạch trên bất kì trang web tài chính nào.

Chiến lược nắm giữ cổ tức tập trung vào bốn mốc thời gian trọng tâm sau:

  1. Ngày công bố: Đây là ngày công ty công bố cổ tức, ngày này diễn ra trước ngày thanh toán khá lâu.
  2. Ngày giao dịch không hưởng quyền: Đây là ngày giao dịch mà người mua sẽ không được hưởng các quyền lợi liên quan ( quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự đại hội cổ đông). Như vậy, nhà đầu tư cần mua cổ phiếu trước ngày này để có tên trong danh sách hưởng quyền. Nếu mua vào đúng ngày giao dịch không hưởng quyền hoặc sau đó thì nhà đầu tư sẽ không có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán được hưởng quyền.
  3. Ngày khóa sổ: Đây là ngày mà công ty ghi nhận các cổ đông có đủ điều kiện để nhận cổ tức.
  4. Ngày thanh toán: Đây là ngày công ty trả cổ tức cho các cổ đông

2. Cách hoạt động của chiến lược nắm giữ cổ tức

Một trong số những điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư của chiến lược nắm giữ cổ tức đó là sự đơn giản của nó. Chiến lược này không đòi hỏi những phân tích hay biểu đồ phức tạp.

Về cơ bản, một nhà giao dịch chứng khoán sẽ mua cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền và bán nó đi vào ngày giao dịch không hưởng quyền hoặc bất kỳ thời điểm nào sau đó.

Nếu giá cổ phiếu giảm sau khi cổ tức được công bố, nhà đầu tư có thể đợi cho đến khi nó tăng trở lại giá trị ban đầu. Thêm vào đó, nhà đầu tư cũng không phải giữ cổ phiếu cho đến ngày thanh toán để nhận cổ tức.

Một số công ty sau khi chia cổ tức, giá thị trường quay lại thời điểm trước khi chia và các nhà giao dịch ngắn hạn sẽ được hưởng trọn khoản cổ tức bằng tiền trong thời gian ngắn, tỷ suất sinh lời cao mà không cần hiểu doanh nghiệp, không cần nắm giữ cổ phiếu trong thời gian dài.

Tuy nhiên chiến lược này cũng cũng tiềm ẩn rủi ro, vì bản chất những giao dịch này không có nền tảng vững chắc và giá cổ phiếu không phải lúc nào cũng quay trở lại giá trị ban đầu.

Về mặt lý thuyết, chiến lược nắm giữ cổ tức không thực sự khả thi. Nếu thị trường vận hành theo logic hoàn hảo, giá trị cổ tức sẽ được phản ánh chính xác thông qua giá trị cổ phiếu cho đến ngày giao dịch không hưởng quyền. Trong ngày này, giá  cổ phiếu thường giảm bằng với giá trị cổ tức. Trong thực tế, thị trường không vận hành một cách chính xác như vậy, nên chiến lược này cũng không diễn ra theo cách đó.

Thông thường, một nhà giao dịch vẫn có được một phần đáng kể cổ tức dù phải chịu lỗ nhẹ khi bán cổ phiếu sau ngày giao dịch không hưởng quyền. Ví dụ, một cổ phiếu được giao dịch với mức giá 20 USD và trả 1 USD cổ tức, mức giá trong ngày giao dịch không hưởng quyền giảm xuống còn 19,50 USD, như vậy nhà giao dịch vẫn thu về lợi nhuận ròng 0,5 USD/cổ phiếu, thu về thành công một nửa cổ tức.

Một biến thể khác của chiến lược nắm giữ cổ tức được thực hiện bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp đó là cố gắng nắm bắt nhiều lợi nhuận từ cổ tức hơn bằng cách sử dụng các quyền chọn mua hoặc bán, thu lời từ sự sụt giảm của giá cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền. Nhà đầu tư nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu, tuy nhiên vẫn phải thường xuyên thực hiện các giao dịch mua/bán  để có thể gia tăng lợi nhuận theo từng giai đoạn.

Với vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn, các nhà đầu tư có thể tận dụng cả những cổ phiếu nhỏ và cổ phiếu lớn bởi chúng thường có lợi nhuận gộp. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro, tốt nhất nhà đầu tư nên lựa chọn các công ty vốn hóa lớn có lợi suất trung bình (~3%)..

