Home Chứng khoán Tiết lộ phương pháp xác định thị trường đang đảo chiều hay điều chỉnh giá

Tiết lộ phương pháp xác định thị trường đang đảo chiều hay điều chỉnh giá

0
Tiết lộ phương pháp xác định thị trường đang đảo chiều hay điều chỉnh giá

Nếu bạn là một trader theo ngày, theo xu hướng thì việc xác định vùng giá điều chỉnh hay đảo chiều là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt 2 khái niệm này, đặc biệt là những người mới tham gia vào thị trường và chưa có nhiều kinh nghiệm.

Bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp cho các bạn những dấu hiệu phân biệt giữa điều chỉnh giá và giá đảo chiều để từ đó, các bạn có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và hiệu quả hơn.

1. Điều chỉnh giá (Correction)

1.1 Khái niệm

Điều chỉnh giá (correction) hay còn gọi là pullback/retracement là một chuyển động ngắn hạn của giá ngược với hướng đi của xu hướng chính. Nói rõ hơn là giá sẽ điều chỉnh giảm trong một trend tăng và điều chỉnh tăng trong một trend giảm.

Các tài sản, chỉ số hoặc thị trường có thể rơi vào tình trạng điều chỉnh giá trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn, có thể là vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn. Tuy nhiên, sự điều chỉnh giá luôn có tính tương đối vì nó phụ thuộc vào khung thời gian xuất hiện. Ví dụ, một đợt correction trên khung weekly có thể là một trend trên khung daily.

Những người mới tham gia vào thị trường thường được khuyên không nên giao dịch trong thời gian giá điều chỉnh vì cần có nhiều kinh nghiệm cũng như sự ổn định tâm lý của Trader.

1.2 Tác động của điều chỉnh giá đến các nhà giao dịch

Điều chỉnh giá là một sự kiện luôn ẩn mình trên thị trường giao dịch, các nhà giao dịch dù biết nó có tồn tại, nhưng không thể dự đoán chính xác tại thời điểm nào.

Thông thường, các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán, các trader trong ngày, hay sử dụng đòn bẩy lớn sẽ là những người chịu tác động lớn nhất khi tài sản rơi vào giai đoạn điều chỉnh giá của thị trường.

Ngược lại, đối với phần lớn các nhà đầu tư dài hạn, sự điều chỉnh giá chỉ là một giai đoạn nhỏ trên con đường lích lũy giá trị. Dù có chuyện gì xảy ra, thì thị trường cuối cùng cũng sẽ phục hồi, vì vậy, họ thường không quá quan tâm hay hoảng loạn trước các giai đoạn điều chỉnh giá.     

Không ai có thể xác định thời điểm chính xác khi nào điều chỉnh giá sẽ bắt đầu, kết thúc và mức độ điều chỉnh của nó. Những gì các nhà phân tích và nhà đầu tư có thể làm là xem xét dữ liệu của các lần điều chỉnh giá trong quá khứ, đồng thời lập kế hoạch giao dịch sao cho phù hợp nhất.

2. Phân biệt điều chỉnh giá (correction) và đảo chiều giá (reverse)

Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa điều chỉnh giá và giá đảo chiều:

  • Sự đảo chiều khác với điều chỉnh giá ở độ dài của nó. Nói một cách dễ hiểu, giá điều chỉnh diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, tạm thời, còn giá đảo chiều là sự thay đổi hướng đi của xu hướng chính (từ tăng sang giảm hoặc từ giảm sang tăng)
  • Điều chỉnh giá thường xảy ra trước một đợt giá di chuyển mạnh lên hoặc xuống (theo hướng trend chính), trong khi sự đảo chiều có thể xảy ra bất cứ khi nào
  • Sự điều chỉnh không phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế cơ bản, trong khi đảo chiều thường được tạo ra bởi một dữ liệu kinh tế quan trọng

Khi bạn nhận thấy có sự chuyển động ngược hướng với trend chính, điều đầu tiên bạn cần làm đó là xác định thị trường đang đảo chiều hay điều chỉnh giá. Vì trên thực tế, nhiều trader cứ thế lao vào thị trường mà không cần biết đó là điều chỉnh giá hay đảo chiều để rồi thua lỗ nặng nề.

Ở vùng giá “current price” chúng ta có hai mức giá đáng chú ý là vùng hỗ trợ 1 (được chuyển đổi từ vùng kháng cự trước đó); và vùng hỗ trợ 2. Khi giá từ vùng này hồi về Trader cần phân loại dựa trên các vùng hỗ trợ này. Nếu giá giảm xuống dưới mức support 1 và trên mức support 2 thì được xem như một đợt giá điều chỉnh, nếu giá giảm sâu xuống dưới cả hai mức này thì nó nên được cân nhắc như một đợt giá đảo chiều.

