Home Chứng khoán Mùa báo cáo thu nhập (Earnings Season) là gì? Độ chênh trong thu nhập (Earnings Surprise) là gì?

Mùa báo cáo thu nhập (Earnings Season) là gì? Độ chênh trong thu nhập (Earnings Surprise) là gì?

0
Mùa báo cáo thu nhập (Earnings Season) là gì? Độ chênh trong thu nhập (Earnings Surprise) là gì?

Mùa báo cáo thu nhập, độ chênh trong thu nhập là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Các kết quả được báo cáo bởi các công ty trong mùa báo cáo thu nhập thường có vai trò lớn trong diễn biến của thị trường, khiến giá cổ phiếu tăng lên/giảm xuống.

Tuy nhiên, trên thực tế rất ít nhà đầu tư biết đến mùa báo cáo thu nhập và hiểu được tầm quan trọng của nó. Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu những thông tin cơ bản và cần thiết về Earnings Eeason (mùa báo cáo thu nhập) cũng như Earnings Surprise (độ chênh trong thu nhập ).

1. Mùa báo cáo thu nhập ( Earnings Season) là gì?

Mùa báo cáo thu nhập (Earnings Season) là khoảng thời gian các tháng trong năm, mà phần lớn thu nhập hàng quí của công ty được công bố ra công chúng.

Mùa báo cáo thu nhập thường diễn ra trong tháng ngay sau khi kết thúc mỗi quí tài chính, thường là tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 trong năm.

Mùa báo cáo thu nhập diễn ra khi nào?

Không có thời gian kết thúc chính thức cho mùa báo cáo thu nhập, nhưng mùa báo cáo được coi là kết thúc khi hầu hết các công ty lớn đã phát hành báo cáo thu nhập hàng quý của họ. Mùa báo cáo thường diễn ra khoảng sáu tuần sau khi bắt đầu mùa báo cáo.

Ví dụ, với mùa báo cáo cho quý IV, mọi người sẽ thường thấy số lượng báo cáo thu nhập được công bố trong tuần thứ hai của tháng 1.

Gần cuối tháng 2, số lượng báo cáo thu nhập bắt đầu giảm xuống mức gần với trước mùa báo cáo thu nhập.

Thời gian giữa mỗi mùa báo cáo thu nhập là rất ít. Ví dụ, mùa báo cáo thu nhập cho quí đầu tiên bắt đầu vào đầu tháng 4, tức là hơn một tháng sau khi kết thúc mùa báo cáo thu nhập quí IV.

Mặc dù hầu hết các công ty đều báo cáo theo chuẩn một năm dương lịch, nhưng vẫn có một số công ty đại chúng có năm tài chính không tương ứng với một năm dương lịch.

Ví dụ, công ty Walmart ở Mỹ có năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 1. Ngày kết thúc năm tài chính muộn này cho phép công ty có nhiều thời gian sau kì nghỉ lễ để nắm bắt hoàn toàn tất cả lợi nhuận các giao dịch diễn ra vào cuối năm nghỉ lễ. Do đó, Walmart có thể sẽ công bố báo cáo thu nhập của mình ra công chúng vào cuối mùa báo cáo thu nhập thông thường.

Mùa báo cáo thu nhập và các nhà đầu tư

Mùa báo cáo thu nhập là thời điểm bận rộn nhất trong năm đối với những người làm việc trong thị trường và theo dõi thị trường, vì hầu như mọi công ty giao dịch công khai lớn sẽ báo cáo kết quả quí trước của họ.

Các nhà phân tích và quản lí thường đặt ra các hướng dẫn và ước tính của họ tương ứng với các quí cụ thể hoặc kết thúc năm tài chính, do đó, kết quả được báo cáo bởi các công ty trong mùa báo cáo thu nhập thường có vai trò lớn trong diễn biến cổ phiếu của họ.

Một số nhà phân tích muốn biết thu nhập công ty trước thuế (EBT). Một số nhà phân tích lại muốn biết thu nhập trước lãi suất và thuế (EBIT). Các nhà phân tích khác, chủ yếu trong các ngành có mức tài sản cố định cao, thích biết được thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao, còn được gọi là EBITDA. Tất cả ba cách mô tả mức độ lợi nhuận khác nhau.

Khi mùa báo cáo thu nhập đến gần, nhiều nhà phân tích sẽ tiến hành định giá nội tại để xác định xem giá thị trường hiện tại của một cổ phiếu của công ty có bị định giá quá cao hay không.

Khi biết giá trị nội tại, các nhà đầu tư sẽ xem xét có nên mua, bán hay nắm giữ cổ phiếu hay không. Các nhà phân tích cơ bản sẽ xem xét các khía cạnh định tính (mô hình kinh doanh, quản trị và các yếu tố ngành) và định lượng (tỉ lệ và phân tích báo cáo tài chính) của một doanh nghiệp.

Mô hình dòng tiền chiết khấu tự do là một công cụ định giá thường được sử dụng, dựa trên dòng tiền tự do của công ty và chi phí vốn bình quân gia quyền WACC.

Các cuộc gặp gỡ trong Mùa báo cáo thu nhập

Trong mùa báo cáo thu nhập, các nhóm quan hệ các nhà đầu tư sẽ tổ chức các cuộc gặp gỡ để bàn về thu nhập, nơi mà công chúng có thể hỏi và lắng nghe ban điều hành công ty mô tả kết quả của công ty trong quí đó.