Các nhà giao dịch sử dụng chiến lược này, ngoài việc phải chú ý đến những cổ phiếu truyền thống trả cổ tức cao, còn nên tận dụng nắm bắt cổ tức từ các cổ phiếu nước ngoài có hiệu suất giao dịch cao trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ và các quỹ ETF trả cổ tức.

3. Thuế có ảnh hưởng như thế nào tới chiến lược nắm giữ cổ tức?

Cổ tức đủ tiêu chuẩn được đánh thuế ở mức 0%, 15% hoặc 20%, tùy thuộc vào tổng thu nhập chịu thuế của nhà đầu tư. Khoản cổ tức mà các nhà đầu tư có được thông qua chiến lược này không thỏa mãn các điều kiện cần thiết để được hưởng ưu đãi về thuế, do đó nó phải chịu mức thuế tương đương thuế thu nhập thông thường.

Theo IRS, để đủ điều kiện hưởng mức thuế đặc biệt, “bạn phải mua và sở hữu cổ phiếu ít nhất là 60 ngày trong kỳ hạn 121 ngày và thời kỳ này bắt đầu 60 ngày trước ngày giao dịch không hưởng quyền”.

Thuế chính là yếu tố chính làm giảm lợi nhuận ròng tiềm năng của chiến lược nắm giữ cổ tức. Tuy nhiên, một điều quan trọng cần lưu ý đó là nhà đầu tư có thể tránh được thuế  nếu họ thực hiện chiến lược này trên tài khoản giao dịch IRA.

4. Chi phí phát sinh của chiến lược nắm giữ cổ tức là gì?

Chi phí giao dịch cũng là một yếu tố làm giảm lợi nhuận của nhà đầu tư từ chiến dịch này. Nếu cổ tức được công bố là 50 xu, giá cổ phiếu có thể giảm 40 xu. Sau khi trừ thuế, lợi nhuận thu về chỉ còn là 10 xu trên mỗi cổ phiếu.

Trong khi đó chi phí giao dịch hai chiều lên tới 25 USD, như vậy một lượng lớn cổ phiếu được mua đi bán lại chỉ để chi trả cho phí giao dịch. Do đó, để tận dụng hết tiềm năng của chiến lược này, nhà đầu tư cần thực hiện những giao dịch lớn.

Lợi nhuận tiềm năng từ chiến lược nắm bắt cổ tức này thường nhỏ nếu nó chỉ được thực hiện một cách thuần túy, tuy nhiên, tổn thất mà nhà đầu tư phải chịu có thể rất lớn nếu thị trường biến động theo chiều hướng tiêu cực trong giai đoạn nắm giữ cổ phiếu. Nếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền hoặc sau đó giá trị cổ phiếu giảm sâu hơn giá trị cổ tức, các nhà đầu tư buộc phải ôm cổ phiếu thêm một thời gian nữa và chờ thời cơ để bán ra.

Đây chính là điều khiến chiến lược này gắn với những rủi ro mang tính hệ thống và đặc thù doanh nghiệp. Những biến động từ thị trường có thể nhanh chóng quét sạch lợi nhuận của chiến lược này. Để giảm thiểu những rủi ro này, các nhà đầu tư nên thực hiện những chiến lược đầu tư ngắn hạn vào các cổ phiếu blue chip, thường là các công ty vốn hóa lớn.

Có thể nói, chiến lược nắm giữ cổ tức là sự lựa chọn hoàn hảo cho những nhà đầu tư ngắn hạn muốn tranh thủ kiếm lời một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, các nhà giao dịch cũng cần hết sức cân nhắc trước các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận như thuế và chi phí môi giới. Điểm hấp dẫn của chiến lược nằm ở chỗ nó có thể đem về cho nhà đầu tư một khoản cổ tức lớn bằng tiền mặt trong thời gian ngắn, nhưng cũng có thể khiến nhà đầu tư chịu lỗ nặng nếu giá cổ phiếu giảm sâu sau ngày giao dịch không hưởng quyền và không tăng trở lại.

Bài viết trên hi vọng sẽ đem tới cho các nhà đầu tư kiến thức cơ bản về chiệc lược nắm giữ cổ tức để có thêm những chiến lược đầu tư hiệu quả và phù hợp. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức chứng khoán cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here