Phân tích những hành động giá sẽ cho Trader các manh mối. Ví dụ, trong một thị trường tăng nhưng giá lại tạo ra những đỉnh cao thấp hơn => đó là dấu hiệu cảnh báo; nếu giá tiếp tục tạo được đáy thấp hơn thì đó là dấu hiệu xác nhận đà tăng đã hết.

 

3. 10 yếu tố giúp nhận định thị trường đảo chiều của Dan Zanger

Nhận định thị trường đảo chiều luôn là điều mà mọi Trader đều muốn lĩnh hội, và chúng ta có hai cách để thực hiện điều này:

  • Hoặc là học từ những sai lầm đắt giá của bản thân qua những năm tháng giao dịch;
  • Hoặc là học từ những kinh nghiệm của người đi trước và tránh những sai lầm đắt giá của bản thân.

Ở bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ 10 yếu tố được Dan Zanger – một stock Trader nổi tiếng thế giới nhằm nhận định vùng giá đảo chiều của thị trường chính xác hơn.

1. Ghi nhớ các mô hình giá đảo chiều chủ chốt

Dan Zanger từng phát biểu: “Mô hình vai đầu vai (Head & Shoulders) là một trong những mô hình giá mạnh mẽ nhất. Những mô hình đảo chiều khác như mô hình hai đỉnh/đáy hay ba đỉnh/đáy, rồi đến mô hình cái nêm, đường cong parabolic – tuy ít phổ biến nhưng nó cũng quan trọng không kém mô hình đầu tiên trong việc xác định vùng giá đảo chiều”.

Và đây là điều đầu tiên bạn cần làm: ghi nhớ những mô hình giá giúp xác định vùng đảo chiều.

2. Đừng phản ứng thái quá với tin tức

“Về cơ bản, giao dịch tin tức là điều không thể đối với những Trader nhỏ lẻ, vì những thông tin mà họ có được hầu hết đều là thông tin cũ” – Dan Zanger

Thị trường thường nhuộm sắc đỏ và tiến đến vùng đáy khi tin tức xấu, khi tin tốt mọi người đều hào hứng và đẩy giá lên đỉnh. Nhưng hãy dừng lại và suy nghĩ, nếu tất cả mọi người đều hào hứng mua vào, sau đó còn ai để tiếp tục mua? Và khi hết người mua, chỉ còn một hướng cho thị trường đó chính là đi xuống.

3. Hiểu sự khác biệt khi thị trường tăng và giảm

“Có một sự khác biệt to lớn giữa thị trường tăng và giảm. Mua vào tại vùng giá thị trường giảm sâu có thể giúp bạn có nhiều lợi nhuận khi thị trường đảo chiều, nhưng nếu nó tiếp tục giảm thì bạn không có gì ngoài sự thua lỗ” – Dan Zanger

4. Nhận diện những cổ phiếu dẫn dắt thị trường

Đây là một bí kíp không mấy liên quan đến thị trường ngoại hối nhưng mình vẫn đề cập để mọi người có thêm kiến thức về mảng chứng khoán.

Vào năm 2008, sau khi tạo đáy cổ phiếu của Apple đã bắt đầu tăng trở lại và trở thành kẻ dẫn dắt thị trường, một số cổ phiếu khác như Baidu, Princeline cũng đóng vai trò tương tự như Apple. Những ai đầu tư đúng vào thời điểm đó đã kiếm được rất nhiều tiền. Vào giai đoạn trước đó 2004-2006 thì Google mới là kẻ dẫn dắt.

Bằng cách xác định những cổ phiếu mang lại lợi nhuận cao, bạn sẽ nhận ra được cái nào sẽ dẫn dắt thị trường. Và khi chúng không còn đóng vai trò ấy nữa thì là lúc bạn nên cân nhắc rằng đà tăng đang suy giảm.

5. Đừng bao giờ “quên” Fed

Không ai có thể tranh cãi về lực tác động mà Fed có thể làm đối với thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt là ngoại hối. Cho dù bạn theo trường phái kỹ thuật hay cơ bản thì đều không nên bỏ qua những thông tin từ Fed. Cố gắng học cách kết hợp nó với phương pháp mà bạn đang giao dịch là điều cần làm để có một kết quả khả quan hơn.