Các chủ đề thường được đề cập trong cuộc gặp gỡ bao gồm thảo luận về hiệu suất tài chính, mọi thay đổi về quản lí, thay đổi trong quản trị doanh nghiệp, liên quan pháp lí, thay đổi ngành và hơn thế nữa.

Có nhiều cách đo lường thu nhập của công ty và ban điều hành thường sẽ thảo luận về bối cảnh kết quả thu nhập của công ty.

Phần lớn các công ty niêm yết công khai tổ chức các cuộc gặp gỡ thảo luận. Nhiều công ty cũng cung cấp bản ghi âm hoặc công bố diễn biến cuộc gặp gỡ trên các trang web công ty của họ sau khi diễn ra, giúp các nhà đầu tư tiềm năng có thể biết được những thông tin này.

2. Độ chênh trong thu nhập (Earnings Surprise) là gì?

Độ chênh trong thu nhập (tiếng Anh: Earnings Surprise) xảy ra khi một công ty báo cáo lợi nhuận hàng quí hoặc hàng năm cao hơn hoặc thấp hơn kì vọng của các nhà phân tích.

Độ chênh trong thu nhập trong tiếng Anh là Earnings Surprise.

Độ chênh trong thu nhập xảy ra khi một công ty báo cáo lợi nhuận hàng quý hoặc hàng năm cao hơn hoặc thấp hơn kì vọng của các nhà phân tích.

Các nhà phân tích này là những người làm việc cho nhiều công ty tài chính và cơ quan báo cáo, làm việc dựa trên những nguồn khác nhau, bao gồm các báo cáo hàng quý hoặc báo cáo thường niên và điều kiện thị trường hiện tại, cũng như dự đoán thu nhập của công ty.

Đặc điểm của Độ chênh trong thu nhập

Để tạo dự báo chính xác về cách thức hoạt động của một cổ phiếu cụ thể của công ty, nhà phân tích phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn.

Họ phải trao đổi với quản lí của công ty, khảo sát công ty, nghiên cứu sản phẩm và theo dõi chặt chẽ ngành công nghiệp mà công ty đang hoạt động.

Sau đó, nhà phân tích sẽ tạo ra một mô hình toán học và phản ánh các dự báo hoặc kì vọng của họ về thu nhập của công ty đó trong quí tới.

Các kì vọng đã tính toán có thể được công ty công bố trên trang web của mình và sẽ được gửi tới các khách hàng của nhà phân tích.

Độ chênh trong thu nhập xảy ra khi một công ty báo cáo những con số đi chệch khỏi những dự báo đó.

Độ chênh trong thu nhập có thể có tác động rất lớn đến giá cổ phiếu của công ty.

Một số nghiên cứu cho thấy những độ chênh tích cực trong thu nhập không chỉ dẫn đến việc tăng giá cổ phiếu ngay lập tức mà còn làm giá tăng dần theo thời gian.

Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi một số công ty nổi tiếng vì việc có những độ chênh trong thu nhập, đánh bại các dự báo về thu nhập.

Độ chênh tiêu cực trong thu nhập thường sẽ dẫn đến sự sụt giảm giá cổ phiếu.

Độ chênh trong thu nhập và dự báo phân tích

Các nhà phân tích dành một lượng thời gian lớn để cố gắng dự đoán thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) và các số liệu khác, trước khi các công ty báo cáo kết quả của họ.

Nhiều nhà phân tích sử dụng các mô hình dự báo, và thông tin cơ bản bổ sung để tính được ước tính EPS. Mô hình dòng tiền chiết khấu DCF là một phương pháp định giá nội tại phổ biến.

Phân tích dòng tiền chiết khấu DCF sử dụng các dự báo dòng tiền tự do trong tương lai và chiết khấu chúng thông qua tỉ lệ bắt buộc hàng năm.

Kết quả của quá trình định giá là giá trị ước tính hiện tại, được sử dụng để đánh giá tiềm năng đầu tư của công ty. Nếu giá trị đạt được thông qua phân tích dòng tiền chiết khấu DCF cao hơn chi phí hiện tại cho đầu tư, thì đây có thể là một khoản đầu tư tốt.

Dòng tiền chiết khấu DCF được tính như sau:

Trong báo cáo của công ty, phần thảo luận và phân tích của ban lãnh đạo (MD&A) cung cấp tổng quan chi tiết về các hoạt động của giai đoạn trước, cách thức công ty thực hiện tài chính và cách quản lí dự kiến để công ty phát triển trong kì báo cáo sắp tới.

Các thảo luận và phân tích của ban lãnh đạo sẽ đi sâu vào những lí do cụ thể đằng sau các khía cạnh tăng trưởng hoặc suy giảm của công ty trên báo cáo thu nhập, bảng cân đối và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Ban quản lí cũng thường xuyên sử dụng phần MD&A để thông báo các mục tiêu và cách tiếp cận sắp tới cho các dự án mới, cùng với bất kì sự thay đổi nào trong điều hành và tuyển dụng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về mùa báo cáo thu nhập và độ chênh trong thu nhập. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã nắm được khái niệm và ý nghĩa của earnings season, Earnings Surprise để từ đó đưa ra những quyết định giao dịch và đầu tư chứng khoán hiệu quả hơn.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức chứng khoán cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here