6. Thấy được đâu là lĩnh vực tiềm năng

Trong thị trường ngoại hối, tin tức được đánh giá là có ảnh hưởng mạnh nhất chính là lãi suất và những gói kích thích kinh tế. Chúng ta cân nhắc lựa chọn giao dịch những cặp tiền tệ chứ không phải những lĩnh vực kinh tế khác nhau. Thế nên đây cũng là một lưu ý nghiêng về việc đầu tư cổ phiếu.

Bạn phải thấy được bức tranh toàn cảnh để từ đó phán định được những lĩnh vực tiềm năng mà mình nên đầu tư vào. Ví dụ trong giai đoạn đầu phục hồi kinh tế năm 2002, giá cổ phiếu ngành xây dựng nhà ở và tiêu dùng tăng cao, sau đó là ngành tài chính tăng, rồi tiếp tục là những cổ phiếu ngành năng lượng và hàng hóa tăng theo.

7. Giữ sự chú ý của bạn vào volume

Khi thị trường tăng cao mà có sự sụt giảm về volume là lúc bạn nên thận trọng. Hoặc là khi giá giảm nhưng volume tiếp tục tăng thì đó cũng là một dấu hiệu cho thấy giá có khả năng tiếp tục giảm sâu, lực bán sẽ tiếp tục được thêm vào thị trường cho đến khi phe bán kiệt sức. Nói cách khác sự sụt giảm volume trong một thị trường giảm là dấu hiệu của một đợt đảo chiều tăng.

Volume cũng giống như nguồn nhiên liệu của giá. Khi volume tăng cùng xu hướng nó báo hiệu trend có thể tiếp tục được kéo dài, và khi giá điều chỉnh, sự sụt giảm volume cũng thường là dấu hiệu giá trở lại xu hướng.

8. Quan sát “bề rộng” của giá

“Tôi thường dùng một chỉ báo dao động đã được tùy biến, nó sử dụng dữ liệu là bề rộng tăng giảm của giá, điều này giúp tôi phán định được sức mạnh của xu hướng và những vùng đảo chiều tiềm năng. Khi chỉ báo dao động này chạm ngưỡng biên (trên hoặc dưới) thì đó là lúc bạn cần tập trung để nhận định xem liệu có thật sự có một cơ hội đảo chiều nào mà bạn có thể nhảy vào hay không” – Dan Zanger

Tuy nhiên, đừng nên sử dụng những oscillator một cách mù quáng, hãy nhớ nó chỉ hiệu quả khi bạn xác định được vùng range của thị trường.

9. Những mô hình giá quan trọng khác

Ngoài những mô hình giá được đề cập ở mục 1, Zanger cũng dùng một số mô hình giá khác mà ông cho rằng nó rất hiệu quả.

Đầu tiên là mô hình key reversal. Nếu giá xác lập một đỉnh cao mới với một mức volume tăng mạnh sau đó rơi trở lại mức thấp trong vòng 2-3 ngày, đó là dấu hiệu đảo chiều.

Thứ hai là mô hình Frozen Rope, nó xuất hiện khi giá di chuyển tăng theo một trật tự rõ ràng, theo 1 góc 45 độ. Vùng giá hẹp này cho thấy một sự sụt giảm dần về khối lượng giao dịch, và trong một xu hướng tăng, sụt giảm volume chính là dấu hiệu của đảo chiều.

10. Đừng bao giờ đặt cảm giác chủ quan hay niềm tin vào đường đi của giá

Trong thị trường điều gì cũng có thể xảy ra, bạn không bao giờ biết được đâu là đỉnh và đâu là đáy của thị trường. Thế nên chúng ta cần những qui tắc và làm theo chúng để tăng xác suất phán đoán lên.

Đừng bao giờ giao dịch với niềm tin rằng giá đã tăng quá cao và đây là lúc nó phải giảm hay giá đã giảm quá nhiều và đây là lúc nó phải tăng. Chính thị trường mới là kẻ quyết định mức giá nào là đắt, mức giá nào là rẻ, còn việc của bạn là làm theo những quy tắc đã định.

Biết cách xác định xu hướng thị trường đang đảo chiều hay điều chỉnh giá sẽ giúp các bạn đưa ra quyết định đúng đắn và thu về lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, các bạn cũng đừng quên thực hành giao dịch, không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức, bồi đắp các kỹ năng còn thiếu trong quản lý vốn và hạn chế rủi ro để có được những thương vụ thành công trên thị trường tài chính.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức chứng khoán cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here